Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, khi Viễn Phương lần đâu tiên từ miền Nam ra thăm lăng Bác có viết:

Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, khi Viễn Phương lần đâu tiên từ miền Nam ra thăm lăng Bác có viết:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) tưởng tượng và miêu tả lại khung cảnh dòng người vào lăng viếng Bác khi ấy.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
52
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong ngày hôm ấy, dòng người từ khắp nơi trên đất nước kéo đến lăng Bác, mỗi người mang trong lòng tấm lòng thành kính và lòng biết ơn với vị lãnh tụ vĩ đại. Họ đeo trên ngực những bông hoa tươi thắm, từng bước chậm rãi bước vào lăng, nơi linh hồn Bác vẫn hiện hữu và đong đầy trong tâm hồn mỗi người. Không gian yên bình, hòa mình vào tiếng ve kêu râm ran, tạo nên không khí trang nghiêm và thiêng liêng, khiến người ta cảm thấy như được làm mới lòng mình, đầy nghĩa vụ và trách nhiệm với đất nước.
0
0
Nguyen Thi Ly
13/03 21:15:10

Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc ta. Để viết về Bác có lẽ chẳng bao giờ có thể ghi hết được công lao to lớn của Người dành cho dân tộc. Ngay cả sau khi Bác mất, rất nhiều bài thơ hay về Bác đã ra đời. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương.

Cũng như nhiều người dân khác của nước Việt Nam, mỗi lần nhắc đến Bác Hồ là trong lòng lại trào dâng một nỗi xúc động lớn lao. Sự ra đi của Bác là nỗi tiếc thương cho toàn thể dân tộc Việt. Chính vì vậy mà trong mỗi vần thơ đều có hàm chứa sự biết ơn, lòng tôn kính đối với Người. Và bài thơ Viếng Lăng Bác đã thể hiện rất rõ điều đó.

Mở đầu bài thơ, tác giả cho ta thấy được xuất xứ:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Lòng tôn kính dành cho Bác đã thôi thúc người chiến sĩ Viễn Phương từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Không quản ngại đường xa gian khó. Đến được với Bác là một điều tuyệt vời và có ý nghĩa hơn cả. Nhìn từ đằng xa qua lớp sương mù bao phủ nhưng nhà thơ đã thấy rõ hàng tre:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Thán từ “ôi” gợi lên cho người đọc bao nỗi xúc động lớn lao. Dù chưa gặp Bác mà mới chỉ thấy hàng tre thôi đã khiến cho tác giả nghẹn lòng. “Hàng tre xanh xanh Việt Nam”, một hình ảnh tượng trưng vô cùng tuyệt vời. Người Việt Nam vốn gắn bó với lũy tre xanh. Nhìn thấy tre, ta liên tưởng đến những con người Việt Nam cần cù, chịu khó hai sương, một nắng. Cho dù phải hứng chịu biết bao bom đạn của những năm tháng chiến tranh thì tre và người đều đứng hiên ngang, thẳng hàng.

Hai câu thơ tiếp theo mới thật là đặc sắc:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Chúng ta đều biết, trong tự nhiên chỉ có một mặt trời. Điệp từ “ngày ngày” cho ta thấy sự diễn biến liên tục của thời gian. Dường như không có một ngày nào mặt trời không đi qua trên lăng Bác. Mặt trời bao trùm lên không gian bên ngoài lăng Bác. Còn không gian bên trong thì đã có một mặt trời khác soi rọi. Mặt trời ấy chính là Bác Hồ. Nhà thơ Viễn Phương đã có sự ví vón vô cùng tinh tế bởi Bác Hồ khi còn sống là người đã chỉ đường cho chúng ta tìm thấy ánh sáng của sự tự do. Màu sắc “rất đỏ” càng làm nổi bật thêm hình ảnh con người Bác.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Hai câu thơ tiếp theo, Viễn Phương vẫn sử dụng điệp từ “ngày ngày” để chỉ sự liên tục tiếp diễn của những dòng người tới viếng lăng Bác. Không riêng gì nhà thơ, ai ai cũng muốn tới thăm Bác một lần để tưởng nhớ người anh hùng của dân tộc. Động từ “dâng” cho thấy sự biết ơn và lòng kính trọng của người dân đối với Bác. Ở đây, tác giả không nói dâng hoa lên Bác mà là “bảy mươi chín mùa xuân” ý chỉ số tuổi của Bác. Bác của chúng ta đã nằm xuống ở tuổi bảy mươi chín.

Khổ thơ thứ ba miêu tả sự bình yên của Bác.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Sau bao nhiêu năm tháng lăn lộn vì Tổ quốc, giờ đây Bác nằm xuống, đôi mắt nhắm tưởng như là đang ngủ. Đó là một giấc ngủ sâu và kéo dài mãi mãi. Nhìn thì bình yên vậy nhưng lòng người ở lại vẫn cứ thấy nhói đau. Đọc câu thơ thôi mà chúng ta cũng thấy gợn trong lòng. Đó là một sự mất mát quá lớn, một nỗi tiếc thương mà bao nhiêu năm cũng chẳng thể nào nguôi ngoai.

Khổ thơ cuối khép lại với lời chào tạm biệt Bác của nhà thơ. Đồng thời, nhà thơ cũng mong ước được hóa thân vào làm chim, làm hoa, làm cây tre để được ở mãi bên cạnh Người.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Qua 4 khổ thơ với giọng điệu chân thành, bình dị, người đọc cảm nhận được tình cảm của nhà thơ miền Nam dành cho Bác kính yêu. Bài thơ khép lại nhưng vẫn đọng lại trong lòng người đọc những nỗi ám ảnh và những nỗi tiếc thương. Nhà thơ Viễn Phương không chỉ nói lên được tình cảm của mình mà còn nói thay cho toàn dân tộc. Thật đáng quý biết bao.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k