LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đời sống vật chất của cộng đồng dân tộc Việt?

Đời sống vật chất của cộng đồng dân tộc Việt?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
77
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đời sống vật chất của cộng đồng dân tộc Việt hiện nay đa dạng và phong phú. Người Việt Nam hiện đang sống trong một xã hội phát triển với nền kinh tế ngày càng mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế ngày càng đa dạng và hệ thống hạ tầng ngày càng phát triển.

Các thành tựu kinh tế của Việt Nam như tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, cải thiện môi trường kinh doanh... đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.

Người Việt Nam ngày nay có điều kiện sống tốt hơn, với nhu cầu về nhà ở, giáo dục, y tế, văn hóa, giải trí được đáp ứng tốt hơn. Họ cũng có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm và dịch vụ tiên tiến, hiện đại từ khắp nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức và vấn đề cần được giải quyết như chất lượng giáo dục, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phân bố thu nhập không đồng đều, vấn đề dân tộc thiểu số và vùng sâu vùng xa...

Tóm lại, đời sống vật chất của cộng đồng dân tộc Việt đang ngày càng được cải thiện nhờ vào sự phát triển kinh tế và xã hội, nhưng vẫn còn nhiều công việc cần làm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người.
1
0
Hưngg
10/05 08:47:10
+5đ tặng

- Tín ngưỡng, tôn giáo

+ Tín ngưỡng: Các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp,... với những cách thức khác nhau.

Tôn giáo: tại Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới là Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo,... Mức độ đậm nhạt của các tôn giáo này khác nhau tuỳ theo tiến trình lịch sử, theo vùng miền và theo tộc người…

Phong tục, tập quán, lễ hội của các tộc người có sự khác biệt, tạo nên những nét bản sắc văn hóa độc đáo.

- Nghệ thuật

+ Các loại hình nghệ thuật biểu diễn của dân tộc Kinh rất đa dạng, tiêu biểu như nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuổng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan, dân ca quan họ,...

+ Mỗi dân tộc thiểu số lại có những làn điệu, điệu múa và nhạc cụ riêng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trân Trân
10/05 21:34:01
+4đ tặng

* Hoạt động sản xuất

- Do địa bàn cư trú trải rộng trên nhiều địa hình khác nhau, có điều kiện tự nhiên khác biệt nên tập quán sản xuất của các dân tộc không hoàn toàn giống nhau.

- Một số dân tộc canh tác trên ruộng nước (ở vùng đồng bằng hoặc ở các thung lũng), số khác canh tác trên ruộng khô, nương rẫy hoặc kết hợp giữa ruộng nước và nương rẫy (ở miền núi, vùng cao).

- Hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều kết hợp trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Ngoài ra, họ còn sản xuất thủ công nghiệp (dệt vải, đan lát, làm đồ gồm, làm đồ trang sức, làm nghề rèn, làm đồ gỗ,…) và buôn bán, trao đổi hàng hóa. Một số dân tộc có ngành nghề thủ công rất phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo, mang bản sắc dân tộc đậm nét.

* Ẩm thực:

       - Lương thực chính: lúa, ngô; ăn cơm nấu từ gạo tẻ, gạo nếp kết hợp với các món được chế biến từ các loại thịt (trâu, bò, lợn, gà, vịt,.), cá, ếch, nhái, mắm, rau, măng, củ...

- Thức uống có rượu cần, rượu trắng cất từ gạo, nếp, ngô, sắn.

* Trang phục:

- Mỗi dân tộc có những nét riêng, phản ánh điều kiện sống cũng như tập quán và óc thẩm mĩ của các cộng đồng dân cư. Nữ: váy hoặc quần, yếm, dây lưng, áo dài, áo chui đầu, choàng hoặc cài khuy, khăn, mũ (nón). Nam: quần, khố, xà rông, áo ngắn, áo dài, khăn,…

- Đồ trang sức: nhẫn, khuyên tai, vòng cổ, vòng đeo tay, vòng đeo chân, dây chuyền làm bằng vàng, bạc, đồng, răng thú,…

- Ngày nay, ngoài trang phục truyền thống, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng sử dụng trang phục giống như người Kinh.

* Nhà ở:

- Đa dạng về loại hình: nhà sàn, nhà nền đất, nhà nửa sàn nửa đất, nhà trình tường.

- Vật liệu làm nhà là gỗ, đá, gạch, ngói, tre nứa, tranh, đất sét…

- Nhà ở của người Kinh, Hoa, Chăm là nhà trệt (làm trên nền đất bằng).

- Nhà của nhiều dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên, Tây Bắc,… thường là nhà sàn.

- Một số dân tộc có những ngôi nhà được xây cất làm nơi sinh hoạt chung cho buôn làng, với nét kiến trúc độc đáo như nhà rông của người Ba-na, Xơ-đăng, Giẻ-Triêng ở Tây Nguyên.

* Phương tiện đi lại và vận chuyển

- Phương tiện đi lại và vận chuyển truyền thống của đồng bào các dân tộc ở đồng băng và miền núi là voi, ngựa, xe trâu, xe bò, quang gánh, gùi,…

- Ở vùng có nhiều sông ngòi, các dân tộc sử dụng đò, ghe và thuyền.

- Ngày nay, việc sử dụng phương tiện cơ giới (xe đạp, xe gắn máy, ô tô, tàu hoả... ) đã phổ biến trong cộng đồng các dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư