LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết văn nghị luận phân tích đánh giá nội dung nghệ thuật bài thơ bất kì

viết văn nghị luận phân tích đánh giá nội dung nghệ thuật bài thơ bất kì (có liên hệ mở rộng, tác động của tác phẩm đến với bản thân)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
127
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ nghệ thuật là một hình thức biểu đạt tinh tế và sáng tạo của con người. Nó không chỉ đơn thuần là một tác phẩm văn học mà còn là một tác phẩm nghệ thuật mang tính chất sáng tạo và tác động sâu sắc đến với người đọc. Trong bài viết này, tôi sẽ phân tích và đánh giá nội dung nghệ thuật của một bài thơ bất kỳ và tác động của tác phẩm đến với bản thân.

Một bài thơ nghệ thuật thành công thường có nội dung sâu sắc và ý nghĩa sâu xa. Nó có thể tả cảnh vật, nhân vật hoặc truyền tải thông điệp, tư tưởng, cảm xúc của tác giả. Nội dung của bài thơ thường được xây dựng một cách tỉ mỉ và tinh tế, từng từ, từng câu được chọn lọc kỹ càng để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh và ấn tượng.

Tác phẩm nghệ thuật còn có khả năng mở rộng và tạo ra sự tương tác với người đọc. Mỗi người đọc có thể có những trải nghiệm và cảm nhận khác nhau khi đọc một bài thơ. Tác phẩm có thể gợi lên những hình ảnh, ý tưởng và cảm xúc khác nhau trong tâm trí của mỗi người. Điều này tạo ra một sự kết nối giữa tác giả và người đọc, và tạo nên một trải nghiệm độc đáo và cá nhân.

Tác phẩm nghệ thuật cũng có khả năng tác động mạnh mẽ đến với bản thân người đọc. Một bài thơ có thể thay đổi cách suy nghĩ, cảm nhận và nhìn nhận cuộc sống của người đọc. Nó có thể khơi dậy những tình cảm sâu sắc, đem lại sự trầm tư và suy ngẫm về cuộc sống và nhân sinh. Tác phẩm nghệ thuật cũng có thể truyền tải những giá trị, những ý nghĩa về tình yêu, sự đoàn kết, lòng nhân ái và sự đẹp đẽ của cuộc sống.

Đối với bản thân tôi, việc đọc và tìm hiểu về nghệ thuật bài thơ đã mang lại nhiều lợi ích. Nó giúp tôi rèn luyện khả năng ngôn ngữ, tư duy sáng tạo và khả năng cảm nhận nghệ thuật. Đồng thời, nó cũng mở rộng kiến thức và hiểu biết của tôi về văn hóa, lịch sử và tư tưởng của con người. Bên cạnh đó, việc đọc và tìm hiểu về nghệ thuật bài thơ còn giúp tôi tìm thấy niềm vui và sự thăng hoa trong việc sáng tác và thể hiện cảm xúc của mình.

Tóm lại, nghệ thuật bài thơ là một hình thức biểu đạt tinh tế và sáng tạo. Nó có khả năng mở rộng và tạo ra sự tương tác với người đọc, cũng như tác động mạnh mẽ đến với bản thân. Đọc và tìm hiểu về nghệ thuật bài thơ không chỉ mang lại niềm vui và sự thăng hoa mà còn giúp rèn luyện khả năng ngôn ngữ, tư duy sáng tạo và khả năng cảm nhận nghệ thuật.
2
0
Tạ Nguyên Đức
27/11/2023 04:44:00
+5đ tặng

Cánh đồng là một trong những bài thơ xuất sắc của nhà thơ Nguyễn Thị Ngân Hoa. Tác phẩm là một bức tranh thiên nhiên mùa xuân căng tràn, đầy nhựa sống cũng như những khát khao khao giao cảm với thiên nhiên mãnh liệt của tác giả. Qua bài thơ Cánh đồng, tác giả đã cho người đọc cảm nhận được dòng chảy cảm xúc và suy tưởng của nhân vật trữ tình được biểu hiện một cách sống động, sắc nét thông qua những nét đặc sắc và nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.

Nhan đề "Cánh đồng" gợi cho người đọc những liên tưởng về vẻ đẹp nơi thôn quê dân dã với không gian rộng lớn, bao la. Qua quá trình đọc tác phẩm, ta có thể thấy được mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình vận động theo trình tự từ cảm xúc trước hình ảnh hoa cúc trong chiếc bình gốm đến khát khao giao cảm với thiên nhiên.

Trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp, sắc thái của sự vật trong mùa xuân được thể hiện qua đóa cúc trên chiếc bình gốm. Câu thơ "Những đóa cúc vừa hái về từ cánh đồng mùa xuân rộng lớn" vừa lột tả được trạng thái mới hái của đóa cúc vừa gợi ra không gian cánh đồng bao la. Những đóa hoa lúc này được cắm vào chiếc bình gốm sẫm màu và tỏa sáng trên phông nền của chiếc bình hoa. Đây cũng là câu thơ mở đầu để khơi ra dòng chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình. Biện pháp điệp cấu trúc "Chạm vào em một..., một..., ..." kết hợp với trường từ vựng vừa gợi hình gợi cảm: "rộng lớn", "tỏa sáng", "sẫm màu", "già nua", "bé bỏng", "run run", "ẩm ướt", "lảnh lót", "trong veo", "già nua", "bé bỏng", "nức nở", "âm u", "lặng câm", "rực rỡ" có tác dụng miêu tả đặc điểm của thiên nhiên đang tác động vào nhân vật trữ tình. Vẻ đẹp ấy vừa có hình vừa có tiếng như đánh thức mọi giác quan. Những sự vật tiêu biểu cho vẻ đẹp của thiên nhiên như: "đóa cúc", "cánh đồng mùa xuân rộng lớn", "chiếc bình gốm sẫm màu", "chiếc lá già nua", "nụ hoa bé bỏng", "làn sương ẩm ướt" đều được tác giả đưa vào và mô tả vô cùng chi tiết cho thấy sức sống mãnh liệt, tràn đầy sức sống của mùa xuân. Dường như, nhân vật trữ tình cũng đang đắm chìm trong những cảm xúc miên man khi đứng trước vẻ đẹp ấy. Điều này không chỉ nhận biết được thông qua từ ngữ mà còn phát hiện được qua những câu thơ dài ngắn xen kẽ nhau. Nhịp điệu thơ lúc nhanh lúc chậm, co duỗi phụ thuộc vào cảm xúc của nhân vật trữ tình "em". Tất cả đều nhằm miêu tả vẻ đẹp, sắc thái của sự vật trong mùa xuân từ đó thể hiện khả năng quan sát tinh tế của tác giả.

Dòng chảy cảm xúc của nhân vật trữ tình tiếp tục được chảy trôi trong khổ thơ tiếp theo. Không gian không còn bó hẹp trên chiếc bình gốm sẫm màu mà đã trở về với cánh đồng rộng lớn. Động từ "chạy về" diễn tả được sự chủ động của chủ thể trữ tình khi em muốn tìm về với "cánh đồng mùa xuân rộng lớn". Em tìm về với mùa xuân như tìm về với chốn bình yên, tìm về với nơi ở thân thương, quen thuộc của mình. Lúc này, em và đất như hòa vào làm một khi "chân ngập trong đất mềm tơi xốp". Câu thơ bảy chữ đem đến cho người đọc những cảm nhận về khát vọng giao hòa với thiên nhiên của chủ thể trữ tình. Biện pháp điệp cấu trúc tiếp tục được sử dụng trong hai câu thơ: "Em gọi tên những loài hoa chưa kịp mọc/ Em gọi tên những trái cây chưa kịp ra đời". "Em gọi tên" như nhấn mạnh vào sự chờ đợi, khao khát và nâng niu vẻ đẹp của thiên nhiên. Trong khi đó, từ "chưa kịp" lại diễn tả sức sống của thiên nhiên đang được ấp ủ dưới lòng đất. Biện pháp nhân hóa: "những trái cây đang ngủ trong hạt mầm vừa nứt/ Đang ngủ trong đóa hoa nấp dưới đất cày" càng nhấn mạnh vào sự sống tiềm tàng đang được nuôi dưỡng để chờ ngày ra trái đơm bông. Trạng thái của sự vật cũng chính là quy luật phát triển của thiên nhiên theo bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông. Hình ảnh cánh đồng, đất cày được xuất hiện liên tục. Đất cày không là ngọn nguồn của cây trái mà còn là nơi trú ngụ bình yên trong tâm hồn của con người. Chính vì vậy, nhân vật "em" luôn muốn "chạy về", muốn định nghĩa và gọi tên những loài hoa chưa kịp mọc, những trái cây chưa thành hình. Nó cho thấy khát khao sống hòa hợp mãnh liệt của chủ thể trữ tình với thiên nhiên.

Kết thúc tác phẩm là hai câu thơ: "Dưới lớp đất cày có những chiếc bình gốm/ Chưa kịp thành hình chờ đợi các loài hoa." Tác giả đã sử dụng kết cấu đầu cuối tương ứng: mở đầu với hình ảnh đóa cúc trên chiếc bình gốm và khép lại cũng bằng hình ảnh chiếc bình gốm dưới lớp đất cày. Nếu như ở khổ thơ đầu tiên, chiếc bình trở thành phông nền để làm nổi bật sắc vàng của hoa cúc thì ở câu thơ cuối này, chiếc bình gốm lại ẩn nấp dưới lớp đất cày. Câu thơ "dưới lớp đất cày có những chiếc bình gốm" đem đến hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là chiếc bình gốm được chôn vùi dưới lớp đất cày. Cách hiểu thứ hai lại mang tính biểu tượng nhiều hơn: lớp đất cày chính là phương tiện để con người làm nên những chiếc bình gốm nên bình gốm "chưa kịp thành hình để chờ đợi các loài hoa". Càng đi sâu vào khám phá tác phẩm, ta càng nhận ra dụng ý sâu xa của tác giả về tầm quan trọng của đất đối với môi trường tự nhiên và con người. Ở khổ thơ thứ hai nhà thơ tập trung vào khả năng nuôi dưỡng của đất đối với cây trái thì khổ thơ thứ ba tác giả lại đề cao vai trò của đất đối với đời sống sinh hoạt của con người. Bình gốm không đơn thuần chỉ để cắm hoa mà còn là nơi để bày trí và tôn vinh hương sắc của cái đẹp. Hơn hết, bình được làm từ đất cho nên đất sẽ là ngọn nguồn của sự sống và là ngọn nguồn của mọi vẻ đẹp trên thế gian. Nó cho thấy tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của thi nhân và bài học về sự gắn bó, nâng niu và hòa hợp với môi trường tự nhiên.

Nếu như "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử đem đến cho ta những cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ và khung cảnh sinh hoạt của con người để từ đó bày tỏ nỗi khát khao giao cảm với đời, với người thì bài thì "Cánh đồng" của Ngân Hoa lại đánh thức mọi giác quan cho ta cảm nhận về một cánh đồng mùa xuân tràn đầy nhựa sống. Điểm khiến cho tác phẩm trở nên thật sự khác biệt và độc đáo nằm ở thể thơ tự do với sự biến hóa khôn lường của nhịp điệu, sự phóng khoáng trong cách xây dựng hình ảnh thơ, sử dụng công trong cách tổ chức mạch thơ.

Có thể nói, bài thơ "Cánh đồng" của Ngân hoa là bài thơ đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật, đem đến rất nhiều những giá trị và bài học cho người đọc về vẻ đẹp và tầm quan trọng của thiên nhiên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư