Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 bài viết nghị luận xã hội về cách ứng xử đúng đắn khi đối diện với những người trẻ tuổi

viết 1 bv nglxh về cách ứng xử đúng đắn khi đối diện với những người trẻ tuổi
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
71
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### Nghị luận xã hội: Cách ứng xử đúng đắn khi đối diện với những người trẻ tuổi

Trong xã hội hiện đại ngày nay, thế hệ trẻ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của đất nước. Họ là những người mang trong mình ước mơ, khát vọng và năng lượng sáng tạo. Tuy nhiên, việc giao tiếp và ứng xử với những người trẻ tuổi cũng không phải là điều dễ dàng. Để xây dựng một môi trường giao lưu lành mạnh, chúng ta cần có những cách ứng xử đúng đắn khi đối diện với họ.

Đầu tiên, sự lắng nghe là một yếu tố vô cùng quan trọng. Người trẻ thường có nhiều ý tưởng và quan điểm mới mẻ, họ muốn được bày tỏ và chia sẻ với người khác. Thay vì áp đặt quan điểm của mình, người lớn nên biết lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của thế hệ trẻ. Điều này không chỉ giúp cho người trẻ cảm thấy được tôn trọng, mà còn tạo cơ hội để hai bên có thể học hỏi lẫn nhau. Sự lắng nghe sẽ tạo ra một không khí giao tiếp cởi mở, thân thiện.

Tiếp theo, người lớn cần tạo điều kiện cho người trẻ được thể hiện bản thân. Thế hệ trẻ thường khao khát khám phá và thử nghiệm những điều mới mẻ. Việc khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động, dự án hay tổ chức sẽ giúp họ phát huy tối đa tiềm năng của bản thân. Hãy để họ có cơ hội thể hiện ý tưởng, sáng tạo và dám dấn thân vào những lĩnh vực mà họ yêu thích. Điều này không chỉ giúp họ trưởng thành mà còn góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.

Bên cạnh đó, việc tôn trọng và công nhận thành quả của người trẻ cũng là một cách ứng xử cần thiết. Dù chỉ là những thành công nhỏ, nhưng việc ghi nhận sẽ góp phần tạo động lực cho họ phấn đấu hơn nữa. Người trẻ cần cảm thấy rằng nỗ lực của họ không bị bỏ qua, và rằng họ đang đi đúng hướng. Sự động viên, khích lệ từ những người đi trước sẽ là nguồn cảm hứng mạnh mẽ giúp họ vượt qua khó khăn.

Hơn nữa, người lớn cũng nên đặt mình vào vị trí của người trẻ để hiểu những áp lực và thách thức mà họ đang phải đối mặt. Áp lực học tập, định hướng tương lai, và những kỳ vọng từ xã hội có thể tạo ra cảm giác áp lực lớn. Đôi khi chỉ cần một lời chia sẻ, một cái vỗ về từ người lớn cũng có thể làm giảm bớt gánh nặng cho họ. Đừng quên rằng mỗi thế hệ đều có những khó khăn riêng, và việc thấu hiểu sẽ giúp tăng cường sự kết nối giữa các thế hệ.

Cuối cùng, sự kiên nhẫn là yếu tố không thể thiếu trong cách ứng xử với người trẻ tuổi. Họ có thể chưa trưởng thành trong suy nghĩ và hành động, đôi khi mắc phải những sai lầm. Thay vì chỉ trích hay phê phán, người lớn nên dành thời gian để hướng dẫn và chỉ bảo. Điều quan trọng là giúp họ nhận ra sai lầm và học hỏi từ đó, từ đó góp phần vào sự trưởng thành của họ.

Tóm lại, việc ứng xử đúng đắn với người trẻ tuổi không chỉ cần sự tôn trọng, lắng nghe mà còn cần sự thấu hiểu và kiên nhẫn. Khi chúng ta biết cách giao tiếp hiệu quả và động viên thế hệ trẻ, chúng ta sẽ không chỉ góp phần vào sự trưởng thành của họ mà còn xây dựng một xã hội tích cực và phát triển. Hãy nhớ rằng, thế hệ trẻ hôm nay sẽ là những chủ nhân của tương lai, và trách nhiệm của chúng ta là nâng đỡ, khích lệ và dẫn dắt họ trên con đường tiến về phía trước.
0
0
Nols
30/07 10:49:49
+5đ tặng

những người trẻ tuổi  là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước,thái độ của họ rất quan trọng đến việc rèn luyện nhân cách của bản thân, sự phát triển bền vững của đất nước, xa hơn nữa là luôn được các nước trên thế giới muốn đặt mối quan hệ, bảo vệ sau này. Thấy được thái độ cư xử của người trẻ phải biết hòa đồng với mọi người, biết lịch sự với mọi người, nhưng giới trẻ ngày nay không phải ai cũng làm tốt việc đó, họ chưa có thái độ cư xử đúng mực, đó là điều họ nên được thức tỉnh, hướng vào đúng giá trị đạo đức chuẩn mực của xã hội ta.

