Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật dì Mây để làm rõ thông điệp nhà văn muốn gửi gắm qua văn bản
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật dì Mây để làm rõ thông điệp nhà văn muốn gửi gắm qua văn bản Tóm lược đoạn: Trước khi vào chiến trường, dì Mây là một cô gái đẹp nhất làng, tóc đen dài mượt có khối trai làng thích, nhưng dì Mây chỉ có tình cảm đẹp và trong sáng với chú San. Nhà dì Mây sống gần bến sông Châu, năm ấy Mỹ thả bom đánh sập cầu, dì chèo đò đưa chú San đi nước ngoài học, rồi dì cũng xung phong đi bộ đội làm quân y sĩ ở Trường Sơn. Từ đó, cả hai người mất liên lạc và gia đình cũng vậy. Nay dì Mây trở từ về chiến trường một chân bị cụt, chống nạng gỗ, tóc xơ và rụng nhiều, cũng đúng lúc chú San đi cưới vợ (Cô giáo Thanh làng bên). Chú San biết tin đã nhận lỗi sai và đề nghị: “Mây! Chúng ta sẽ làm lại.” Dù vẫn còn tình cảm nhưng dì Mây vẫn dứt khoát cắt bỏ lời đề nghị và khuyên chú San: “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn.” […] Đêm mưa. Vợ chú San vượt cạn thiếu tháng. Thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ. Thím Ba loay hoay đỡ mãi, cô Thanh không đẻ được. Cô cứ luôn mồm kêu: “Chị Ba ơi... Em chết mất... Em đau quá! ...”. Cô đuối dần không còn sức rặn, một hai phần sống tám chín phần chết. Đường lên huyện xa lắc. Đò ngang cách trở. Mưa gió dầm dề. Người ướt lướt thướt, chú San mặt cắt không còn một hạt máu. Dì Mây khoác áo mưa đến. Chú San đang dở khóc dở mếu. Thím Ba lại vướng thằng Cún. Nó khóc ngằn ngặt không dời thím nửa bước. Thím bực mình đét vào đít nó một cái: “Con với cái. Rõ khổ”. Thím Ba kéo dì Mây ra ngoài hiên, rỉ tai: “Đưa lên huyện không kịp mà động dao kéo vào cũng không cứu nổi. Nhà nó, chồng lêu bêu chưa xin được việc. Ba cái đồng bạc đi nước ngoài về ăn hết rồi tiền đâu thuốc men. Vạ lây. Mày khốn”. Như thể không nghe thím Ba nói, dì Mây tiêm thuốc tê, thuốc trợ sức, rạch rộng rồi bảo cô Thanh cố rặn. Cô Thanh nhìn dì Mây bằng con mắt sợ hãi, cầu cứu. Dì nhỏ nhẹ: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào... Cố lên em... Cố lên...”. Cô Thanh mím môi, oằn mình dồn sức. Khiếp quá! Mai chạy ra ngoài đứng. Lúc sau, nghe loáng thoáng tiếng dì Mây bảo thím Ba băng lại rốn cho đứa bé. Dì Mây khâu xong vừa lúc trời rạng, mưa ngớt từ lúc nào. Mồ hôi dì vã ra như tắm. Dì Mây thở phào. Thím Ba bảo: “Mặt nó tím ngắt mà không khóc”. Dì Mây ghé miệng vào mũi nó mút mút rồi phát nhẹ vào đít nó một cái. Tiếng oe oe bật ra. Chú San ở ngoài nhẩy cẫng lên: “Sống rồi! Con ơi...”. Ở trong, dì Mây gục luôn xuống bàn đỡ đẻ khóc tức tưởi. “Ơ cái con này!”. Thím Ba ngạc nhiên. Dì Mây càng khóc to hơn. Tiếng khóc của dì hoà lẫn tiếng oe oe của đứa bé. Nghe xót xa, tủi hờn, xen lẫn niềm ao ước, chờ mong và vui buồn lẫn lộn. Chú San vào, bối rối. Thím Ba bảo: “Tôi hiểu ra rồi. Cứ để con Mây nó khóc. Xúm vào đưa vợ về phòng sau đẻ”. Chú San lóng ngóng vịn vào xe đẩy. Khi chú San quay lại. Dì Mây không còn ở đó nữa. Dưới nền trời bàng bạc là muôn triệu hạt mưa bụi li ti, giăng giăng bay trắng dòng sông Châu. Bóng dì Mây thấp thoáng trong bụi mưa, bước thấp, bước cao, ở phía cuối con đường về bến. […] Đêm sông Châu. Đất trời như giao hoà một màu bàng bạc. Muôn triệu vì sao chi chít, nhấp nháy, rắc đầy xuống bến sông. Làng quê lam lũ, mệt mỏi chìm vào giấc ngủ. Mùi hương cỏ mật lẫn vào mùi hương nồng nàn của đất phù sa dậy lên. Sông Châu thao thức. Sóng vỗ về, rì rầm bài ca ngàn xưa của đất trời. […] (Trích “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh, Tháng 6 - 1997, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2001)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhân vật dì Mây trong đoạn văn thể hiện sự hy sinh và tình yêu thương không điều kiện. Dù gánh chịu nhiều khổ đau và tổn thương, dì Mây vẫn không ngừng quan tâm và chăm sóc cho người khác, thể hiện lòng trắc ẩn và sự hy sinh cao cả. Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật dì Mây là về tình yêu thương và hy sinh không đợi hỏi, cùng với sự kiên nhẫn và sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn. Dì Mây đại diện cho tình yêu thương và lòng hi sinh vô điều kiện, thể hiện rõ ý chí và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để bảo vệ và chăm sóc người thân và cộng đồng. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu thương và lòng hy sinh trong xã hội, và khích lệ người đọc suy ngẫm về giá trị của sự hi sinh và tình người.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