Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nghệ thuật tự sự truyện ngắn tư cách mõ

Phân tích nghệ thuật tự sự truyện ngắn tư cách mõ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
712
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tự sự là một thể loại văn học mà tác giả kể lại câu chuyện của chính mình, thường là những sự kiện, trải nghiệm và cảm xúc cá nhân. Truyện ngắn "Tư cách mõ" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng thuộc thể loại này.

Phân tích nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn "Tư cách mõ", ta có thể nhận thấy các yếu tố sau:

1. Tự sự chân thực: Tác giả sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, như một cuộc trò chuyện giữa người viết và người đọc. Nhờ vậy, người đọc có cảm giác như đang nghe tác giả kể chuyện trực tiếp, tạo nên sự gần gũi và chân thực.

2. Tự sự tâm lý: Tác giả không chỉ kể lại những sự kiện và trải nghiệm, mà còn chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ và tâm trạng của mình. Nhờ vậy, người đọc có thể hiểu rõ hơn về tâm lý và tư duy của tác giả, đồng thời cảm nhận và đồng cảm với những trạng thái tâm lý đó.

3. Tự sự đa chiều: Tác giả không chỉ tập trung vào một khía cạnh của cuộc sống mà mình đã trải qua, mà còn khám phá nhiều khía cạnh khác nhau. Từ việc truyền cảm hứng cho người đọc, tác giả cũng đề cập đến những vấn đề xã hội, nhân văn và triết học.

4. Tự sự tạo hình nhân vật: Tác giả tạo hình nhân vật chính, những người xung quanh và cảnh vật một cách rõ ràng và sắc nét. Nhờ vậy, người đọc có thể hình dung và đồng cảm với những nhân vật trong truyện.

5. Tự sự tạo cảm xúc: Tác giả sử dụng các phương pháp mô tả, diễn đạt và sắp xếp câu chuyện một cách khéo léo để tạo ra những cảm xúc sâu sắc cho người đọc. Từ những trạng thái tâm lý nhẹ nhàng đến những cảm xúc mạnh mẽ, truyện ngắn "Tư cách mõ" mang đến cho người đọc nhiều trải nghiệm cảm xúc khác nhau.

Tổng kết, truyện ngắn "Tư cách mõ" của Nguyễn Huy Thiệp là một ví dụ tốt về nghệ thuật tự sự. Tác giả đã sử dụng các yếu tố như chân thực, tâm lý, đa chiều, tạo hình nhân vật và tạo cảm xúc để tạo nên một câu chuyện độc đáo và gần gũi với người đọc.
1
0
Mizal
19/11/2023 15:03:07
+5đ tặng
Tư Cách Mõ là một trong số các truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, một tác phẩm tiêu biểu cho sự tha hóa biến chất của người nông dân nghèo trong xã hội cũ. Hoàn cảnh sống có khả năng làm tha hóa con người, con người muốn không bị tha hóa thì phải có ý thức chống lại những mặt tiêu cực của bản thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tr Hải
19/11/2023 15:03:08
+4đ tặng

Mặc dù xuất hiện muộn trên văn đàn nhưng Nam Cao nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình. Các trang văn hiện thực của ông đã phản ánh chân thật cuộc sống và số phận của con người thời đại ông sống. Một số tác phẩm đóng đinh trong sự nghiệp của ông như Chí Phèo, Một bữa no, Tư cách Mõ… Trong đó truyện ngắn Tư cách Mõ là một trong những tác phẩm xuất sắc đã thể hiện tài năng bậc thầy của nhà văn.

Chủ đề miếng ăn luôn chiếm vị trí quan trọng trong những sáng tác của nhà văn Nam Cao. Vì nỗi ám ảnh cái đói cái nghèo nên nhà văn luôn có những khai thác rất chân thật về miếng ăn trên trang văn. Từ Một bữa no, Lão Hạc cho đến Tư cách Mõ chúng ta thấy số phận của nhân vật đều xoay quanh cơm áo, gạo tiền, miếng ăn.

Tư Cách Mõ vẫn lấy bối cảnh quen thuộc là làng quê Việt Nam dưới hai ách áp bức nô lệ và phong kiến. Dưới bóng đen của xã hội cuộc sống của người thôn quê Việt Nam hiện lên với đầy những sự ngột ngạt, bí bách. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là người nông dân Việt Nam dưới đáy xã hội, tiêu biểu ở đây là nhân vật Lộ. Lộ vốn là một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ, chịu khó làm ăn nhưng chỉ vì sự ghẻ lạnh của người đời, sự đưa đẩy của xã hội anh ấy bị biến chất, tha hoá, bị huỷ hoại nhân hình và nhân tính. Chì vì bị xúc phạm nặng nề Lộ đã biến thành một kẻ tham lam, ti tiện, bẩn thỉu “ Từ đấy, không những hắn đòi cổ to, lúc ăn hắn còn đòi xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa, không đem lên cho hắn thì tự hắn xông vào chỗ làm cổ mà xúc lấy. Ăn hết bao nhiêu thì hết, còn hắn gói đem về cho vợ con ăn, mà nếu vợ con ăn không hết, thì kho nấu để lại ăn hai, ba ngày…”. Qua những câu chuyện nhỏ nhặt, tầm thường, xoay quanh miếng ăn của con người, Nam Cao đã tái hiện cảnh sống vô cùng khốn khổ bần cùng của con người. Qua đó tác giả đã thể hiện sự cảm thông, chua xót cho những nỗi cơ cực của người nông dân.

Trước khi trở thành tha hoá như vậy, Lộ hay Chí Phèo hay bà lão (Một bữa no) vốn là những con người hiền lành và giàu lòng tự trọng. Lộ lại thuộc dạng nghèo hèn, ít học trong xã hội, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Thế nên khi nói đến cái nghề mõ mạt hạng người ta đã nghĩ ngay đến Lộ. Người ta dỗ ngon dỗ ngọt anh, xúi anh làm mõ để gánh vác trọng trách giúp việc làng, cũng là có thêm thu nhập. Thật thà Lộ cũng đồng ý làm theo, thế nhưng anh có ngờ đâu người ta khinh rẻ anh, người ta coi thường người làm mõ. Đi đâu anh cũng bị xoi mói, khinh ghét, nói ra nói vào, rồi hùa nhau giăng bẫy anh. Con giun xéo mãi cũng phải quằn, tức nước thì vỡ bờ, đã vậy anh sẽ trở nên bần tiện, mạt hạng đúng ý với sự dèm pha của người đời. Con đường tha hoá của Lộ chính là kết quả do sự nhào nặn của xã hội thực dân nửa phong kiến. Của chính quyền, của những định kiến xấu xa trong xã hội. Xoay quanh số phận của Lộ tác phẩm đã đặt ra vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là lời kêu cứu khẩn thiết, hãy cứu vớt lấy linh hồn con người, cứu lấy nhân phẩm của họ.

Làm nên thành công của tác phẩm này không thể không nhắc đến nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật bậc thầy. Nam Cao như đã sống cùng với nhân vật Lộ, thấu hiểu, đồng cảm với những nỗi khổ của anh, nói hộ tiếng lòng của anh. Kết cấu truyện đi thẳng vào vấn đề trung tâm, không vòng vo cũng là điểm thu hút của truyện ngắn. Người kể chuyện ngôi thứ ba khách quan, dễ dàng đi ngược về quá khứ, rồi lại trở lại hiện tại giúp tác phẩm có điểm nhìn linh hoạt. Ngôn ngữ mang tính chất đời thường, thể hiện qua những mẩu đối thoại, những dòng nội tâm của nhân vật cũng góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

Vì thế có thể khẳng định với Tư cách Mõ Nam Cao đã khẳng định vị trí vững chãi của mình trên thi đàn văn học. Ông cũng đã có những cách tân lớn lao về thi pháp nghệ thuật, góp phần quan trọng vào việc đổi mới văn học Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×