Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên

Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
136
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là ba cuộc chiến tranh quan trọng trong lịch sử Việt Nam, gồm có:

1. Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên năm 1258: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến này là sự đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của vua Trần Thái Tông. Ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến này là đã chứng minh sức mạnh và lòng yêu nước của người Việt, đồng thời củng cố độc lập và chủ quyền của đất nước.

2. Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên năm 1285: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến này là sự quyết tâm và sự thông minh trong chiến thuật của vua Trần Nhân Tông. Ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến này là đã bảo vệ thành công độc lập và chủ quyền của đất nước trước sự xâm lược của quân Mông – Nguyên.

3. Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên năm 1288: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến này là sự sáng tạo trong chiến thuật của vua Trần Hưng Đạo và sự quyết tâm của quân dân Việt Nam. Ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến này là đã chứng minh sức mạnh và lòng yêu nước của người Việt, đồng thời củng cố độc lập và chủ quyền của đất nước.

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ đất nước, củng cố độc lập và chủ quyền của Việt Nam, đồng thời tạo ra những bài học quý giá về lòng yêu nước, sự đoàn kết và quyết tâm của toàn dân tộc.
0
0
Thanhh Hằng
12/03 13:39:58
+5đ tặng
Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. 
 
- Đánh bại quân xâm lược Mông Nguyên hung tàn, bảo vệ nền độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. 
 
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc. Tô thắm thêm truyền thống yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta. 
 
- Góp phần làm phong phú, vẻ vang truyền thống chống giặc ngoại câm của quân dân ta. Để lại bài học vô giá cho bao đời: "Khoan thư sức dân, để làm kế sâu rễ bền gốc".
 
- Để lại nhiều bài học quý giá về củng cố khối đoàn kết toàn dân, lấy dân làm gốc, dựa vào dân để đánh giặc. 
 
- Ngăn chặn âm mưu xâm lược của nhà Nguyên đối với Đại Việt cũng như các quốc gia lân cận. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Chou
12/03 13:40:22
+4đ tặng

- Sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần. Tất cả các  tầng lớp nhân dân, thành phần xã hội đều ủnh hộ và sẵn sàng tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước. Tầng lớp quý tộc và vương hầu nhà Trần đoàn kết, chủ động giải quyết mối bất hòa trong nội bộ vương triều, tạo nên khối hạt nhân của đoàn kết dân tộc, lấy vua làm trung tâm. Khi được tin quân Mông Nguyên chuẩn bị xâm chiếm nước ta, theo lệnh của các vua Trần, cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm tập luyện võ nghệ, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. - Nhà Trần đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. Trước mỗi cuộc kháng chiến, nhà nước tập trung chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.

- Tinh thần hy sinh, cảm tử, quyết chiến và quyết thắng của quân dân nhà Trần mà nòng cốt là lực lượng quân đội. Tại Hội nghị Diên Hồng, các bậc bô lão thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc rất cao, không e sợ quân địch, đều đồng tâm "đánh". Quân sĩ nhà Trần đều khắc lên tay hai chữ "Sát Thát", với ý nghĩa biểu lộ quyết tâm giết giặc Thát (giặc Thát chính là nguồn gốc của quân Mông Cổ).

- Có sự lãnh đạo trực tiếp của các vua, và các tướng lĩnh tài ba của nhà Trần, đặc biệt là thái sư Trần Thủ Độ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (lúc đó là Quốc công Tiết chế). Trần Thủ Độ nói: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo". Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tâu: "Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hết hãy chém đầu thần rồi hãy hàng". 

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn sáng tạo của vua tướng nhà Trần. Khi giặc tấn công, cả ba lần nhân dân đều đồng lòng thực hiện kế sách Thanh Dã (Vườn không nhà trống) để làm cho địch rơi vào thế khó khăn, bị động; từ đó tạo điều kiện cho quân ta mở cuộc phản công. Khi quân địch rút chạy, quân ta một lòng không quản ngày đêm bố trị trận địa cọc ngầm và tiến hành trận đồ mai phục trên sông Bạch Đằng tạo ra chiến thắng quyết định trước quân đich.

- Có phương cách đánh giặc đúng đắn. Nắm được chỗ mạnh, chỗ yếu của kẻ thù để tận dụng phát huy điểm mạnh của quân ta, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta đã chuẩn bị từ trước. Biết lựa sức mình, trong ba lần gặp quân Nguyên Mông, vào những lúc gặp thế giặc mạnh, quân nhà Trần chấp nhận lui binh để bảo toàn thời cơ để đánh. Biến địch từ thế mạnh thành thế yếu, từ chủ động thành bị động để tiêu diệt chúng. 

0
0
iu chuột
12/03 13:47:23
+3đ tặng
Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

- Vua tôi nhà Trần đồng lòng kháng chiến

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×