Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao nói hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi? Phân tích sự khác biệt cơ bản của hoạt động với đồ vật ở tuổi ấu nhi và hài nhi? Từ đó hãy nêu một số biện pháp để tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật có hiệu quả?

Tại sao nói hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi? Phân tích sự khác biệt cơ bản của hoạt động với đồ vật ở tuổi ấu nhi và hài nhi? Từ đó hãy nêu một số biện pháp  để tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật  có hiệu quả?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
157
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Hoạt động với đồ vật được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi (từ 1 đến 3 tuổi) vì đây là giai đoạn mà trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh thông qua việc tương tác với các đồ vật. Trong giai đoạn này, trẻ phát triển các kỹ năng vận động, nhận thức và xã hội thông qua việc cầm nắm, lắp ráp, tháo rời, và sử dụng các đồ vật khác nhau. Hoạt động với đồ vật giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, giải quyết vấn đề và hiểu biết về mối quan hệ nhân quả.

### Sự khác biệt cơ bản của hoạt động với đồ vật ở tuổi ấu nhi và hài nhi

1. **Khả năng vận động:**
- **Hài nhi (0-1 tuổi):** Trẻ ở giai đoạn này chủ yếu sử dụng các kỹ năng vận động thô như cầm nắm, lắc, và đập đồ vật. Trẻ bắt đầu phát triển khả năng kiểm soát tay và mắt, nhưng vẫn còn hạn chế.
- **Ấu nhi (1-3 tuổi):** Trẻ ở giai đoạn này phát triển các kỹ năng vận động tinh hơn như xếp chồng, lắp ráp, và tháo rời đồ vật. Trẻ có khả năng điều khiển tay và mắt tốt hơn, cho phép thực hiện các hoạt động phức tạp hơn.

2. **Khả năng nhận thức:**
- **Hài nhi:** Trẻ chủ yếu khám phá đồ vật thông qua các giác quan như nhìn, nghe, và cảm nhận. Trẻ bắt đầu nhận biết các đặc điểm cơ bản của đồ vật như màu sắc, hình dạng, và kích thước.
- **Ấu nhi:** Trẻ bắt đầu hiểu về mối quan hệ nhân quả và có khả năng tư duy logic hơn. Trẻ có thể phân loại đồ vật theo các tiêu chí khác nhau và bắt đầu hiểu về chức năng của từng đồ vật.

3. **Khả năng xã hội và giao tiếp:**
- **Hài nhi:** Trẻ tương tác với đồ vật chủ yếu một cách độc lập và ít có sự tham gia của người khác. Trẻ bắt đầu phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản như cười, khóc, và phát âm các âm thanh đơn giản.
- **Ấu nhi:** Trẻ bắt đầu tương tác với người khác thông qua đồ vật, chẳng hạn như chơi cùng bạn bè hoặc người lớn. Trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp phức tạp hơn như nói chuyện, yêu cầu, và chia sẻ.

### Biện pháp tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật có hiệu quả

1. **Cung cấp môi trường an toàn và phong phú:**
- Đảm bảo rằng môi trường xung quanh trẻ an toàn để trẻ có thể tự do khám phá và tương tác với đồ vật.
- Cung cấp đa dạng các loại đồ chơi và đồ vật phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ, bao gồm các đồ chơi phát triển kỹ năng vận động tinh và thô, đồ chơi xếp hình, và đồ chơi giáo dục.

2. **Khuyến khích sự tự lập và sáng tạo:**
- Cho phép trẻ tự do khám phá và sử dụng đồ vật theo cách riêng của mình, không áp đặt quá nhiều quy tắc.
- Khuyến khích trẻ thử nghiệm và tìm ra các cách sử dụng mới cho đồ vật, giúp phát triển khả năng sáng tạo và tư duy linh hoạt.

