1.2.1. Nhóm bột đường
- Những thực phẩm điển hình: gạo, bánh mì, mì, nui, miến, bún, khoai lang, khoai tây, ngô,...
- Vai trò:
+ Chiếm 60 - 65% tổng năng lượng khẩu phần hàng ngày, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
+ Thành phần cấu tạo nên các mô và tế bào.
+ Hỗ trợ cho sự phát triển của não và hệ thần kinh.
+ Điều hòa mọi hoạt động bên trong cơ thể.
1.2.2. Nhóm chất đạm
- Thực phẩm điển hình: các loại thịt, sữa, trứng, cá, cua, tôm, đậu nành, đậu đỏ, đậu xanh,...
- Vai trò:
+ Cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày của cơ thể.
+ Cung cấp nguyên liệu để xây dựng tế bào, răng, xương, cơ,...
+ Nguyên liệu tạo nên dịch tiêu hóa, hormone, các loại men bên trong cơ thể để điều hòa hoạt động và tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật.
+ Vận chuyển các loại dưỡng chất.
+ Điều hòa khả năng cân bằng nước.1.2.3. Nhóm chất béo
- Thực phẩm điển hình: mỡ động vật, dầu thực vật, bơ,...
- Vai trò:
+ Cung cấp năng lượng dạng đậm đặc nhất: 1g chất béo có thể cung cấp cho cơ thể 9Kcal năng lượng.
+ Là nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể dưới dạng các mô mỡ.
+ Hỗ trợ hấp thu vitamin tan được trong dầu mỡ.
+ Cần cho sự phát triển hệ thần kinh và tế bào não.
1.2.4. Nhóm vitamin và khoáng chất
Cơ thể con người cần đến hơn 20 loại khoáng chất cùng với hơn 20 loại vitamin thiết yếu như:
1.2.4.1. Vitamin
- A: có thể tan trong chất béo và rất cần cho sự phát triển của hệ xương, da, niêm mạc, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ nhiễm trùng. Thiếu vitamin A sẽ gây ra hàng loạt hệ lụy như: chậm lớn, khô mắt, trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng, khả năng miễn dịch suy giảm,...
- D: tan được trong chất béo, có tác dụng hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và phốt pho tốt hơn để có được hệ xương vững chắc. Thiếu vitamin D dễ gây loãng xương ở người lớn và còi xương ở trẻ nhỏ.
- B: tan trong nước, có tác dụng tạo ra năng lượng từ thức ăn cho cơ thể và bảo vệ hàng loạt chức năng quan trọng trong cơ thể.
- C: tan được trong nước. Sự có mặt của vitamin C giúp cho vết thương mau lành; cấu trúc của mạch máu, da, răng và xương được bảo vệ; hỗ trợ việc hấp thu acid folic, canxi và sắt trở nên dễ dàng hơn.
- Axit folic: có nhiều ở các loại rau lá. Vi chất này rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Nếu thiếu axit folic dễ bị thiếu máu dinh dưỡng.
1.2.4.2. Khoáng chất
- Canxi
+ Là thành phần xây dựng nên răng và xương.
+ Hỗ trợ quá trình tăng trưởng và sự phát triển ở trẻ.
+ Có mặt trong nhiều phản ứng sinh hóa của cơ thể: đông máu, dẫn truyền thần kinh, co cơ, hấp thu vitamin B12,...
+ Khả năng hấp thu Canxi của cơ thể tăng lên khi cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin D. Nếu chế độ ăn có nhiều acid oxalic và cafein kết hợp với vận động ít dễ làm giảm hấp thu Canxi hoặc khiến cho khoáng chất này bị đào thải khỏi cơ thể.