Ứng xử có thể hiểu được là cả tổng hợp không chỉ một quá trình giao tiếp, xử lí thông tin, giải quyết vấn đề bằng cách nói, hành động cử chỉ đúng mực, khả năng truyền đạt thông tin, cảm xúc của bản thân với người khác, và với nhiều người trong cộng đồng. Chuẩn mực trong cách ứng xử được nhắc nhiều ở đây nó có nghĩa là phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói.Cái “văn hóa” ở đây cũng nên hiểu là cách ăn nói đúng đắn, thái độ trong cả cử chỉ và ngôn từ hợp lý, hợp hoàn cảnh, ra mình là người có học thức, nên việc “ứng xử có văn hóa “cũng là khi con người ta biết nói dễ dàng đưa vào tai người khác. Vậy nên có thể thấy được một cách ứng xử mà biểu hiện của nó đi ngược lại với những điều trên thì không thể chấp nhận được nó là một sự văn hóa. Lối nói khó nghe, thô tục, buông những lời nói mà vô tình làm đau lòng, tổn thương đến người nghe vì do nguyên nhân chủ quan như không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, không rèn luyện cho mình sự đúng mực trong cách cư xử ngay từ đầu, sống trong hoàn cảnh không được phù hợp…

Ở thế hệ học sinh những mầm non trẻ của đất nước, ta được nhà trường, thầy cô, bố mẹ, người thân, cả cộng đồng chú trọng việc rèn luyện thái độ ứng xử phù hợp, sống biết lẽ phải, không được văng tục chửi bậy, nếu không tuân thủ theo những nội quy vô hình hay hữu hình thì ta sẽ đối diện với những hình thức kỉ luật tùy mức độ. Có thể khẳng định rằng thái độ ứng xử chính là thước đo cho học sinh ngoan, hay dở. Ta có thể chiêm nghiệm được rằng những học sinh tốt, sẽ là những con người chăm ngoan, thái độ ứng xử phù hợp với độ tuổi, được người lớn quan tâm rèn giũa trở thành con người có nếp sống tốt, biết ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ, thầy cô vì chỉ có như thế các em mới thành người tốt sau này, và đương nhiên đi kèm đó sẽ luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng.

Một điển hình của người học sinh có thái độ ứng xử tốt thật đáng quý là sống hòa đồng với bạn bè, nói năng có tính khiêm tốn, cởi mở với bạn bè, không hề văng tục chửi bậy, và ta có thể thấy được những em học sinh rèn cho mình được biết học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi. Chan hòa, biết cư xử đúng,biết yêu thương cả qua hành động và lời nói, không đành hanh,không lớn tiếng quát tháo , chành chọe với các em nhỏ hơn mình.

Nhưng bên cạnh đó trước hoàn cảnh, không chú tâm rèn luyện ứng xử, không được sự quan tâm của người lớn đúng mực,phải tiếp xúc với quá nhiều những vấn đề xã hội, những điều không hay trên thứ mạng Internet quá sớm… đã vô tình làm cho một số bộ phận học sinh đã không biết giữ mình, các bạn nhanh chóng để tâm hồn mình bị lấm bẩn bởi những thứ không tốt, thành thử ra chính thái độ cư xử của các bạn cũng đã phản ánh được điều đó, thật đáng buồn khi nó đang trở thành một vấn đề nan giải khi nhiều bạn vẫn chưa được hiểu rõ về cách cư xử của bản thân để chỉnh lý để phát triển bản thân theo chiều hướng tốt. Đúng như dân ta có câu “cái xấu thì nhiễm rất dễ, cái tốt thì khó”.Rồi cũng khó có thể chấp nhận sự thực rằng, những nền văn hóa giao tiếp đã mất dần khi con người ta học nhiều mà thấm vào người thì chẳng được bao nhiêu.

Có những học sinh dù khoác trên mình màu áo trắng tinh khôi, trong sáng, vẫn đang được rèn luyện trong cùng một môi trường giáo dục nhưng không phải ai cũng biết cư xử đúng mực, ứng xử tốt, ở đây cũng không khó gặp những học sinh nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, hành động côn đồ, hung hăng với bạn bè, giáo viên, vô lễ với bố mẹ, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh. Có thể thấy được những người như vậy hiếm có được những mối quan hệ tốt, với những người thành công, với bạn bè, thầy cô thì sẽ ít tiếp xúc, khó có được sự giáo dục tử tế vì thái độ bất hợp tác, nhưng nếu càng ít được giáo dục các bạn đó sẽ càng dễ tiến đến một hậu quả mà chúng ta khó có thể lường trước được.

Vì vậy, cả xã hội, các gia đình, nhà trường, bạn bè nên chỉ ra cho các bạn rằng các phải hình dung ra được con người sau này của mình nếu không muốn trở thành người không có ích cho xã hội, thành phần đáy của xã hội, thành phần bặm chợm, xã hội đen không hề được ủng hộ trong một xã hội văn minh, không có thể giữ được chức vụ tốt, tiền lương tốt trong một xã hội phát triển nhưng cũng gắn với yêu cầu chuẩn mực đạo đức dù cơ bản nhất cũng phải cao.

Qua đó mới thấy hết được việc rèn luyện ứng xử cho không chỉ thế hệ trẻ, mọi người là rất quan trọng, là việc làm rất cần cho chúng ta nên sớm ý thức, hành động ngay bây giờ. Bản thân em, em thấy được vị trí của mình sau này là một trong những chủ nhân tương lai của đất nước phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn.

Em thấy được rằng Việc “ứng xử có văn hóa” không chỉ làm đẹp mặt cho bản thân mà còn cho người khác cái cảm giác vui và tự ban cho mình một niềm tin tưởng với người khác khi ta tiếp xúc, em sẽ thực hiện tu dưỡng rèn luyện thói quen ứng xử tốt, có chuẩn mực từ bây giờ, phát huy nó như một người tuy học nhiều nhưng vẫn mang trong mình sự tôn trọng những điều gọi là bản sắc văn hóa đơn giản nhất – văn hóa giao tiếp vì nó rất cần cho sự phát triển trong tương lai của em sau này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×