- Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được biểu hiện cụ thể trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển,... Có thể khái quát như sau:
+ Chủ nghĩa tư bản ngày nay có sức sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển của nó. Chủ nghĩa tư bản có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế. Các nước tư bản phát triển luôn đi đầu trong các lĩnh vực công nghiệp mới, tạo nên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với internet kết nối vạn vật, rô-bốt cao cấp, công nghệ in 3D, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến,... Các nước tư bản phát triển (G7) trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.
+ Chủ nghĩa tư bản có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.
+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho các nước tư bản những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế. Với việc tổ chức và điều hành các công cụ kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, các nước tư bản phát triển ngày càng chi phối nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá, đồng thời biết khai thác lợi thế này một cách hiệu quả.
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:
+ Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.
+ Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải.
+ Thứ ba, chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
Chủ nghĩa tư bản tạo ra hệ thống tài chính phức tạp với sự phát triển của ngân hàng, công ty chứng khoán và các công cụ tài chính phức tạp. Điều này có thể tạo ra một môi trường tài chính không ổn định, dễ dẫn đến khủng hoảng tài chính.
Chủ nghĩa tư bản dựa trên sở hữu cá nhân và cạnh tranh, dẫn đến sự tập trung tài sản và quyền lực vào tay một số người giàu có, tạo ra bất bình đẳng xã hội. Sự chênh lệch thu nhập gia tăng có thể được giải thích bằng cách xem xét cơ chế hoạt động của thị trường tự do và thiên về lợi ích của người giàu. Khủng hoảng nhà ở và lao động thường xảy ra khi giá nhà tăng và sự bất bình đẳng thu nhập làm cho việc sở hữu nhà trở nên khó khăn đối với người dân thông thường.
Môi trường và khủng hoảng hậu quả:
Chủ nghĩa tư bản tập trung vào tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận, thường không quan tâm đến tác động tiêu cực đến môi trường. Sự khai thác tài nguyên và tiêu thụ không kiểm soát do mục tiêu tăng trưởng kinh tế có thể gây ra biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên.
Chủ nghĩa tư bản cần thay đổi để đảm bảo bảo vệ môi trường và ngăn chặn các khủng hoảng hậu quả tiềm ẩn.