Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc cổ tích ấm sứt vòi và trả lời câu hỏi dưới

CỔ TÍCH ẤM SỨT VÒI 
Trong quán nước bên đường, có một cái ấm pha trà đã cũ. Vòi ấm bị sứt một miếng nhỏ. Chủ quán mấy lần định thay, nhưng vì chưa có tiền nên cứ để dùng tạm. Vả lại trông thế nhưng ấm còn tốt chán. Bản thân chiếc ấm như cũng hiểu được hoàn cảnh của ông chủ. Nó tự nhủ: mình đã bị khuyết tật thì phải cố làm việc cho tốt. Thế là ấm luôn chú ý giữ cho mình sạch sẽ. Nó hãm trà bằng nước sôi thật khéo, bao giờ trà cũng vừa chín và tỏa hương thơm phức. Khi rót trà ra chén, qua cái vòi bị sứt, nó cẩn thận không để nước rớt ra ngoài. Cái ấm có phần hơi xấu xí ấy cứ tận tình phục vụ khách hết ngày này qua ngày khác. Lâu dần thành quen, ai vào quán cũng chỉ muốn dùng trà trong cái ấm sứt vòi. Mùa đông, có người pha trà xong, còn khum khum hai lòng bàn tay ôm lấy chiếc ấm thật lâu. Một hôm, bỗng có một vị khách từ nơi xa đến. Nhìn thấy chiếc ấm hơi khác thường, ông ta nhấc lên, chăm chú ngắm nghía hồi lâu. Đoạn cất tiếng nói với chủ quán: - Ấm quý! Nếu ông bằng lòng để lại cho tôi, tôi sẽ trả cho ông thật hậu. - Dào ôi! Bác khéo đùa! – Ông chủ nhìn khách nở nụ cười thật thà – Chẳng qua chỉ là cái ấm sứ bình thường, do vô ý tôi đánh mẻ ở vòi. Quán nghèo nên mới phải để dùng tạm… - Ông bảo ấm bình thường à? Ba trăm năm mà bình thường à? - Bác vừa nói gì cơ? - Tôi bảo cái ấm này đã ra đời cách đây ba thế kỉ. Nếu tính tuổi thì tôi với ông còn phải gọi ấm là cụ tổ của cụ tổ đấy! Tóm lại là đồ cổ, quý hiếm cực kì. Nghe giọng nói quả quyết của ông khách, cái ấm suýt rùng mình. Thiếu bản lĩnh một chút thì nó đã để cho nước sôi trào ra miệng. Nhưng nó kịp trấn tĩnh. Không ai tự biết mình bằng mình, ấm nghĩ thầm. Nó biết nó ra đời ở một cái lò gốm sứ ven sông, chỉ mới cách đây hơn chục năm. Cái ông khách tưởng như sành đồ cổ kia, hóa ra nhìn gà hóa cuốc. - Thế nào? Ông để lại cho tôi chiếc ấm này chứ? Chủ quán ngần ngừ, nhìn chiếc ấm như muốn hỏi: “Người ta tha thiết như thế, ngươi tính sao”? Chiếc ấm im lặng. Nó không nói được, tất nhiên rồi. Đất có nung thành sứ thì cũng chả cất nên lời. Nhưng ấm biết suy nghĩ. Và ông chủ hiểu được những suy nghĩ của nó. Chính vì thế mà ông ngẩng lên nói với khách: - Nó không đồng ý, bác ạ. Nó biết sứ mệnh cao quý của nó là biến những cái búp trà thành thứ nước uống tuyệt vời, như tất cả những cái ấm lão luyện khác. Bao nhiêu năm nay, nó đã tận tụy phục vụ khách hàng của tôi. Đến nỗi sứt mẻ cả mình mẩy mà vẫn không nề hà… Khách ở quán tôi ai cũng chuộng nó. Tôi không thể vì tiền mà phụ họ được. Vậy là cái ấm sứt vòi vẫn được ở lại trong cái quán nước nghèo, làm cái công việc sở trường của nó là pha trà. Đôi khi nó nghĩ: May mà ông chủ quán không tham! Nếu không thì vị khách gà mờ kia đã mất oan cả đống tiền. Còn nó, dù được trưng bày trong tủ kính, hay quăng quật mua đi bán lại, sao cũng đến lúc thân phận bị lộ tẩy. Tưởng ba trăm năm, hóa ra có mười năm… Lúc ấy thì xấu hổ chết đi được! Có hôm nào ghé quán nước nhìn thấy chiếc ấm ấy, bạn hãy tưởng tượng thêm những câu chuyện thú vị về nó nhé. Tôi cam đoan chiếc ấm sứt vòi nào cũng chứa trong mình khối chuyện lí thú, có khi cả chuyện cổ tích nữa ấy chứ! 
(In trong Xóm Bờ Giậu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2021) 
Câu 1: Hãy ghi lại một số chi tiết miêu tả hành động và suy nghĩ của chiếc ấm
Câu 2: Vì sao chiếc ấm cho rằng "Không ai tự biết mình bằng mình"
Câu 3: Từ câu chuyện, rút ra bài học
0 trả lời
Hỏi chi tiết
3.744
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Trong câu chuyện, có một số chi tiết miêu tả hành động và suy nghĩ của chiếc ấm như sau:
- Chiếc ấm tự nhủ rằng nếu đã bị khuyết tật thì phải cố làm việc cho tốt.
- Nó luôn chú ý giữ cho mình sạch sẽ và hãm trà bằng nước sôi thật khéo.
- Khi rót trà ra chén, qua cái vòi bị sứt, nó cẩn thận không để nước rớt ra ngoài.
- Chiếc ấm phục vụ khách hàng tận tụy và không nề hà với sứt mẻ của mình.
- Nó biết suy nghĩ và không nói được, nhưng ông chủ quán hiểu được những suy nghĩ của nó.

Câu 2: Chiếc ấm cho rằng "Không ai tự biết mình bằng mình" vì nó hiểu rằng chỉ có nó mới biết được mình đã trải qua những gì, đã phục vụ khách hàng như thế nào và đã tồn tại trong thời gian bao lâu. Ngay cả khi có người khác nhìn thấy nó và đánh giá nó là đồ cổ quý hiếm, chỉ có nó mới biết rõ mình là ai và giá trị thực sự của mình.

Câu 3: Từ câu chuyện, ta có thể rút ra bài học là không nên đánh giá con người hoặc vật phẩm chỉ dựa trên bề ngoài hay những khuyết điểm nhỏ. Mỗi người và mỗi vật đều có giá trị và sứ mệnh riêng, và chỉ có bản thân họ mới biết được mình đã làm được những gì và có thể đem lại giá trị gì cho người khác. Đồng thời, câu chuyện cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tận tụy và trách nhiệm trong công việc, bất kể hoàn cảnh hay khuyết tật của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo