Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn tài ba, là một viên ngọc đáng quý của nền văn học Việt Nam, những sáng tác của chị mang đậm dấu ấn cá nhân và để lại rất nhiều cảm xúc trong lòng bạn đọc. Nhắc đến Nguyễn Ngọc Tư, ta sẽ nhớ đến rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như Ngọn đèn không tắt, Ngày mai của những ngày mai,… và tiêu biểu hơn cả chính là truyện ngắn Răng của chúng mình. Người đọc phải bất ngờ và ấn tượng trước tình huống truyện mới lạ, điểm nhìn vô cùng độc đáo kết hợp với lời kể và nhân vật trong câu chuyện.
Câu chuyện mở đầu với câu hỏi: “Suốt chục năm trời bị bỏ đói, đánh đập, xẻo da thịt, chôn sống bởi chính tay chồng, chị bỏ răng ở đâu? Sao không cắn lại?”, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng một tình huống truyện mới lạ và độc đáo, xoay quanh cuộc trò chuyện của tác giả với nhân vật “chị”. Khi “chị” bị chồng của mình đánh đập, bóc lột, thậm chí là đào huyệt để chôn sống chị, ấy vậy mà chị lại không hề phản kháng lấy một lần, chị chỉ biết nói “do số tôi nó khổ” hay lại đổ thừa là do kiếp trước mắc nợ chồng. Người vợ dần dần không còn sức để phản kháng, và đó cũng thể hiện sự bất bình, mong muốn đưa người phụ nữ đứng lên chống trả với những bất công, bảo vệ chính bản thân mình của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.
Điểm nhìn và ngôi kể đã làm cho điểm nhìn trần thuật của toàn bộ câu chuyện không hề cố định mà còn thay đổi một cách rất linh hoạt. Ta tự hỏi tại sao Nguyễn Ngọc Tư lại lựa chọn ngôi kể như vậy? Cũng bởi vì là cách lựa chọn điểm nhìn như thế khiến cho bài văn trở nên độc đáo hơn rất nhiều, chủ thể trần thuật lúc này không đơn thuần chỉ kể lại mà còn có thể trực tiếp can dự vào các sự kiện trong đó. Khi người kể chuyện dùng đại từ nhân xưng “tôi”, không hề làm mất đi tích khách quan của toàn bộ truyện ngắn mà còn làm tăng thêm sự hoà nhập của nhân vật “tôi” vào ý thức của nhân vật chính trong câu chuyện.
Ta có thể thấy nhân vật “tôi” vô cùng bực bội, bất bình, khó chịu khi chị vợ bị chồng ngược đãi, “tôi” cảm thấy bức bối và tự hỏi rằng “Hàng xóm ở đâu, chính quyền đoàn thể ở đâu mà không bảo vệ một con người đang bị vùi dập tận đáy sâu”....(Xem thêm:https://ongvespa.com/phan-tich-cach-xac-dinh-tinh-huong-truyen-diem-nhin-loi-ke-va-nhan-vat-trong-truyen-ngan-rang-cua-chung-minh) Có thể thấy, lúc này đây tiếng lòng của nhân vật “tôi” cũng đã cất lên tiếng lòng cho nhân vật chính của câu chuyện, “tôi” lúc này như trở thành nhân vật chị vợ, khiến cho toàn bộ câu chuyện thêm phần tự nhiên, hấp dẫn và lôi cuốn hơn bao giờ hết. Đôi khi, bạn đọc sẽ nghĩ rằng việc luân phiên thay đổi điểm nhìn như vậy sẽ khá là phi lí trong cách kể chuyện, nhưng chính điều ấy đã và đang giúp cho người đọc có thể tưởng tượng ra bối cảnh, vấn đề, biến cố, tâm trạng, sự đấu tranh, những cảm xúc và rung động mãnh liệt ở bên trong và bên ngoài nhân vật một cách kĩ càng hơn.
Lời kể của các nhân vật như một lời trần thuật bình thường, chị vợ nói như việc đánh đập này là hết sức bình thường, chị không hề cảm thấy bất bình “thân đàn bà con gái yếu ớt như mình thì biết đi đâu”. Chính điều ấy đã khiến cho người đọc và chính tác giả muốn đứng lên phản kháng, tại sao? Đến cả cái huyệt mà chồng chị đào để chôn chị nó cũng có miệng, đến cả con kiến nhỏ bé khi gặp kẻ làm hại đến nó cũng biết cắn rất đau, kể cả con chuột biết bản thân mình không đánh lại con mèo nên đành bỏ chạy, vậy tại sao chị là một con người bằng xương bằng thịt lại không thể đứng lên phản kháng? Bởi vì chị chưa từng có trong mình ý nghĩ đó, giống như chính tác giả từng nói “ý nghĩ là thứ sống dai, mình có bỏ đói thì nó vẫn còn đó”, chị vợ đã không có ý nghĩ bản thân mình cần phải chống trả, chính vì vậy chị cam chịu.(.........còn tiếp....)
Khi đọc tác phẩm, người đọc cũng mang tâm trạng như chính tác giả, họ cũng khó chịu khi nhận ra chị vợ trong truyện ngắn Răng của chúng mình hoàn toàn buông bỏ, chị không hề có trong mình sự chống trả, những hành động áp bức, bóc lột của chồng đối với chị là một điều bình thường và hiển nhiên. Có thể nói, số phận của chị là đại diện cho số phận của rất nhiều người phụ nữ trong xã hội ngày trước và nay: chấp nhận, cam chịu mọi đau khổ và khó khăn vì chồng và vì con, đổ lỗi cho bản thân mình là người sai, không bao giờ biết đứng lên bảo vệ lấy quyền lợi và sức khoẻ của chính bản thân mình. Ở chị, có một điểm sáng khi câu chuyện kết thúc bằng câu nói: “răng hả, để cắn chỉ lúc vá áo cho tụi nhỏ thôi” đó chính là tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con, răng của chị không dành cho việc phản kháng với chồng nhưng lại cắn chỉ để vá áo cho con. Có thể thấy, số phận người phụ nữ vô cùng vất vả, thông qua tác phẩm còn là một bức thông điệp gửi đến bạn đọc hãy kiên cường và biết bảo vệ chính bản thân mình, đừng cam chịu chấp nhận những điều bất công.
Truyện ngắn Răng của chúng mình đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, điểm nhìn, lời kể và cả tính cách của nhân vật, khiến người đọc chìm đắm trong tác phẩm, thấu hiểu và cảm thông cho nhân vật. Thông qua đó, truyện ngắn còn gửi gắm những thông điệp quan trọng, hướng người đọc đến những điều tích cực và tốt đẹp.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |