Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý tác phẩm "Bà ngồi ở góc nhà" của Ma Văn Kháng

Lập dàn ý tác phẩm " Bà ngồi ở góc nhà" của Ma Văn Kháng
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.433
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
I. Giới thiệu về tác phẩm "Bà ngồi ở góc nhà" của Ma Văn Kháng
- Tác giả: Ma Văn Kháng
- Xuất bản: 1964
- Thể loại: truyện ngắn

II. Nội dung tác phẩm
1. Bà ngồi ở góc nhà
- Mô tả về cuộc sống của bà người già ở một ngôi nhà cũ
- Bà sống một cuộc sống cô đơn và tĩnh lặng
- Sự cô đơn và lạc lõng của bà trong căn nhà cũ

2. Cảm xúc của bà
- Bà nhớ về quá khứ, về những người thân yêu đã ra đi
- Bà cảm thấy cô đơn và buồn bã trong căn nhà cũ
- Sự chấp nhận và bình tĩnh của bà trước cuộc sống hiện tại

3. Ý nghĩa của tác phẩm
- Tác phẩm thể hiện sự cô đơn và lạc lõng của con người trong xã hội hiện đại
- Sự chấp nhận và bình tĩnh trước số phận của những người già
- Ý nghĩa về tình yêu thương và sự hiểu biết đến người già trong xã hội

III. Kết luận
- Tác phẩm "Bà ngồi ở góc nhà" của Ma Văn Kháng là một tác phẩm đầy cảm xúc về sự cô đơn và lạc lõng của người già trong xã hội hiện đại
- Tác phẩm gợi lên những suy tư về tình yêu thương và sự quan tâm đến người già trong xã hội.
0
3
ShiYu_Lin
08/04/2024 19:07:24
+5đ tặng
Dàn ý Phân tích bài Giấc mơ của bà nội (Ma Văn Kháng)

1, Mở bài.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nhận định về tác phẩm: truyện ngắn xuất sắc về đề tài gia đình.

2, Thân bài.

- Tóm tắt nội dung truyện qua đó nêu bật chủ đề, cảm hứng sáng tác của truyện.

- Phân tích đặc sắc trong việc xây dựng nhân vật: bà nội, nhân vật bố tôi, mẹ tôi, các cháu.

- Đặc sắc về nghệ thuật: người kể chuyện ngôi thứ nhất, ngôn ngữ kể chuyện đời thường, tình tiết giản dị, bình thường trong cuộc sống. 

- Nhận định về tác phẩm: truyện ngắn cảm hứng về đề tài gia đình, nhắc nhở chúng ta nên biết trân quý tình cảm gia đình, kính trọng ông bà, cha mẹ.

- Sử dụng lý lẽ và dẫn chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định.

3, Kết bài.

- Khẳng định lại vấn đề vừa phân tích.

- Rút ra bài học cho bản thân.


Phân tích bài Giấc mơ của bà nội (Ma Văn Kháng)

     Giấc mơ của bà nội là một truyện ngắn xuất sắc trong mảng đề tài về gia đình của nhà văn Ma Văn Kháng. Tác phẩm không sử dụng các tình tiết giật gân, ly kỳ mà khai thác từ những chi tiết giản dị của cuộc sống đời thường. Qua đó gửi gắm rất nhiều những bài học có giá trị về cuộc sống. 


 

     Tác phẩm kể về nhân vật bà nội của tôi, một người phụ nữ hiền hậu, suốt đời sống vì con vì cháu. Vì điều kiện nên nội sống ở quê, hàng tuần chủ nhật mới lên thăm con cháu một lần. Mỗi lần nên thăm con là có bao nhiêu thứ quà ở quê nội đều để dành hết cho con cháu “ Nhãn tháng  sáu. Na tháng bảy. Roi mùa hạ. Gương sen mùa thu” tình cảm của nội đong đầy trên những thứ quà giản dị của quê nhà. Trong một lần trèo thang hái nụ hoè cho con trai không may nội bị ngã rồi gặp trận tai biến khiến nội nằm liệt giường. Lúc này con cháu trong nhà đều vô cùng xót xa, hối hận vì chưa thực sự quan tâm đến nội. Từ nội dung trên tác phẩm đã gợi nhắc con người về tầm quan trọng của tình cảm gia đình, về mối quan hệ ruột thịt khăng khít không gì có thể thay thế. Qua đó cũng nhắc nhở mỗi chúng ta hãy biết trân trọng tình cảm gia đình, yêu thương ông bà, cha mẹ, những người đã cả đời hy sinh vì con vì cháu. Không gì quan trọng bằng tình thân, hãy biết trân trọng những phút giây ấm áp sum vầy vi không phải bao giờ cũng có thể quay trở lại được khoảng thời gian đó.

     Giấc mơ của bà nội đã xây dựng thành công các nhân vật như bà nội, bố của tôi, mẹ của tôi và những đứa cháu hiếu thảo. Trong đó nổi bật nhất là hình ảnh người bà nội. Đó là người phụ nữ ngoài 70 tuổi nhưng còn rất mạnh khoẻ, hoạt bát. Cả cuộc đời nội đã sống xông xáo, nhiệt tình bằng tất cả nhiệt huyết của thanh xuân, tuổi trẻ. Khi về già cũng luôn chân, luôn tay không nghỉ ngơi, chưa bao giờ làm gánh nặng cho con cháu. Mỗi lần ra thăm con cháu nội lại tay nải mang theo bao nhiêu là thứ quà quê giản dị để cho con cháu. Có thể đó là những thứ quà tầm thường nhưng trong đó chứa đựng cả tình yêu thương vô bờ bến của nội gửi đến con cháu của mình.

      Bà ở làng một mình từ khi ông nội mất. Nhưng bà không thể ra ở với bố mẹ tôi được, vì như bà nói, còn họ hàng nội ngoại, nhà cửa, vườn tược, còn hàng xóm láng giềng, còn là nơi đi về của các hương hồn tiên tổ. Dù tuổi đã cao nhưng mỗi lần ra thăm cháu bà luôn nấu những món ăn ngon lành khi thì bát canh cua, khi thì kho nồi chân giò để tẩm bổ cho các cháu. Người bà hiện lên với nụ cười hiền hậu, nhân từ, với tình yêu thương con cháu, luôn chăm chút cho con cháu từ những điều nhỏ nhặt nhất, luôn vun vén cho tổ ấm của gia đình các con, để các con yên tâm làm ăn, công tác.


     Chi tiết bà bắc thang với hái nụ hoa hoè làm thuốc chữa bệnh cho con trai đã chứng tỏ tình yêu thương nồng nàn ấy được thể hiện bằng những hành động, việc làm thật cụ thể. Cũng chính bắc thang hái hoa nên bà đã bị ngã và trải qua trận ốm thập tử nhất sinh. Cảm phục biết bao tấm lòng đôn hậu của bà nội đã dành cho gia đình.

     Song song với hình ảnh nhân vật người bà là hình ảnh của bố tôi, mẹ tôi và các chị em trong gia đình. Họ chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng đã để lại những dấu ấn thật đậm nét. Là bố tôi một người đàn ông chững chạc gần 50 tuổi luôn bận rộn với công việc làm ăn nhưng chưa bao giờ quên việc chăm sóc, hỏi han cha mẹ già. Luôn là tấm gương sáng về sự hiếu thảo mà các con phải học tập. Khi bà bị ngã, nằm liệt giường người đàn ông trụ cột ấy đã bật khóc, trách mình đã thật vô tâm khi không quan tâm đến mẹ, để mẹ bị ngã. Dù đó là sự cố ngoài ý muốn nhưng qua đây chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp trong nhân cách của nhân vật người bố. Đó là mẹ tôi - một con dâu hiền, vợ thảo; là những anh chị em trong gia đình luôn yêu thương, quan tâm đến bà khi bà bị ốm.

     Câu chuyện được kể bằng ngôi thứ nhất, dưới điểm nhìn của nhân vật tôi, vì thế dễ dàng tìm được sự đồng cảm của người đọc. Câu chuyện thật hơn, lôi cuốn hơn. Có thể nói Giấc mơ của bà nội là một truyện ngắn về gia đình, về tình yêu thương ấm áp giữa các thành viên trong gia đình. Qua đó nhắc nhở mỗi chúng ta tình cảm gia đình gần gũi, gắn bó quan trọng biết chừng nào. Từ đó đặt ra trách nhiệm ở mỗi người phải làm thế nào để giữ gìn tổ ấm ấy được bền chặt.

    Giấc mơ của bà nội khép lại bằng hình ảnh ngọt ngào, cả gia đình quây quần bên bà nội đã khỏe hơn. Qua tác phẩm này chúng ta hiểu thêm về con người của nhà văn Ma Văn Kháng, một trái tim ấm nóng, nặng tình đời, tình người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×