Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Liên hệ kiến thức bài học kết hợp với sự hiểu biết của em hãy phân tích những thuận lợi khó khăn đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông

liên hệ kiến thức bài học kết hợp với sự hiểu biết của em hãy phân tích những thuận lợi khó khăn đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của việt nam ở biển đông
giúp em với mng oii
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
167
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Để phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, em cần kết hợp kiến thức bài học với sự hiểu biết về tình hình hiện tại của khu vực này.

Thuận lợi:
1. Vị trí địa lý đắc địa: Việt Nam có vị trí chiến lược ở Biển Đông, giúp tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực.
2. Sự phát triển của kinh tế và công nghiệp biển: Việt Nam có tiềm năng phát triển kinh tế và công nghiệp biển lớn, từ đó tạo ra nguồn lợi ích hợp pháp cho đất nước.
3. Hợp tác quốc tế: Việt Nam đã ký kết các hiệp định hợp tác quốc tế với các quốc gia trong khu vực, giúp tăng cường sự hỗ trợ và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Khó khăn:
1. Xâm phạm chủ quyền: Việt Nam đang phải đối mặt với sự xâm phạm chủ quyền từ các quốc gia khác ở Biển Đông, đe dọa đến an ninh và lợi ích của Việt Nam.
2. Thiếu sự đồng thuận trong khu vực: Các quốc gia trong khu vực chưa đạt được sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, gây khó khăn cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của mình.
3. Sự can thiệp từ các quốc gia ngoại khu vực: Các quốc gia ngoại khu vực cũng đang can thiệp vào vấn đề Biển Đông, tạo ra thách thức lớn cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Để giải quyết những khó khăn này, Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, thúc đẩy sự đồng thuận trong khu vực và tìm kiếm các giải pháp hòa bình và công bằng để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của mình ở Biển Đông.
2
0
Ngọc
01/05/2024 21:13:04
+5đ tặng

- Thuận lợi:

+ Việt Nam đã kí kết phê chuẩn tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.

+ Năm 2012, Việt Nam đã ban hành Luật Biển Việt Nam để phục vụ cho việc: sử dụng, quản lí, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế.

+ Việt Nam đã kí kết Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, tích cực tham gia xây dựng Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).

+ Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định, điều ước quốc tế với các nước hữu quan về phân định biên giới trên biển nhằm xây dựng khu vực Biển Đông hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển. Ví dụ: Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a (năm 2003); Thỏa thuận hợp tác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xi-a (năm 1992);…

+ Môi trường và tài nguyên biển đảo nước ta rất phong phú, đa dạng đã thu hút nguồn nhân lực lớn tham gia phát triển kinh tế biển.

+ Đông Nam Á là khu vực hoà bình, ổn định về chính trị và an ninh đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

- Khó khăn: Biển Đông là khu vực rộng lớn, có liên quan tới nhiều quốc gia. Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số vấn đề vi phạm chủ quyền, tranh chấp chủ quyền giữa một số quốc gia trong khu vực.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Athun Smith
01/05/2024 22:17:00
+4đ tặng

Thuận lợi:
+ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển. Việt Nam đã kí kết Công ước này và được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình đấu tranh nhằm thực thi Công ước trên Biển Đông.
+ Việt Nam đã xây dựng được hệ thống luật và pháp luật làm cơ sở để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước trên Biển Đông, như: Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Biên giới Quốc gia năm 2003,...

+ Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), kí một số thoả thuận và hiệp định về phân định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng, như: Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a năm 2003, Thoả thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xi-a năm 1992,...

+ Tình hình an ninh, chính trị khu vực Đông Nam Á ngày càng ổn định, các nước ASEAN ngày càng đồng thuận trong cách ứng xử của các bên trên Biển Đông.

- Khó khăn: tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông.

 


Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×