Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc trong câu văn sau: “Nó và con trâu giống như hai chấm đen nổi lên giữa màu xanh rười rượi của cánh đồng.”
THẰNG GÙ Làng tôi có một đứa trẻ bị tật nguyền. Nó tên là Đức, một cái tên hẳn hoi nhưng tất cả bọn trẻ chúng tôi đều gọi tên nó là thằng Gù. Lên mười tuổi mà thằng Gù vẫn chưa đi học, chẳng hiểu do mặc cảm hay do điều gì khác. Nhiều hôm từ trong phòng học (phòng học của chúng tôi ở tầng hai), tôi thấy thằng Gù chăn trâu ngoài cánh đồng. Cái hình người gấp khúc, chỗ đỉnh gù cao hơn chỏm đầu khiến tôi nhận ngay ra nó. Nó và con trâu giống như hai chấm đen nổi lên giữa màu xanh rười rượi của cánh đồng. Nó đứng nhìn về phía trường học. Tiếng đọc bài đồng thanh của chúng tôi vang vang lan tỏa ra xung quanh. Chắc nó nghe được tiếng đọc bài. Cái chấm đen gấp khúc, bé nhỏ dường như bất động. Chỉ có con trâu thỉnh thoảng lại vươn cổ lên kêu “nghé ọ” một hồi dài. Thằng Gù lảng tránh tất cả các trò chơi của chúng tôi. Những tiếng trêu chọc: “Ê, con lạc đà châu Phi”, “Tránh ra chúng mày ơi cho bà còng đi chợ” làm nó càng cúi gập người xuống, mắt dí vào bụng. Nó im lặng len lét vòng qua chỗ chúng tôi đang chơi đùa. Có lần, nó bỏ chạy. Bọn trẻ cười ré khi thấy cái hình gấp khúc đó cứ như lăn về phía trước. Chao ôi, thằng Gù ... [...] Một buổi chiều mưa vừa dứt, nắng mới tưng tửng hé sáng vạt đồi, chúng tôi chợt nghe tiếng đàn ghi ta vang lên từ chiếc loa nén nào đó. Có người hát rong về làng. Đây quả là cả một sự kiện đối với cái làng đang mê mệt, thiếp lặng đi sau những trận mưa ròng rã này. Chúng tôi ùa ra xem. Người lớn, trẻ con, vòng trong, vòng ngoài lố nhố vây quanh đoàn người hát rong. Tôi gọi là đoàn vì họ có tới ba người. Hai đứa trẻ và một người đàn ông mang kính đen, đeo cây đàn ghi ta trước bụng, Trong hai đứa trẻ, có một đứa giống hệt thằng bé tật nguyền của làng tôi. Nó cũng bị gù. Nó biểu diễn nhiều trò. Buồn cười nhất là trò trồng cây chuối. Không phải nó trồng cây chuối bằng tay và đầu như lũ trẻ chúng tôi thường làm. Nó trồng bằng cái lưng gù. Đoạn gấp giữa đỉnh gù và đầu thành cái đế đỡ đôi chân khẳng khiu của nó dựng đứng. Mỗi lần nó trồng cây chuối mọi người lại cười ồ. Có người hứng chí vỗ tay hét: “Trồng lại đi, thế thế ...”. Nghe tiếng hô, thằng gù đỏ căng mặt mày, lên gân tì cái lưng gù xuống đất cố duỗi thẳng đôi chân. Phải trồng cây chuối nhiều lần nên trán nó ướt nhầy mồ hôi. Đã thế tiếng hô “Làm lại đi” vẫn thúc giục không ngớt. Giữa lúc đó thì nó chen chân vào. Thằng Gù của làng tôi. Tiếng cười rộ: “À, hai thằng gù. Đức ơi, mày trồng thêm cây chuối nữa đi”. Tôi nín thở nhìn theo nó. Nó chen vào làm gì, cho tiền những người hát rong chăng? Tiếng ghi ta điện vẫn bập bùng, rấm rứt. Nó từ từ đi đến bên “cây chuối” người. Đỡ thằng bé gù đứng thẳng lại, nó bỗng quắc mắt nhìn vòng người vây quanh. Bất ngờ nó thét: - Thế mà cười được à? Đồ độc ác! Sau tiếng thét của nó, đám đông bừng tỉnh. Tiếng cười tắt lặng. Người đàn ông đang gảy đàn cũng dừng tay sững sờ. Tất cả các cặp mắt dồn về nó. Khuôn mặt thằng Đức đẫm lệ. Nó móc túi áo ngực lôi ra những đồng tiền được gấp cẩn thận đặt vào lòng mũ của người hát rong. Đôi vai nó rung rung thổn thức. Cái vòng người đang vây quanh tự nhiên gãy vỡ. Đứt từng quãng. Không ai bảo ai, từng người một lặng lẽ tan dần. Tất cả bọn trẻ chúng tôi đứa nào cũng cúi gằm mặt xuống. Tiếng sấm ì ùng từ dãy núi dội đến. Hình như trời lại sắp mưa. Theo Hạ Huyền (Con gái người lính đảo, Truyện đọc thêm môn Giáo dục công dân và môn Ngữ văn ở THCS, NXB Giáo dục, 2003) Câu 1 (1,0 điểm): a. Xác định ngôi kể và tác dụng của ngôi kể trong VB trên? b. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể loại của văn bản? Câu 2 (1đ) Trong đoạn văn in đậm, chi tiết nào cho thấy thái độ, cách ứng xử của người xem với cậu bé gù trong đoàn hát rong? Nhận xét về thái độ và cách ứng xử đó? Câu 3 (1,0 điểm): a.Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc trong câu văn sau: “Nó và con trâu giống như hai chấm đen nổi lên giữa màu xanh rười rượi của cánh đồng.” b. Tìm phép liên kết về hình thức được SD trong đoạn văn sau: Làng tôi có một đứa trẻ bị tật nguyền. Nó tên là Đức, một cái tên hẳn hoi nhưng tất cả bọn trẻ chúng tôi đều gọi tên nó là thằng Gù. Lên mười tuổi mà thằng Gù vẫn chưa đi học, chẳng hiểu do mặc cảm hay do điều gì khác. Nhiều hôm từ trong phòng học (phòng học của chúng tôi ở tầng hai), tôi thấy thằng Gù chăn trâu ngoài cánh đồng. Cái hình người gấp khúc, chỗ đỉnh gù cao hơn chỏm đầu khiến tôi nhận ngay ra nó. Câu 4 (1đ). Chỉ ra các số từ trong câu dưới đây và cho biết số từ đó đi kèm với từ loại nào? Bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm? Tôi gọi là đoàn vì họ có tới ba người. Hai đứa trẻ và một người đàn ông mang kính đen, đeo đàn ghi ta trước bụng.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: a. Ngôi kể: Người kể (tác giả) Tác dụng của ngôi kể: Người kể đưa người đọc vào câu chuyện, giúp truyền đạt thông điệp của tác giả. b. Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả Thể loại văn bản: Truyện ngắn
Câu 2: Chi tiết cho thấy thái độ, cách ứng xử của người xem với cậu bé gù trong đoàn hát rong là khi họ trêu chọc và gọi cậu bé bằng biệt danh "thằng Gù". Thái độ này thể hiện sự thiếu thông cảm, không tôn trọng và làm tổn thương đến cậu bé.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