Bạn nhỏ đã tả chiếc bi đông bằng những chi tiết nào
I. ĐỌC HIỂU CHIẾC BI ĐÔNG CỦA ÔNG TÔI Ông tôi có một cái bi đông đựng nước được dùng từ “ngày xửa ngày xưa”, tức là từ khi chưa có tôi. Dạo ấy ông đi bộ đội, hành quân dọc dãy núi Trường Sơn vào miền Nam đánh Mĩ. Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình vói bóng : lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa… Giờ thì cái bi đông ấy đã cũ lắm rồi. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt, đựng được đến hơn một lít nước. Cái vỏ bằng nhôm cứng của nó được sơn màu xanh lá cây, nhiều chỗ đã móp mép, lộ ra màu bạc xỉn của nhôm. Cái nắp nhựa rất cứng có một sợi dây xích nhỏ buộc chặt vào cổ bi đông, ông bảo để nó khỏi rơi mất. Khi mời ai uống nước, cái nắp nhựa sẽ trở thành một cái cốc, rất tiện. Bao bọc bên ngoài “quả dừa dẹt” ấy là một cái giỏ đeo đan bằng những sợi dây dù, có quai dài đủ vắt qua vai. Những sợi dây cũng màu xanh lá cây, tuy đã sờn nhưng còn rất bền chắc. Những lúc ông treo cái bi đông trên tường, tôi cứ hình dung ra quả thị nằm trong cái túi lưới xinh xắn của chị Thắm. Chỉ khác là quả thị thì màu vàng… Có lần tôi hỏi ông : – Ông ơi, ông thích màu xanh lá cây lắm à ? Ông tôi mỉm cười : – Thích cháu ạ. Nhưng cái bi đông này phải sơn màu lá cây là để nó lẫn với màu quân phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc ! Lại có lần được ông đèo đi chơi xa, lúc hai ông cháu trú nắng bên đường, tôi mân mê cái bi đông và chợt phát hiện bên sườn nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô đã được hàn rất khéo. Tôi chưa kịp hỏi thì ông đã giải thích : – Cái bi đông này đã cứu ông khỏi bị thương đấy. Trong một trận chiến đấu, một mảnh đạn văng vào người ông, may quá nó lại găm đúng vào cái bi đông ông đeo bên người. Ông không việc gì, nhưng nó thì “bị thương”. Ồ thế mà mãi bây giờ ông mới kể ! Nhưng cũng từ đấy, tôi đã hiểu vì sao ông tôi lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế. Ông nghỉ hưu đã lâu, nhưng ông vẫn dùng nó để đựng nước uống mỗi khi ra đồng hoặc lúc có việc đi xa. Về nhà ông lại treo ngay ngắn ở đầu giường, như chị Thắm vẫn thích thú treo quả thị hay trái ổi trước bàn học… (Hồ Thị Mai Quang) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng : 1.Bạn nhỏ đã tả chiếc bi đông bằng những chi tiết nào ? a. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt. b. Vỏ bằng nhôm cứng sơn màu xanh lá cây. c. Nó được đeo vào người bằng một sợi dây vàng. d. Cái nắp nhựa có một sợi dây xích nhỏ buộc vào cổ bi đông. 2.Bạn nhỏ trong bài đã so sánh chiếc bi đông của ông mình với vật gì ? a. Quả dừa. b. Quả thị. c. Cả hai ý trên. 3.Vì sao ông bạn nhỏ lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế ? a. Vì cái bi đông này rất quý không thể tìm mua ở đâu được. b. Vì cái bi đông này rất tiện lợi, giúp ông đi đâu xa khỏi khát nước. c. Vì đó là vật kỉ niệm gắn bó thân thiết với những ngày chiến đấu của ông. 4.Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? a. Cần trân trọng những đồ vật gắn bó với những kỉ niệm thân thương của mình. b. Cần giữ gìn cẩn thận những đồ vật cũ. c. Những đồ vật tưởng chừng đơn sơ, giản dị nhưng rất tiện ích. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1.Đặt 2 câu có từ sơn, trong đó một câu có từ sơn là danh từ, một câu có từ sơn là động từ. 2.Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì ? ‘ Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng : lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa… 3.Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì ? Ông không việc gì, nhưng nó thì “bị thương”. 4.Câu “Chỉ khác là quả thị màu vàng.” thuộc kiểu câu Ai là gì ? hay Ai thế nào ? Advertisements (Quảng cáo) 5.Tìm cặp từ hô ứng điền vào chỗ trống cho thích hợp : a) Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến… thì chiếc bi đông cũng theo ông đến… b) … biết nhiều chuyện về chiếc bi đông tôi… quý nó. c) Chị Thắm thích thú với mấy quả thị… thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông…
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
1. Bạn nhỏ đã tả chiếc bi đông bằng những chi tiết nào ? b. Vỏ bằng nhôm cứng sơn màu xanh lá cây.
2. Bạn nhỏ trong bài đã so sánh chiếc bi đông của ông mình với vật gì ? c. Cả hai ý trên.
3. Vì sao ông bạn nhỏ lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế ? c. Vì đó là vật kỉ niệm gắn bó thân thiết với những ngày chiến đấu của ông.
4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? a. Cần trân trọng những đồ vật gắn bó với những kỉ niệm thân thương của mình.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
1. Đặt 2 câu có từ sơn, trong đó một câu có từ sơn là danh từ, một câu có từ sơn là động từ. - Danh từ: Ông bảo về sơn. - Động từ: Tôi sơn ngôi nhà.
2. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì ? Dấu hai chấm thường được sử dụng để giới thiệu một lời giải thích, một lập luận, hoặc một phát biểu tiếp theo.
3. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì ? Dấu ngoặc kép thường được sử dụng để bao quanh các từ hay cụm từ có ý nghĩa phụ, bổ sung, hoặc giải thích cho từ hoặc cụm từ đó.
4. Câu “Chỉ khác là quả thị màu vàng.” thuộc kiểu câu Ai là gì ? hay Ai thế nào ? Câu này thuộc kiểu câu so sánh.
5. Tìm cặp từ hô ứng điền vào chỗ trống cho thích hợp : a) Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến… thì chiếc bi đông cũng theo ông đến… - Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến nơi đó thì chiếc bi đông cũng theo ông đến nơi đó. b) … biết nhiều chuyện về chiếc bi đông tôi… quý nó. - Ai biết nhiều chuyện về chiếc bi đông tôi thì quý nó. c) Chị Thắm thích thú với mấy quả thị… thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông… - Chị Thắm thích thú với mấy quả thị ấy thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông ấy.