Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cơ sở hình thành và phát triển tâm lý học sinh tiểu học

Nội dung 3: Cơ sở hình thành và phát triển tâm lý học sinh tiểu học.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
116
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Cơ sở hình thành và phát triển tâm lý học sinh tiểu học là một lĩnh vực quan trọng trong tâm lý học giáo dục, giúp hiểu rõ hơn về cách trẻ em ở độ tuổi này phát triển về mặt tâm lý. Dưới đây là một số cơ sở chính:

1. **Di truyền và sinh học**:
- **Di truyền**: Các yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các đặc điểm tâm lý của trẻ. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập, trí nhớ, sự chú ý và các đặc điểm tính cách.
- **Phát triển não bộ**: Giai đoạn tiểu học là thời kỳ não bộ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các vùng liên quan đến tư duy logic, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội.

2. **Môi trường gia đình**:
- **Tình cảm gia đình**: Sự yêu thương, quan tâm và hỗ trợ từ gia đình là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển tâm lý lành mạnh.
- **Giáo dục gia đình**: Cách giáo dục và các giá trị mà gia đình truyền đạt ảnh hưởng lớn đến hành vi và thái độ của trẻ.

3. **Môi trường học đường**:
- **Giáo viên**: Giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh. Mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh có thể thúc đẩy sự tự tin và động lực học tập.
- **Bạn bè**: Quan hệ bạn bè giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, học cách hợp tác, chia sẻ và giải quyết xung đột.

4. **Phát triển nhận thức**:
- **Tư duy logic và trừu tượng**: Ở giai đoạn tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng tư duy logic và trừu tượng, giúp họ hiểu các khái niệm phức tạp hơn.
- **Kỹ năng giải quyết vấn đề**: Trẻ học cách phân tích vấn đề, tìm kiếm giải pháp và đánh giá kết quả.

5. **Phát triển cảm xúc và xã hội**:
- **Nhận thức về bản thân**: Trẻ bắt đầu hình thành nhận thức về bản thân, bao gồm sự tự tin, lòng tự trọng và ý thức về giá trị cá nhân.
- **Kỹ năng xã hội**: Trẻ học cách giao tiếp, hợp tác và xây dựng mối quan hệ với người khác.

6. **Ảnh hưởng văn hóa và xã hội**:
- **Giá trị văn hóa**: Các giá trị văn hóa và xã hội mà trẻ tiếp xúc hàng ngày ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận thế giới và hành xử.
- **Phương tiện truyền thông**: Truyền thông, bao gồm sách, phim ảnh, và internet, cũng có tác động lớn đến sự phát triển tâm lý của trẻ.

7. **Hoạt động vui chơi và học tập**:
- **Vui chơi**: Vui chơi là một phần quan trọng trong sự phát triển tâm lý của trẻ, giúp họ học cách giải quyết vấn đề, phát triển kỹ năng xã hội và thể hiện cảm xúc.
- **Học tập**: Quá trình học tập không chỉ giúp trẻ tiếp thu kiến thức mà còn phát triển các kỹ năng tư duy, kỹ năng xã hội và cảm xúc.

Những cơ sở này không tồn tại độc lập mà thường xuyên tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên một bức tranh toàn diện về sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học.
1
3
Antony
14/06 00:59:17
+5đ tặng

- Các yếu tố gia đình gia đình là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất, ảnh hưởng tới tâm lý của học sinh, tình trạng hôn nhân, kinh tế gia đình, cách cha mẹ giáo dục con cái sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.

- Các yếu tố xã hội: trong một xã hội phát triển con người sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ xã hội. Vấn đề đóng vai trò quan trọng cuộc sống, đánh giá của người khác, tầm quan trọng của việc học tập,  sự cạnh tranh,  tình trạng bạo lực tệ nạn xã hội đều có thể ảnh hưởng tới tâm lý của học sinh.

- Các yếu tố trường học: môi trường học tập cũng ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh, đặc biệt là những yếu tố như chương trình giảng dạy, phương pháp giáo dục, cơ sở vật chất, thầy cô bạn bè

- Các yếu tố cá nhân: mỗi học sinh có một cá tính khả năng và nhu cầu riêng, tùy thuộc vào cá tính của từng học sinh những yếu tố như khả năng học tập, tính cách, sức khỏe, tình trạng tâm lý sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Thank Truc
14/06 05:38:34
+3đ tặng

Đối tượng của cấp tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Học sinh tiểu học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.

Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan. Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới. Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý. Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe.

Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học sinh. Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người, nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc. Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp. Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này. Vì vậy, trong dạy học lớp ghép, giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng người thực, việc thực, qua dạy học hợp tác hành động để phát triển tư duy cho học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phán đoán và suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn.

Học sinh tiểu học thường có nhiều nét tính cách tốt như hồn nhiên, ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha. Giáo viên nên tận dụng đặc tính này để giáo dục học sinh của mình nhưng cần phải đúng, phải chính xác, đi học đúng giờ, làm việc theo hướng dẫn của giáo viên trong môi trường lớp ghép.

Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi người. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Tình cảm học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em. Vì vậy giáo viên dạy học lớp ghép cần quan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập. Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thể hiện ở tư duy ngôn ngữ – logíc dừng lại ở mức độ trực quan cụ thể. Ngoài ra tâm lí của học sinh dân tộc còn bộc lộ ở việc thiếu cố gắng, thiếu khả năng phê phán và cứng nhắc trong hoạt động nhận thức. Học sinh có thể học được tính cách hành động trong điều kiện này nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào trong điều kiện hoàn cảnh mới. Vì vậy trong môi trường lớp ghép giáo viên cần quan tâm tới việc việc phát triển tư duy và kỹ năng học tập cho học sinh trong môi trường nhóm, lớp. Việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trường, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho học sinh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×