3. **Tạo cơ hội cho trẻ tương tác xã hội:**
- Tổ chức các hoạt động nhóm để trẻ có cơ hội chơi và tương tác với bạn bè, giúp phát triển kỹ năng xã hội và giao tiếp.
- Khuyến khích trẻ chia sẻ và hợp tác với người khác trong các hoạt động với đồ vật.

4. **Hướng dẫn và hỗ trợ khi cần thiết:**
- Cung cấp sự hướng dẫn và hỗ trợ khi trẻ gặp khó khăn, nhưng không làm thay trẻ. Hãy để trẻ tự tìm ra giải pháp và học hỏi từ kinh nghiệm.
- Đưa ra các gợi ý và câu hỏi mở để khuyến khích trẻ suy nghĩ và khám phá thêm về đồ vật.

5. **Quan sát và điều chỉnh:**
- Thường xuyên quan sát trẻ khi chơi và tương tác với đồ vật để hiểu rõ sở thích, khả năng và nhu cầu của trẻ.
- Điều chỉnh các hoạt động và đồ chơi phù hợp với sự phát triển và hứng thú của trẻ, đảm bảo rằng trẻ luôn có cơ hội học hỏi và phát triển.

Bằng cách áp dụng các biện pháp này, chúng ta có thể tạo ra môi trường học tập và phát triển tối ưu cho trẻ ấu nhi, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả kỹ năng vận động, nhận thức và xã hội.
1
0
+5đ tặng
1. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ dạo của trẻ ấu nhi

Ngay trong thời kỳ thai nhi, trẻ em đã thực hiện những hoạt động khá phức tạp với các đồ vật, nhưng những hành động của trẻ hài nhi với đồ vật chỉ là vu vơ (manipulation) chứ chưa nhằm vào việc khám phá chức năng và phương thức sử dụng nó. Do đó trẻ chơi nghịch với cái thìa cũng chẳng khác gì chơi với cái bút, cái que.

Khi bước vào tuổi ấu nhi, mối quan hệ giữa trẻ với thế giới đồ vật được thay đổi đáng kể. Đồ vật lúc này đối với trẻ không phải chỉ là cái để nghịch, để chơi mà còn chứa đựng trong đó một chức năng nhất định và có một phương thức sử dụng tương ứng. Chẳng hạn cái thìa dùng để xúc cơm và có cách cầm thìa nhất định. Với sự hướng dẫn của người lớn đứa trẻ hướng hoạt động của mình vào việc nắm cách sử dụng đồ vật. Cứ như vậy nó lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội được củng cố vào trong các đồ vật. Do đó hoạt động đồ vật của trẻ ngày càng giống với cách sử dụng của người lớn (như cầm bút, cầm thìa, gõ trống, tháo mở hộp). Hoạt động này của trẻ được gọi là hoạt động với đồ vật (là một loại hoạt động đối tượng). Ở trẻ ấu nhi, hoạt động với đồ vật trở thành chủ đạo. Vì nhờ có hoạt động này mà chức năng của các đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ ra trước đứa trẻ và đồ vật xung quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái đi tìm kiếm, lôi cái này ra, tháo cái kia lắp vào cái nọ bận rộn suốt ngày. Chính nhờ vậy mà tâm lý của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ. Chức năng của đồ vật là thuộc tính ẩn tàng, trẻ không thể phát hiện được bằng những hành động chơi - nghịch như trẻ hài nhi vẫn làm. Hành động đồ vật của trẻ ấu nhi cũng khác về chất so với các hành động tương tự mà người ta thường thấy ở loài khỉ. Con khỉ cũng có hành động với đồ vật, nhưng không nhằm tìm hiểu chức năng của đồ vật và cũng không cần tìm hiểu phương thức sử dụng tương ứng. Con khỉ có thể uống nước trong cốc nhưng cũng có thể uống nước trong chậu, trong xô, miễn là có nước. Đối với con khỉ thì chậu, cốc, xô đều như nhau. Sau khi thoả mãn cơn khát xong, nó coi những đồ vật đó cũng như mọi đồ vật khác và hành động với đồ vật đó theo tình huống ngẫu nhiên. Còn đối với trẻ khi được người lớn dạy cho cách uống nước bằng cốc, thì sau đó mỗi khi khát nước trẻ chỉ vào cái cốc và đòi lấy cốc nếu người lớn mang cốc đến thì trẻ tỏ ra mừng rỡ và đưa cốc lên miệng để uống. Như vậy là trẻ đã nắm được chức năng của cái cốc và biết được phương thức hành động của cái cốc theo kiểu người. Điều đó tuyệt nhiên không có nghĩa là sau khi đã lĩnh hội được một hành động với một đồ vật nào đó thì trẻ sẽ luôn luôn sử dụng đồ vật đó theo chức năng của nó. Chẳng hạn khi đùa nghịch, đứa trẻ có thể cho bàn tay vào cốc để vọc nước, nhưng lúc đó nó hoàn toàn biết rằng hành động này không phù hợp với chức năng của cái cốc. Trong lứa tuổi trước, trẻ hài nhi có thể làm bất cứ hành động nào mà trẻ biết được để tác động vào một đồ vật (như cầm que gõ vào cốc, ném cốc xuống sàn v.v...), còn trẻ ấu nhi, sau khi biết hành động đúng với chức năng của một đồ vật nào đó, trẻ cũng có thể hành động biến báo đi theo ý thích của mình, chẳng hạn, nhiều khi nó cũng muốn hành động với cái cốc một cách tự do, tuỳ tiện, nhưng trên một mức độ hoàn toàn khác là, trẻ ấu nhi đã nắm được chức năng cơ bản của cái cốc và phương thức hành động tương ứng.

Điều quan trọng là trong khi lĩnh hội những hành động sử dụng các đồ vật sinh hoạt hàng ngày thì đồng thời trẻ cũng lĩnh hội được những quy tắc hành vi trong xã hội. Chẳng hạn khi hờn dỗi trẻ có thể ném cái cốc xuống sàn, nhưng rồi nó tỏ ra sợ hãi khi nhìn vào mặt người lớn, vì nó biết làm như vậy là vi phạm quy tắc sử dụng đồ vật. Thái độ của người lớn lúc này đồng tình hay phản đối là hết sức quan trọng để củng cố việc nắm vững quy tắc hành vi xã hội cho trẻ.

Do nắm được phương thức hành động với một số đồ vật mà sự định hướng của trẻ vào thế giới đồ vật có một bước phát triển mới. Khi gặp một đồ vật lạ, trẻ không chỉ muốn biết "đây là cái gì?" mà còn muốn biết "có thể làm gì với cái này?". Nếu được sự hướng dẫn thường xuyên của người lớn, trẻ em sẽ nhanh chóng nắm được phương thức hành động với đồ vật theo kiểu người. Đây là một nội dung quan trọng trong tiến trình học làm người của trẻ. Suốt trong thời kỳ ấu nhi, hoạt động với đồ vật luôn luôn giữ vai trò chủ đạo, đứa trẻ luôn hướng vào thế giới đồ vật của con người. Lúc này trẻ luôn luôn tìm hiểu, khám phá để xem cần phải hành động với các đồ vật xung quanh như thế nào. Do đó khi gặp một đồ vật bất kỳ nào trẻ cũng muốn hành động với nó. Đó là những hành vi tích cực giúp cho sự phát triển tâm lý của trẻ. Tuy nhiên trong vô số đồ vật mà trẻ muốn hành động với chúng có rất nhiều đồ vật dễ bị hư hỏng (như cốc dễ bị vỡ, sách dễ bị rách...) hoặc gây nguy hiểm (dao dễ làm đứt tay). Tình hình này dẫn đến mâu thuẫn giữa tính tích cực hoạt động của trẻ với sự "bảo vệ" cấm đoán của người lớn. Do đó đồ chơi ra đời là để giải quyết mâu thuẫn này. Trẻ không hành động với đồ vật thật thì hành động với đồ chơi (là mô hình của đồ vật thật). Đồ chơi đối với trẻ lúc này hết sức cần thiết chẳng khác nào cuốc cày đối với người nông dân, máy móc đối với người công nhân, phòng thí nghiệm đối với nhà bác học. Người ta có thể ví đứa trẻ ấu nhi như là một "nhà hoạt động thực tiễn" "hay một" nhà thực nghiệm "bởi vì chỉ bằng hoạt động với đồ vật trẻ mới có thể khám phá được chức năng của chúng và phương thức hành động tương ứng. Tuy vậy hành động đối với đồ vật thật vẫn mang một ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó người lớn cũng cần mạnh dạn cho trẻ tiếp xúc với đồ vật thật (nếu không gây nguy hiểm), và dạy cho trẻ hành động đúng với các đồ vật ấy, mặt khác lại phải tạo ra cho trẻ nhiều đồ chơi để trẻ có thể hành động với chúng như là đồ vật thật, đặc biệt là loại đồ chơi chứa đựng nhiều yếu tố kích thích trẻ hành động giúp cho sự phát triển tâm lý của trẻ thuận lợi.

2. Các loại hành động với đồ vật của trẻ ấu nhi

Đối với mỗi loại đồ chơi hay đồ vật thật, trẻ đều cố gắng tìm kiếm một phương thức hành động tương ứng. Sự tiếp xúc với thế giới xung quanh ngày càng rộng thì phương thức hành động với đồ vật cũng ngày càng phong phú. Trong số những hành động với đồ vật mà trẻ nắm được ở lứa tuổi ấu nhi thì những hành động thiết lập các mối tương quan và những hành động công cụ là những hành động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ hơn cả.

a. Hành động công cụ

Là hành động trong đó một đồ vật nào đó được sử dụng như một công cụ để tác động lên các đồ vật khác. Chẳng hạn dùng thìa để xúc cơm, dùng dao để thái rau.

Việc sử dụng công cụ, dù cho là những công cụ cầm tay đơn giản nhất không những chỉ làm tăng thêm sức lực tự nhiên của con người, mà còn làm cho con người có thể thực hiện được nhiều hành động mà nếu chỉ bằng tay không thì khó có thể làm được hoặc kết quả kém. Có thể xem công cụ như là khí quan nhân tạo của con người, làm trung gian giữa con người và tự nhiên.

Ở tuổi ấu nhi, trẻ mới chỉ học cách sử dụng một số công cụ sơ đẳng nhất như thìa, cốc, bút chì... Tuy vậy, những cái đó cũng đã có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển tâm lý, vì những công cụ đó đã mang trong mình những đặc điểm chung của mọi công cụ: cách thức dùng chúng là do xã hội quy định và cấu tạo của công cụ lại do chức năng của chúng quy định.

Công cụ là khâu trung gian giữa bàn tay con người với đồ vật cần tác động tới, và tác động đó diễn ra như thế nào lại tuỳ thuộc vào cấu tạo của công cụ. Dùng thìa để xúc cơm khác xa với dùng tay bốc cơm vào mồm. Vì vậy việc sử dụng công cụ đòi hỏi thay đổi hoàn toàn động tác của tay, làm cho bàn tay phải phục tùng cấu tạo của công cụ. Chẳng hạn khi cầm thìa xúc cơm cho vào miệng, đòi hỏi tay cầm đúng vào cán thìa và cầm ngửa thìa mới xúc được cơm trong bát, từ bát đưa thẳng thìa lên mồm rồi mới cho vào mồm. Có nghĩa là động tác của tay phải được thay đổi sao cho phù hợp với cấu tạo của thìa. Sự thay đổi này diễn ra nếu trẻ biết chú ý đến mối quan hệ giữa công cụ và đối tượng mà hành động hướng tới (tức là quan hệ giữa thìa và cơm), nhưng đây không phải là việc dễ dàng đối với trẻ, bởi vì trước đó trẻ mới chỉ biết hành động bằng tay trực tiếp lên đối tượng (tức là bốc cơm bằng tay) chứ không thông qua một công cụ nào. Trẻ chỉ nắm được hành động công cụ một cách đúng đắn khi có sự hướng dẫn có hệ thống của người lớn. Người lớn làm mẫu cho trẻ, hướng dẫn sự vận động bàn tay sao cho phù hợp với công cụ và luôn nhắc nhở trẻ chú ý đến kết quả. Cứ như vậy trẻ sẽ lĩnh hội được những hành động công cụ cần cho cuộc sống hàng ngày (như cầm thìa xúc cơm, cầm cốc uống nước, cầm bút chì vẽ trên giấy...). Có thể chia quá trình lĩnh hội hành động công cụ thành nhiều giai đoạn: lúc đầu công cụ chỉ là sự kéo dài bàn tay của trẻ (trẻ nắm lấy thìa và đưa gần vào bát rồi xúc cơm đưa thẳng lên mồm y như đưa nắm tay lên mồm vậy). Lúc này sự chú ý của trẻ không hướng về công cụ mà chỉ hướng về đối tượng (không hướng về cái thìa mà chỉ hướng về cơm). Do đó hành động chưa thể thành công (cơm rơi vãi hết, trẻ chỉ đưa được cái thìa không lên mồm). Ở giai đoạn này mặc dầu trẻ đã cầm công cụ, nhưng đây chưa phải là hành động công cụ mà chỉ mới là hành động bằng tay. Sang giai đoạn tiếp theo, trẻ mới bắt đầu chú ý tới quan hệ giữa công cụ và đối tượng mà hành động hướng tới (giữa thìa và cơm). Lúc này trẻ phải làm đi làm lại nhiều lần mới đạt kết quả. Cuối cùng, chỉ khi nào bàn tay thích nghi đầy đủ với cấu tạo của công cụ thì mới xuất hiện hành động công cụ đích thực.

Hành động công cụ mà trẻ nắm được ở lứa tuổi ấu nhi chưa phải là hoàn toàn thành thạo, còn phải tiếp tục hoàn thiện thêm. Song điều quan trọng là ở chỗ trẻ nắm được chính nguyên tắc của việc sử dụng công cụ, một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản của con người. Nhờ đó trong những trường hợp khác trẻ có thể tự mình sử đụng một đồ vật nào đó làm công cụ (như dùng que khều quả bóng ở dưới gầm giường).

b. Hành động thiết lập các mối tương quan

Đó là những hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng (hoặc các bộ phận của chúng) vào những mối tương quan nhất định trong không gian. Chẳng hạn hành động chồng các khối gỗ thành hình tháp, hoạt động lắp ráp các đồ chơi. Ngay trong tuổi hài nhi, trẻ đã bắt đầu thực hiện các hành động với đồ vật như tháo ra, lắp vào, đậy lại. Tuy nhiên, các hành động này có đặc điểm là khi tiến hành, trẻ hài nhi chưa biết đến các thuộc tính của đồ vật, chưa biết chọn đồ vật theo hình dáng và kích thước sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định. Ngược lại, những hành động thiết lập mối tương quan mà trẻ bắt đầu lĩnh hội ở tuổi ấu nhi đòi hỏi phải tính đến những thuộc tính của đối tượng. Chẳng hạn để xếp được hình tháp cho đúng, trẻ cần phải chú ý đến tương quan về độ lớn của các khối gỗ, phải biết xếp khối gỗ to nhất ở dưới cùng, rồi chồng lên lần lượt những khối gỗ nhỏ dần. Hành động với đồ chơi lắp ghép cũng thế, trẻ cần phải biết thuộc tính của đồ chơi và chọn các bộ phận sao cho giống nhau hay phù hợp với nhau để xếp lại theo một trình tự hay kiểu cách nhất định để tạo thành một chỉnh thể.

Đây là những hành động khá phức tạp đối với trẻ ấu nhi, bởi vì những hành động này phải được điều chỉnh bằng chính kết quả thu được. Nhưng trẻ lại chưa thể tự mình tạo ra kết quả đó, nhất là ở trong thời kỳ đầu, trẻ rất khó đạt tới kết quả này, chúng thường sắp xếp lung tung. Người lớn cần phải giúp trẻ đạt tới kết quả đúng bằng cách làm mẫu cho trẻ và giúp trẻ thực hiện cách hành động để dần dần trẻ nắm được hành động đó.

Sự lĩnh hội những hành động thiết lập các mối tương quan của trẻ phụ thuộc vào phương pháp dạy dỗ. Nếu người lớn chỉ làm mẫu trước mắt trẻ nhiều lần thì trẻ ghi nhớ vị trí của các đối tượng trong tương quan nhất định. Nếu người lớn để trẻ làm và lưu ý sửa các chỗ sai cho trẻ thì sau đó trẻ sẽ hành động theo lối làm thử. Cách tốt nhất là dạy trẻ nhìn trước bằng mắt để chọn các đối tượng thích hợp theo một tương quan nhất định rồi tổ chức các hành động thiết lập các tương quan cho đúng. Chỉ bằng cách này mới giúp trẻ nắm được phương thức hành động đúng, thực hiện trong các điều kiện khác nhau. Chẳng hạn khi dạy trẻ lắp những vật có hình dạng khác nhau vào các hình tương ứng được đục trên một thẻ gỗ, người lớn cần phải dạy trẻ quan sát bằng mắt để tìm thấy sự giống nhau của các hình được đục trong thẻ với các hình ở ngoài thẻ, tức là dạy trẻ thiết lập mối tương quan giữa các hình đó, rồi đề nghị trẻ lần lượt lấy hình ngoài thẻ lắp vào các hình trong thẻ theo tương quan về hình dạng. Người lớn cần làm mẫu cho trẻ lúc đầu. Không nên để trẻ hành động một cách tuỳ tiện theo phương thức "thử và có lỗi" một cách ngẫu nhiên, chẳng khác gì hành động của loài khỉ. Học được phương thức hành động như thế trẻ có thể vận dụng một hoàn cảnh đòi hỏi một phương thức hành động tương ứng phức tạp hơn.

Nhờ hành động thiết lập các mối tương quan như vậy các chức năng tâm lý của trẻ như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy được phát triển mạnh, đặc biệt là tư duy trực quan - hành động, làm cơ sở cho sự phát triển các kiểu tư duy cao hơn sau này (như tư duy trực quan - hình tượng và tư duy lo-gic).

