Khoanh vào đáp án đúng nhất
Cổ Chiên – cái tên thật lạ và thật đẹp, đẹp như dòng nước cuồn cuộn phù sa nuôi cây lá hai bên bờ, thật ra là một nhánh sông Tiền Giang, dài 82 cây số. Trên bản đồ nó chỉ là một đường vẽ màu xanh nhỏ bé. Nhớ những giờ địa lí hồi trung học đệ nhất cấp, thầy giáo chia nhóm học sinh để vẽ bản đồ đất nước. Nhóm nào vẽ đúng và đẹp thì được điểm cao. Thầy dạy chúng tôi cách đo tỉ lệ thật chính xác. Chúng tôi lấy giấy khổ lớn, nắn nót vẽ từng nét bút chì màu. Chính nhờ những buổi học ấy mà dòng Cổ Chiên vừa lạ lẫm vừa thân thuộc đã đi vào trí óc non nớt của tôi cùng với những tên sông xa xôi đầy thương mến khác: Nậm Thi, Lục Nam, Kinh Thầy, Rạch Gầm, Vàm Nao, Gành Hào,… Giờ địa lí của thầy nuôi trong lòng tôi giấc mơ một ngày nào được đi thuyền trên khắp các dòng sông nước mình. Tôi đến với Cổ Chiên khi cây cầu bắc qua sông đang thành hình. Những chiếc phà tận tụy bao năm đưa người dân qua sông giờ sắp hoàn thành sứ mệnh. Sẽ không còn cảnh chờ đợi qua phà giữa ngày mưa dầm hay trong cơn nắng gắt. Đường tiêu thụ nông sản đồng bằng sẽ thông thoáng và thuận tiện hơn. Gần Tết, hoa quả nơi đây vừa theo đường sông vừa theo đường bộ tỏa về các ngả. Dòng sông đã chứng kiến bao mùa hoa trái. Dừa, bắp, đậu, dưa hấu, khoai lang, khoai mì, cam, quýt,… từ bên cồn chở về nườm nượp. Trên sông, những ngôi nhà bè nối tiếp nhau, mái tôn sáng lấp loáng dưới ánh nắng. Những dòng sông, những cây cầu, những chuyến phà,… như thế đã kết nối thực tại với giấc mơ lãng du thời niên thiếu của tôi.
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
A. Tu su.
C. Biểu cảm.
D. Miêu tả.
B. Nghị luận.
Câu 2: Ai là
người kể chuyện trong đoạn trích?
B. Thầy giáo
A. Tác giả
C. Học sinh
D. Người bán hàng
Câu 3: Tác giả dùng những đại từ nào để chỉ người kể chuyện trong
đoạn trích?
A. Tôi, ta B. Tôi, chúng tôi C. Chúng tôi, ta D. Tôi, bọn tôi
Câu 4: “Cổ Chiên” là tên gọi của:
A. Một dòng sông
C. Một ngọn núi
Câu 5: Bài kí viết về vùng miền nào?
A. Miền đồi núi trung du phía Bắc
C. Vùng đất phương Nam
Câu 6: Giờ địa lí của thầy giáo đã giúp nhà văn nuôi ước mơ gì?
A. Ước mơ được đi đến mọi miền tổ quốc
B. Ước mơ được đi đến nơi địa đầu tổ quốc
B. Một con đường
D. Một nhánh sông
B. Đồng bằng châu thổ sông Hồng
D. Duyên hải miền Trung
C. Ước mơ được đi ra hòn đảo xa nhất tổ quốc
D. Ước mơ một ngày nào được đi thuyền trên khắp các dòng sông nước
mình.
Câu 7: Câu văn: “Nậm Thi, Lục Nam, Kinh Thầy, Rạch Gầm, Vàm Nao,
Gành Hào,..." đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Liệt kê.
B. Nhân hoá.
C, Án dụ.
D. So sánh.
Câu 8: Đoạn văn: “Gần Tết, hoa quả nơi đây vừa theo đường sông vừa
theo đường bộ toả về các ngả. Dòng sông đã chứng kiến bao mùa hoa trái. Dừa,
bắp, đậu, dưa hấu, khoai lang, khoai mì, cam, quýt,... từ bên cồn chở về nườm
nượp. Trên sông, những ngôi nhà bè nối tiếp nhau, mái tôn sáng lấp loảng dưới
ảnh nắng" niêu tả vẻ đẹp nào của vùng đất này?
A. Rộng lớn, hoang sơ
C. Yên bình, nên thơ,
B. Trù phủ, nhộn nhịp
D. Hữu tình, thơ mộng
0 Xem trả lời
148