Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ của một hoạt động của trường em

viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ của một hoạt động của trường em
4 trả lời
Hỏi chi tiết
64
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong một tổ chức hoặc một cộng đồng, việc thiết lập và tuân thủ quy tắc, luật lệ là rất quan trọng để đảm bảo sự hoạt động suôn sẻ và hiệu quả. Trường em cũng không ngoại lệ, việc thiết lập và tuân thủ quy tắc, luật lệ trong hoạt động học tập và rèn luyện là điều cần thiết để tạo ra một môi trường học tập tích cực và phát triển.

Đầu tiên, quy tắc và luật lệ giúp tạo ra sự công bằng và minh bạch trong mọi hoạt động của trường. Việc thiết lập các quy định rõ ràng và minh bạch giúp mọi người hiểu rõ về những gì được cho phép và không được phép, từ đó tránh được những hiểu lầm và tranh cãi không cần thiết.

Thứ hai, quy tắc và luật lệ giúp tạo ra sự disclipine và tổ chức trong hoạt động học tập và rèn luyện. Việc tuân thủ quy tắc giúp học sinh và giáo viên có thái độ nghiêm túc và trách nhiệm trong công việc, từ đó tạo ra một môi trường học tập chất lượng và hiệu quả.

Cuối cùng, quy tắc và luật lệ giúp tạo ra sự đoàn kết và tinh thần đồng đội trong cộng đồng học đường. Việc tuân thủ quy tắc chung giúp mọi người cùng nhau làm việc và học tập theo một hướng chung, từ đó tạo ra sự đoàn kết và tinh thần hợp tác trong cộng đồng.

Tóm lại, việc thiết lập và tuân thủ quy tắc, luật lệ trong hoạt động của trường em là rất cần thiết để tạo ra một môi trường học tập tích cực và phát triển. Chỉ khi mọi người đều tuân thủ quy tắc và luật lệ, chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu chung của mình và phát triển bền vững.
0
0
Khánh Nguyễn
05/05 21:38:52
+5đ tặng

Các trò chơi dân gian không chỉ giúp con người giải trí, mà còn đem lại nhiều lợi ích. Một trong những trò chơi dân gian được yêu thích có thể kể đến như cướp cờ.

Trò chơi cướp cờ được chơi ở nơi rộng rãi, sạch sẽ. Ví dụ như các khoảng sân, khu vui chơi… Về số lượng, trò chơi này không hạn chế người chơi. Tuy nhiên, người chơi cần chia làm hai đội để thi đấu nên số người chơi cần phải chẵn. Mỗi đội chơi gồm có khoảng ba đến năm thành viên. Một người được cử làm quản trò.

Luật chơi cướp cờ khá đơn giản. Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị cờ (có thể sử dụng vật thay thế như khăn đỏ, cành cây nhỏ…). Tiếp đến, việc cần làm là kẻ sân chơi: vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân có đường kính khoảng 20 - 25cm, giữa vòng tròn sẽ đặt cờ. Ở mỗi đầu sân, kẻ hai đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua vòng tròn, đó sẽ là vị trí xuất phát của mỗi đội.

Về cách chơi, đầu tiên, người chơi của hai đội sẽ đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc tại hai đầu sân chơi. Các thành viên lần lượt điểm danh từ một đến hết và phải nhớ chính xác số của mình. Khi quản trò sẽ hô số thứ tự nào, thì người chơi có số thứ tự đó của mỗi đội sẽ cùng chạy thật nhanh lên vị trí cắm cờ, tìm cách để giật được cờ. Người chơi cướp được cờ thi rồi chạy thật nhanh về phía đội mình. Người của đội bạn sẽ tìm cách chặn lại để cướp cờ bằng cách đập (vỗ) vào người chạy cầm cờ. Người cầm cờ bị đập (vỗ) phải bỏ cờ xuống đất và người kia cướp cờ chạy về đội của mình. Cuộc rượt đuổi cứ thế tiếp tục, cho đến khi người chơi nào về đến đội của mình với cờ trên tay là thắng cuộc và được tính điểm.Sau đó, cờ được đặt lại vị trí đã quy định để trọng tài gọi người chơi tiếp theo của hai đội. Trò chơi tiếp tục, lần lượt đến khi hết người chơi của hai đội.

Một số lưu ý khi chơi cướp cờ như: Người chơi chỉ được chạy lên khi được gọi số đúng với số của mình. Chỉ được đập (vỗ) nhẹ vào người chơi đối phương khi họ đang cầm cờ. Khi người chơi đã cầm cờ chạy qua được vạch của đội mình thì người chơi của đội kia không được đập vào người bạn chơi. Người chơi chạy sai số sẽ trừ một điểm vào điểm của đội mình. Quản trò có thể gọi nhiều cặp đôi của hai đội cùng lên cướp cờ. Kết thúc cuộc chơi, đội nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.

Như vậy, cờ giúp rèn luyện phản xạ, sự dẻo dai và nhanh nhẹn của mỗi người. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp rèn luyện tinh thần đồng đội, khả năng hợp tác của mỗi người.

Cướp cờ là một trò chơi thú vị, hấp dẫn. Chúng ta cần phải tích cực gìn giữ trò chơi dân gian này, để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thắng Phạm
05/05 21:38:54
+4đ tặng

Từ xưa đến nay, các trò chơi dân gian đã trở thành một phần giải trí không thể thiếu. Một trong những trò chơi thú vị có thể kể đến đó là rồng rắn lên mây.

Không thể khẳng định chắc chắn rằng trò chơi rồng rắn lên mây xuất hiện từ bao giờ. Nhưng có thể khẳng định, trò chơi này đã xuất hiện từ rất lâu, được trẻ con yêu thích. Đây cũng là trò chơi đã được phổ biến rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Điểm khác nhau giữa ba miền là bài hát đồng dao dùng để hát khi chơi.

Số lượng người chơi phải từ năm người trở lên, càng đông sẽ càng vui. Người chơi cần phải oẳn tù tì hoặc bốc thăm để chọn người làm thầy thuốc. Những người còn sẽ xếp thành một hàng. Người sau túm lấy áo người trước. Người đứng đầu gọi là đầu đàn (còn gọi là khúc đầu). Người này cần phải có ngoại hình cao to, khỏe mạnh để bảo vệ được những người đứng sau. Người đứng cuối gọi là khúc đuôi. Những người còn lại ở giữa gọi là khúc giữa. Thầy thuốc sẽ đứng đối diện với đội rồng rắn, có nhiệm vụ phải bắt được người cuối cùng của đội rồng rắn. Người đi đầu phải giang rộng hai tay để ngăn thầy thuốc, không cho thầy bắt được khúc đuôi. Những người làm khúc giữa phải túm chặt áo và chạy nhanh chân để che khúc đuôi. Người làm khúc đuôi phải chạy thật nhanh để tránh thầy thuốc bắt được.

Khi trò chơi bắt đầu, tất cả người chơi trong đội rồng rắn hát bài đồng dao sau:

“Rồng rắn lên mây

Có cây núc nác

Có nhà điểm binh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?”

Nếu thầy thuốc trả lời là không, với một lí do nào đó thì đoàn rồng rắn sẽ lại tiếp tục hát bài đồng dao. Nếu thầy thuốc trả lời là có, thầy thuốc và đoàn rồng sẽ thay phiên nhau hỏi đáp:

“Thầy thuốc: Có, mẹ con rồng rắn đi đâu?

Rồng rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc cho con.

Thầy thuốc: Con lên mấy?

Rồng rắn: Con lên một.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên hai.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên ba.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên bốn.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên năm.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên sáu.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên bảy.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên tám.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên chín.

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon.

Rồng rắn: Con lên mười.

Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu.

Rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu.

Thầy thuốc: Xin khúc giữa.

Rồng rắn: Cùng máu cùng me.

Thầy thuốc: Xin khúc đuôi

Rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.”

Khi đoàn rồng rắn hát tới câu “tha hồ mà đuổi” thì thầy thuốc bắt đầu đuổi đoàn rồng rắn. Thầy thuốc cần phải chạm được khúc đuôi, có nghĩa là chạm vào người cuối cùng của đoàn rồng rắn để loại người đó. Cả những người bị đứt ra khỏi đoàn rồng rắn, cũng được xem như là thua cuộc và bị loại khỏi cuộc chơi.

Trò chơi rồng rắn lên mây giúp rèn luyện phản xạ, sự nhanh nhẹn. Đồng thời, trò chơi này còn tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó. Đây là một trò chơi thú vị, hấp dẫn.

0
0
Minh Hòa
05/05 21:39:43
+3đ tặng

Trong trường học của chúng ta, một hoạt động quan trọng mà chúng ta thường tham gia là buổi sinh hoạt chào cờ hàng ngày. Buổi sinh hoạt này không chỉ mang ý nghĩa tôn vinh quốc kỳ và hiệu triệu tinh thần yêu nước, mà còn là dịp để chúng ta rèn luyện kỷ luật và tạo ra một môi trường học tập tích cực.
Đầu tiên, quy tắc và luật lệ trong buổi sinh hoạt chào cờ giúp duy trì sự tổ chức và kỷ luật. Mỗi học sinh phải tuân thủ quy định về trang phục gọn gàng, đứng ngay vị trí của mình và giữ im lặng trong suốt buổi lễ. Điều này giúp tạo ra một bầu không khí trang trọng và trật tự, giúp chúng ta hòa nhập vào một cách tốt nhất.
Thứ hai, quy tắc và luật lệ trong buổi sinh hoạt chào cờ đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người. Học sinh được nhắc nhở về việc không đùa nghịch, không chen lấn và không gây rối trong quá trình diễn ra buổi lễ. Điều này giúp tránh các tai nạn không mong muốn và đảm bảo mọi người có thể tham gia vào buổi lễ một cách an toàn và trọn vẹn.
Cuối cùng, quy tắc và luật lệ trong buổi sinh hoạt chào cờ giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực. Bằng cách tuân thủ quy tắc và luật lệ, chúng ta hình thành thói quen tôn trọng và chấp hành các quy định. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến buổi lễ mà còn lan tỏa ra cả trong quá trình học tập và cuộc sống hàng ngày. Một môi trường học tập tích cực sẽ khuyến khích sự phát triển cá nhân và thành công hơn trong học tập.
Tóm lại, quy tắc và luật lệ là những yếu tố quan trọng trong buổi sinh hoạt chào cờ của trường em. Chúng giúp duy trì sự tổ chức, kỷ luật và an toàn, đồng thời tạo ra một môi trường học tập tích cực. Việc tuân thủ quy tắc và luật lệ không chỉ là trách nhiệm của mỗi học sinh mà còn là sự đóng góp vào sự thành công chung của cả trường học.
Xin like + điểm ak
1
0
+2đ tặng

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.

Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng. Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực . Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.

Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh dần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.

Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, níu giữ nét đẹp truyền thống này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư