Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật tràng bằng 1 đoạn văn

Phân tích nhân vật tràng bằng 1 đoạn văn 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
75
2
1
Thành
11/09/2023 23:48:18
+5đ tặng

Viết về người nông dân không phải là đề tài mới hay hiếm gặp mà nó nhiều nhan nhản. Cái cốt của một tác phẩm có thành công với đề tài này hay không là do sức hấp dẫn của những cây bút. Nếu như Nam Cao thành công khi khắc họa thành công nhân vật Chí Phèo nhằm nói lên sự tha hóa bần cùng của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến thì Kim Lân cũng khắc họa thành công người nông dân tên Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt của ông. Vẫn là đề tài nông dân ấy nhưng Kim Lân đã khơi được cái chưa ai khơi là thân phận rẻ rúng bị coi như rơm rác của con người. Đặc biệt một lần nữa qua nhân vật Tràng nhà văn lại khẳng định những nét đẹp trong tâm hồn của người nông dân Việt Nam.

Đọc truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân ta không thể nào quên nhân vật anh Tràng này. Anh chính là hiện thân cho những người đàn ông nông dân có những phẩm chất tốt đẹp.

Hoàn cảnh sống của Tràng là sống trong một xóm ngụ cư, đó là tập thể những con người sống không định cư một chỗ mà chỉ sống cho qua ngày. Đặc biệt họ là những người ở nơi khác dạt đến chứ không phải người dân chính gốc ở đây. Hoàn cảnh sống của Tràng là sống trong nạn đói năm 1945. Gia đình chỉ còn mẹ già là bà cụ Tứ, em gái thì đi lấy chồng còn cha thì đã mất. Hai mẹ con nương tựa vào nhau để mà sống sót qua nạn đói này. Tràng thì làm nghề kéo xe bò thuê nên cũng chưa đến mức phải chết đói. Sáng nào Tràng đi làm cũng chứng kiến biết bao nhiêu là xác người chết, rồi những người sống thì lại bồng bế dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma. Không khí vẩn lên những mùi hôi thối tanh tủa của xác người. Tràng làm, ăn, ngủ trong tiếng quạ kêu trên những gốc đa và tiếng người khóc khi nhà có người chết đói. Tóm lại Tràng sinh ra trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn của đất nước.

Trước hết là ngoại hình của Tràng, khi nạn đói chưa đến xóm ngụ cư, Tràng xuất hiện với dáng đi ngật ngưỡng, mắt một mí lại gà gà đắm vào bóng chiều. Thân hình thì to lớn vập vạp quai hàm bạnh ra, lưng to như thân một con gấu lớn. Qua những nét ngoại hình ấy ai trong chúng ta cũng biết Tràng không hề đẹp nếu không nói là quá xấu. Tràng giữ cho mình một nét thô kệch nông dân chính gốc. Thế nhưng Tràng lại quá xấu, cái xấu ấy phải chăng tạo hóa đã ban cho anh mà không hề thương xót. Ngoại hình của Tràng còn được nói đến khi nạn đói tràn vào xóm ngụ cư. Khi ấy Tràng không còn ngất ngưởng vui vẻ được nữa, thay vào đó là dáng đi mệt mỏi, đầu thì về đằng trước mặt cúi gằm lại.Cái đói đã làm mụ mị cả con người Tràng.

Với tất cả hoàn cảnh gia đình và ngoại hình như thế thì nguy cơ ế vợ của Tràng là rất cao.Ai lại đi lấy một người xấu xí thô kệch đến thế đã vậy lại còn là dân ngụ cư nữa. Ở đây người ta khinh những người dân ngụ cư lắm. Thế mà trong nạn đói ấy, Tràng lại lấy được vợ hay nói như trong văn bản thì là Tràng nhặt vợ về. Ô hóa ra con người trong nạn đói cứ như rơm rác hay mớ rau ngoài chợ có thể lựa mà nhặt mang về nhà.

Điều thứ ba ta thấy ở nhân vật này đó chính là nét đẹp về tâm hồn. Hoàn cảnh có khó khăn, ngoại hình có xấu xí nhưng lại có một tấm lòng vàng.

Chẳng là Tràng gặp người vợ nhặt của mình trong một lần kéo xe thóc lên tỉnh. Lên đến dốc kéo xe nặng anh mới cất lên mấy câu trêu đùa mấy cô gái ngồi nhặt hạt rơi ở đường. Mấy cô ả đẩy người vợ nhặt ra. Khi ấy cô này còn cong cớn lắm. Thế rồi một lần nọ cô ả ở đâu chạy đến và trách Tràng thất hẹn nói phét. Thị bữa ấy nhìn mặt gầy hẳn đi như cái lưỡi cày vậy. Thương lòng Tràng bảo thị ngồi ăn trầu nhưng Thị từ chối và đòi ăn cái khác. Vậy là Tràng cũng chiều lòng cho Thị ăn một chập bốn bát bánh đúc, ăn xong Thị còn lấy đũa quẹt ngang mồm cất lên một tiếng “chà ngon”. Cái đói đã làm cho người vợ nhặt không còn chút duyên dáng e thẹn nào của người con gái. Thật ra thì Tràng cũng chẳng có mà để hào phóng với thị mà cái thời buổi ấy lo ăn cho gia đình chẳng xong nữa là cho người ngoài. Thế nhưng chính tấm lòng vàng thương người của anh đã khiến cho anh để cho thị ăn thoải mái một bữa.

Không những thế khi ăn xong Thị lại còn không ngần ngại đi theo Tràng. Thị muốn về nhà cũng Tràng, thế là Tràng có vợ. Tràng phân vân bởi thời buổi này đến thân mình còn chưa lo xong lại còn đèo bòng. Nhưng nhìn thấy Thị chẳng có chỗ nào để đi nữa thì Tràng không nỡ bỏ người đàn bà ấy giữa đường. Đó chẳng phải là tấm lòng vàng hay sao. Con người ta dù có gặp khó khăn thế nhưng vẫn dang tay cứu vớt lấy cuộc đời của những con người còn khó khăn hơn mình. Sau cái tặc lưỡi của Tràng là biết bao nhiêu khó khăn phía trước phải đương đầu.

Tràng đưa vợ về trong không khí hôi tanh của nạn đói. Những tiếng khóc tiếng quạ kêu cất lên. Thế nhưng Tràng thay đổi tâm trạng Tràng thấy vui hơn. Khuôn mặt rạng rỡ hơn ánh mắt cũng lấp lánh. Đó là tình yêu sao?. Hay là khát vọng được sống an lành yên ổn. Tràng đưa vợ về trước sự ngạc nhiên của bao nhiêu người xóm ngụ cư. Trong số họ người thì mừng cho anh Tràng người lại thương vì đưa nhau về trong cái trời đất này chỉ thêm khổ. Đến sự ngạc nhiên của bà cụ Tứ nữa nhưng rồi tất cả vẫn chấp nhận cho hai người ở với nhau.

Không những thế Tràng còn là một người đàn ông trưởng thành và có trách nhiệm khi sau một đêm có vợ. Trong buổi sáng thức dậy Tràng vẫn còn mơ màng không tin là mình đã có vợ rồi. Nhìn thấy cảnh tượng mẹ chồng nàng dâu dọn dẹp lại căn nhà và chuẩn bị cho một bữa ăn đón con dâu mới . Tràng thấy trong lòng mình khoan khoái, thành cần có trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình. Đặc biệt trong bữa cơm đầu tiên trong đầu Tràng phấp phới về hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng cùng những người cướp kho thóc Nhật đi trên đê bột đã thể hiện quy luật tìm đến cách mạng của người nông dân.

Nhà văn Kim Lân quả thật đã khai thác khám phá được những vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Trong khó khăn khốn khổ như thế nông dân ta vẫn phát huy truyền thống lá lành đùm lá rách. Tràng đại diện cho những người thanh niên nghèo xấu xí nhưng lại giàu tình thương người và sẵn sàng cưu mang những kiếp người khốn khổ hơn mình. Đồng thời nhà văn còn phát hiện được quy luật tìm đến cách mạng của những người nông dân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tiến Dũng
12/09/2023 05:21:44
+4đ tặng

“Vợ Nhặt” là truyện ngắn được trích trong tập truyện “Xóm ngụ cư” của nhà văn Kim Lân. Câu chuyện kể về nhân vật anh cu Tràng một người nông dân hiền lành chất phác trong nghịch cảnh lại có được hạnh phúc lứa đôi. Không chỉ xây dựng nhân vật thành công qua nét tính cách và ngoại hình, Kim Lân còn khắc họa rất thành công diễn biến tâm trạng của nhân vật này. Đặc biệt thông qua đoạn trích:

“…Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

(….)

Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà…”.(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008)

Vợ Nhặt được lấy bối cảnh từ nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945 khi mà đất nước ta có đến 2 triệu người chết đói. Nhân dân ta chịu cảnh áp bức một cổ hai tròng. Ở miền Bắc, phát xít Nhật bắt dân ta phải nhổ lúa trồng đay. Thực dân Pháp thì ra sức vơ vét thóc gạo của người nông dân. Hậu quả là đến cuối năm 1945, người dân rơi vào thảm cảnh bi thương khi hàng triệu người bị chết đói. Đây được xem là nạn đói lớn nhất trong lịch sử. Nhưng kì lạ thay ngay cả trong hoàn cảnh đói khát tăm tối nhất khi người ta cận kề bên miệng vực của cái chết thì những con người lao động Việt Nam vẫn lạc quan hướng về tương lai hạnh phúc hơn.

Nhân vật Tràng trong truyện ngắn được miêu tả là một gã trai nghèo khổ. Nghèo đến tột cùng cái nghèo đấy được thể hiện qua “chiếc áo nâu tang”, ngôi nhà thì “vắng teo đứng rúm ró bên mảnh vườn mọc lổm ngổm những bụi cỏ dại”. Và Tràng chỉ là một gã kéo xe bò thuê. Đến cái tên của hắn cũng thể hiện sự thô kệch nghèo khó. Ngòi bút của Kim Lân đã khắc họa nhân hình của Tràng một cách rất sống động: “hai mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra”. Bộ mặt thô kệch, thân hình to lớn, vạm vỡ, cái đầu thì trọc lốc… Dưới ngòi bút của Kim Lân, hắn chỉ như một bức chân dung vẽ vội một hình hài được tạo hóa đẽo gọt quá ư sơ sài, cẩu thả. Không chỉ xấu xí mà cái sự nghèo khổ còn khiến cho hắn bị dở tính có tật “vừa đi vừa nói”. Hắn hay “lảm nhảm than thở những điều hắn nghĩ” thỉnh thoảng còn “ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch”.

Trong cái cơn thóc cao gạo kém đó, một người vừa xấu xí lại nghèo như Tràng không ai có thể hình dung được là hắn có thể có vợ. Mà hoàn cảnh lấy được vợ cũng hết sức thú vị. Hắn nhặt được vợ trên đường đi đẩy xe bò chở thóc về nhà. Thị đã theo hắn về nhà sau lời mời chào tưởng như bông đùa và bốn bát bánh đúc ở chợ huyện.

Kim Lân đã dành rất nhiều trường đoạn để miêu tả diễn biến của nhân vật Tràng sau khi nhặt được vợ. Đầu tiên khi nghe những lời hàng xóm xì xầm, bàn tán chê bai:”chao ôi, thời buổi nào còn rước cái của nợ ấy về, có nuôi nổi nhau sống qua ngày không?” Nhưng Tràng nghe thấy thế cũng chỉ “Chậc. Kệ” giờ đây hắn chỉ còn “tình nghĩa với người đàn bà đi kế bên”. Hắn tủm tỉm cười hai mắt sáng lấp lánh mơ về niềm hạnh phúc tương lai.

Buổi sáng hôm sau khi Tràng thức dậy tâm trạng của hắn thực sự thay đổi. Niềm vui lâng lâng trong người khi hắn nhìn thấy nhà cửa dọn sạch sẽ tinh tươm. Mẹ hắn đang nhổ cỏ vườn. Vợ đang quét sân tiếng chổi vang lên đều đều. Bỗng nhiên, hắn cảm thấy yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn một cách lạ lùng. Thế là từ đây hắn đã có một gia đình, hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đây. Cái nhà sẽ trở thành nơi che mưa che nắng cho vợ chồng hắn. Một nguồn sung sướng và phấn chấn dâng lên trong lòng Tràng. Lúc này, Tràng cũng biết bổn phận của người đàn ông trong gia đình cần lo lắng cho vợ. Hắn cũng chạy xăm xăm ra giữa sân và tham dự vào một phần giúp tu sửa căn nhà. Chỉ trong một đoạn văn ngắn ngủi mà Kim Lân đã lột tả được tâm trạng của nhân vật Tràng. Từ bất ngờ, bỡ ngỡ cho đến hạnh phúc tột cùng khi biết mình đã có gia đình.

Thông qua đoạn trích trên ta thấy nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc của nhà văn Kim Lân. Với những ngôn từ mộc mạc, giản dị đậm chất nông thôn có thêm sự gia công sáng tạo của nhà văn. Cùng lối kể chuyện hấp dẫn sinh động giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về nhân vật anh cu Tràng. Một người nông dân tuy sống trong hoàn cảnh nghèo khó, khổ cực nhưng chưa bao giờ từ bỏ mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc sau này. Đó chính là tư tưởng nhân đạo được nhà văn khéo léo lồng ghép vào trong tác phẩm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×