3. Đi theo tư thế thẳng đứng - Hình thái vận động đặc trưng của con người

Ở cuối tuổi hài nhi, một đứa trẻ bắt dầu những bước đi chập chững, nhưng hầu hết trẻ em phải sau một năm mới bắt đầu biết đi. Đi là hình thái vận động đặc trưng của con người, không có sẵn trong những chương trình di truyền. Điều này được chứng minh rõ ràng ở những em bé bị động vật (như sói, gấu...) bắt về nuôi. Sống giữa bầy động vật, những em bé đó hoàn toàn không biết đi mà chỉ biết bò (là hình thái vận động đặc trưng của loài động vật có vú). Sau này những em bé đó được người ta mang về, được sống trong xã hội loài người, được dạy dỗ theo phương thức vận động của con người, những em bé đó bắt đầu những bước đi chập chững, mặc dầu lúc đó có em đã 13, 14 tuổi rồi. Sự vận động theo tư thế thẳng đứng là một công việc khó khăn. Việc điều khiển các cử động đi vẫn chưa được hình thành, vì thế đứa trẻ luôn luôn bị mất thăng bằng. Những trở ngại nhỏ nhặt nhất ở trên đường đi đều có thể làm cho nó bối rối, sợ hãi. Lúc này người lớn cần dìu dắt trẻ đi từng bước một và kịp thời cổ vũ khi đứa trẻ đi được vài bước. Sau những thành công đó, chẳng bao lâu đứa trẻ bắt đầu cảm thấy thích đi, mặc dầu bị ngã lên, ngã xuống nhưng trẻ vẫn không chán nản. Dần dần động tác đi lấn át được động tác bò và trở thành phương thức cơ bản để di chuyển trong không gian, để tiến gần tới những đối tượng hấp dẫn. Tuy nhiên, bản thân các cử động đi vẫn chưa phối hợp được hài hoà.

Động tác đi ngày càng tiến bộ, đứa trẻ đã làm chủ được thân thể của mình, những bước đi trở nên mạnh dạn, các vận động được thực hiện mà không gây căng thẳng như trước. Trẻ không những chỉ đi mà còn chạy. Nói đúng hơn trẻ chạy nhiều hơn đi vì chạy dễ lấy thăng bằng hơn là đi.

Khi đã biết đi thành thạo rồi, các bước đi đã tự động hoá, trẻ bắt đầu thích làm phức tạp hoá bước đi của mình như đi thụt lùi, xoay vòng quanh, nhiều khi còn muốn vượt qua một số đồ vật, lúc này trẻ rất say mê thực hiện các bài tập đi do người lớn hướng dẫn. Do đó, nên tận dụng thời cơ này để tập những động tác vận động khéo léo cho trẻ để việc đi đứng của chúng trở nên mạnh dạn và linh hoạt hơn.

Đi theo tư thế thẳng đứng là một bước tiến cơ bản nhằm làm cho trẻ độc lập về mặt sinh học, đồng thời là một bước quan trọng trong việc biến đứa trẻ trở thành người.

Nhờ biết đi, trẻ bước vào một thời kỳ mới: thời kỳ tiếp xúc tự do độc lập hơn 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
+4đ tặng

Hoạt động với đồ vật được coi là hoạt động chủ chốt của trẻ ấu nhi bởi vì vào giai đoạn này nhận thức của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ nên rất cần khám phá môi trường thông qua việc thao tác đồ vật. Điều này giúp trẻ xây dựng khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng vận động tinh và nâng cao vốn từ vựng. Khác với trẻ hài nhi chỉ sử dụng các giác quan để tiếp cận thế giới xung quanh, trẻ ấu nhi sử dụng tay chân nhiều hơn trong khi tương tác với các đối tượng. Trẻ hài nhi thường cầm nắm đồ chơi theo cách thụ động còn trẻ ấu nhi lại sáng tạo ra những cách mới mẻ hơn để chơi đùa cùng chúng.

Để tăng cường hoạt động với đồ vật ở trẻ ấu nhi, giáo viên cần tạo ra một môi trường phong phú bao gồm nhiều loại đồ chơi kích thích trí tò mò và óc sáng tạo của trẻ. Giáo viên cũng có thể hướng dẫn trẻ thực hành các kỹ năng vận động tinh như xếp chồng khối hoặc vẽ tranh. Khuyến khích trẻ tự mình thử nghiệm và khám phá những điều mới lạ sẽ thúc đẩy tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ. Cuối cùng, thầy cô giáo phải kiên nhẫn và hỗ trợ quá trình học của từng trẻ, đồng thời đưa ra những phản hồi mang tính củng cố và khuyến khích. Bằng cách cung cấp trải nghiệm học tập giàu cảm xúc, trẻ sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp, xã hội mạnh mẽ và có ý thức về bản thân tốt đẹp hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư