Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Làm văn nghị luận phân tích về chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật, biện Pháp tu từ vần nhịp

Làm văn nghị luận phân tích về chủ đề và một số nết đặc sắc về hình thức nghệ thuật , biện Pháp tu từ vần nhịp.. của bài thơ tràng giang của tác giả huy cận với hai khổ thơ :
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
cứu em với mn mai em nộp r mà ko biết làm
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
58
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Tràng Giang" của tác giả Huy Cận là một tác phẩm nghệ thuật mang tính chất nghị luận, phân tích về chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật, biện pháp tu từ và vần nhịp.

Chủ đề của bài thơ là cuộc sống trên sông, nơi mà con thuyền và sóng gợn trở thành biểu tượng cho sự thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống con người. Tác giả sử dụng hình ảnh truyền cảm để miêu tả sự buồn bã, u sầu của tràng giang. Sóng gợn tràng giang được miêu tả như những âm thanh buồn điệp điệp, tạo nên một không gian u ám, đầy cảm xúc. Con thuyền xuôi mái nước song song thể hiện sự điềm tĩnh, bình lặng trong cuộc sống, nhưng cũng mang theo nỗi sầu trăm ngả. Củi một cành khô lạc mấy dòng thể hiện sự lưu đày, cô đơn và khó khăn trong cuộc sống.

Về hình thức nghệ thuật, bài thơ "Tràng Giang" có sử dụng biện pháp tu từ và vần nhịp khá đặc sắc. Tác giả sử dụng những từ ngữ tươi sáng, hài hòa như sóng gợn, tràng giang, con thuyền, nước, củi, cành khô, tạo nên hình ảnh sống động và sinh động. Biện pháp tu từ được sử dụng một cách tinh tế, tạo nên những hình ảnh đẹp và sâu sắc. Vần nhịp trong bài thơ cũng được chăm chút kỹ lưỡng, tạo nên một sự điệu bộ, nhịp nhàng, tạo cảm giác như là tiếng sóng trên sông.

Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật khác như sử dụng hình ảnh so sánh, như "Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu" để tạo nên sự mềm mại, nhẹ nhàng. Tác giả cũng sử dụng hình ảnh nắng xuống, trời lên sâu chót vót để tạo nên sự tương phản, tạo cảm giác mây trời thay đổi không ngừng. Bên cạnh đó, việc sử dụng tiếng làng xa vãn chợ chiều cũng tạo nên một không gian sống động, đưa người đọc đến với cuộc sống thường nhật trên sông.

Tổng kết, bài thơ "Tràng Giang" của tác giả Huy Cận không chỉ phân tích về chủ đề cuộc sống trên sông mà còn mang đến những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật, biện pháp tu từ và vần nhịp. Sự tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh và nhịp điệu đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc và đáng để khám phá.
0
0
milo dầm
16/11/2023 22:40:13
+5đ tặng

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Khổ thơ đầu đã mở ra một khung cảnh tràng giang mênh mông, rộng lớn đối lập hoàn toàn với những thứ nhỏ bé như sóng, con thuyền, cành củi khô. Những sự vật ấy đồng thời cũng gợi nên nỗi buồn mênh mang theo sóng nước. Qua các từ gợn, buồn điệp điệp, nước song song, sầu trăm ngả, lạc mấy dòng nỗi buồn càng trải dài, lan tỏa khắp cả mặt sông dài rộng. Ở đây tuy có sự vật nhưng mọi thứ lại chẳng hề gắn kết, nhất là thuyền và nước, hai thứ vốn dĩ không tách rời vậy mà thuyền về, nước lại khiến nỗi sầu, nỗi buồn như chia ra thành trăm ngả. Tuy nhiên điểm nhấn rõ nét nhất của khổ thơ chính là hình ảnh củi một cành khô. Sự vật vốn đã chẳng còn sức sống, lại nổi trôi vô định trên dòng sông đã vẽ một nét hiện đại để khắc họa nỗi buồn. Mà hơn nữa nó còn lạc mấy dòng thì không chỉ là nỗi buồn, nó hiện hữu cả nỗi cô đơn. Đó phải chăng là sự hiện thân cho kiếp người nhỏ bé, lênh đênh, bất định giữa dòng đời của chính tác giả?
   

Đến khổ thơ thứ hai, điểm nhìn của nhân vật trữ tình đã xa hơn, khung cảnh trên sông được hướng vào chiếc cồn nhỏ, vào bầu trời và khắp cả dòng sông.

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xe vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu

Nhưng dường như không gian cũng không có mấy thay đổi, thậm chí hai từ láy lơ thơ, đìu hiu lại càng khắc họa sự vắng lặng, yên ắng, quạnh hiu. Đâu đó (hay là đâu có) có âm thanh của sự sống? Dẫu có có đi chăng nữa thì tiếng làng xa vãn chợ chiều cũng chẳng làm cho nơi đây nhộn nhịp hơn, thậm chí càng tô đậm thêm sự tĩnh lặng. Bởi vậy xung quanh chỉ còn là nắng trên trời, sông trước mặt, thứ xuống thứ lên, thứ dài, thứ rộng mà dường như vốn đã xa nay lại càng xa hơn. Cách sáng tạo từ sâu chót vót đã giúp tác giả miêu tả được khoảng cách giữa trời với sông vừa có độ cao vừa có độ sâu, khiến không gian như mở ra ba chiều, khuếch tán rộng hết mức ở toàn vũ trụ. Chỉ còn lại trơ trọi bến cô liêu thì chúng ta mới biết nỗi buồn đã rộng khắp mọi không gian và nỗi cô đơn càng ngày càng lớn. Lúc này thi nhân không còn đối diện với dòng sông như ở khổ trên nữa mà hoàn toàn bị choáng ngợp, quá nhỏ bé trước không gian vũ trụ như thế.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×