Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dinh dưỡng là

Câu 1. Dinh dưỡng là

  A. quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.

  B. quá trình đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể.

  C. quá trình quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

  D. quá trình đào thải chất dinh dưỡng.

Câu 2. Chất dinh dưỡng là

  A. chất độc hại cần loại bỏ ra khỏi cơ thể.  B. tổng hợp các chất không cần thiết cho cơ thể.

  C. quá trình quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

  D. những chất hay hợp chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể.

Câu 3. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?

Các nhóm dưỡng chất quan trọng là:

(1) Chất bột đường;    (2) Chất béo và protein;

(3) Chất xơ    (4) Vitamin và khoáng chất;      (5) Chất độc.

  A. 2.                       B. 3.                         C. 5.                              D. 4.

Câu 4. Trong các nguyên tắc sau đây, có bao nhiêu nguyên tắc đúng để xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý?

(1) Đủ về năng lượng, đủ và cân bằng về các nhóm chất dinh dưỡng.

(2) Phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

(3) Đa dạng thực phẩm, phù hợp theo mùa và theo từng địa phương.

(4) Phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của hộ gia đình.

  A. 1.                      B. 2.                        C. 3.                            D. 4.

Câu 5. Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ?

  A. Tuyến tuỵ.       B. Tuyến vị.            C. Tuyến ruột.            D. Tuyến nước bọt.

Câu 6. Loại thực phẩm nào cung cấp nhiều chất bột đường?

  A. Thịt, cá.            B. Rau, củ, quả.    C. Ngũ cốc.                     D. Sữa và sản phẩm từ sữa.

Câu 7. Tế bào nhận chất dinh dưỡng không để thực hiện quá trình

  A. Trao đổi chất. B. Lớn lên.   C. Phân chia.                            D. Tiêu hoá.

Câu 8. Sau khi được tiêu hoá chất béo được chuyển hoá thành

  A. Đường đơn.   B. Vitamin..    C. Amino acid                         D. Glycerol và acid béo.

Câu 9. Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ

  A. mắc bệnh sởi. B. nhiễm giun sán.   C. mắc bệnh lậu.       D. nổi mề đay.

Câu 10. Loại đồ ăn/thức uống nào dưới đây tốt cho hệ tiêu hoá ?

  A. Nước giải khát có gas.  B. Xúc xích. , C. Lạp xưởng.        D. Khoai lang.

Câu 11. Hình bên cho biết giá trị dinh dưỡng trong 100ml sữa, hãy cho biết trong 100ml sữa cung cấp bao nhiêu năng lượng?

A. 3.6 kcal.             B. 165 kcal.            C. 71,6 kcal.                D. 90 kcal.

Câu 12. Hình bên cho biết giá trị dinh dưỡng trong 100ml sữa, hãy cho biết trong 100ml sữa cung cấp bao nhiêu Vitamin D3?

<!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->

  A. 165 IU.             B. 250 IU.                C. 71,6 IU.                   D. 90 IU.

Câu 13. Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá?

  A. Vitamin.      B. Ion khoáng.            C. Chất bột đường.  D. Nước.

Câu 14. Tuyến nước bọt có chức năng

A. tiêu hoá acid amin. 

B. làm ẩm thức ăn, chứa enzyme amylase giúp tiêu hoá một phần tinh bột.

C. đảo trộn thức ăn.     D. hấp thu các chất dinh dưỡng.

Câu 15. Đặc điểm giúp ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng là

A. ruột non không có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

B. chứa enzyme amylase giúp tiêu hoá một phần tinh bột.

C. có dịch tuỵ giúp tiêu hoá protein, lipid,...

  D. lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên.

Câu 16. Ruột non không có chức năng nào sau đây?

A. Cử động nhu động, đẩy thức ăn di chuyển.          B. Hấp thụ chất dinh dưỡng.

C. Tiết dịch mật, có chức năng nhũ tương hoá Lipid.

D. Nhào trộn thức ăn với dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột.

Câu 17. Tại ruột già xảy ra hoạt động

A. hấp thụ lại nước.  B. tiêu hoá thức ăn.  C. hấp thụ chất dinh dưỡng. D. nghiền nát thức ăn.

Câu 18. Chọn các phát biểu đúng?

Biện pháp nào dưới đây giúp cải thiện tình trạng táo bón

1. Ăn nhiều rau xanh.        2. Hạn chế thức ăn chứa nhiều tinh bột và prôtêin.

3. Uống nhiều nước.         4. Uống chè đặc.

  A. 2, 3.                  B. 1, 3, 4.                C. 1, 2.                         D. 1, 2, 3.

Câu 19. Ruột già không bao gồm

  A. Manh tràng (ruột thừa).                  B. Đại tràng.    C. Tá tràng.                  D. Trực tràng.

Câu 20. Ống tiêu hoá không bao gồm

  A. Gan.                 B. Ruột non.           C. Dạ dày.                   D. Khoang miệng.

Câu 21. Cho các phát biểu sau khi nói về hệ tiêu hóa ở người:

(1) Tuyến tiêu hóa không thuộc hệ tiêu hóa ở người.

(2) Quá trình tiêu hóa hóa học giúp biến thức ăn thành các chất đơn giản.

(3) Sau khi được biến đổi thành các chất đơn giản, các chất này đi qua niêm mạc ruột non.

(4) Vai trò của sự tiêu hóa là biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

  A. 1.                       B. 2.                         C. 3.                             D. 4.

Câu 22. Quá trình tiêu hoá cơ học là

A. thức ăn biến đổi nhờ xúc tác của enzyme.      B. thức ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn.

C. chất dinh dưỡng đi theo hệ tuần hoàn đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể.

D. thải các chất không thể tiêu hoá ra ngoài.

Câu 23. Ở đây chất dinh dưỡng được tích luỹ hoặc loại bỏ, chất độc bị khử?

  A. Gan.                 B. Thận.                  C. Ruột già.                 D. Ruột non.

Câu 24. Cho dữ kiện: Các chất được biến đổi hoá học ở ruột non là: Glucid, chất khoáng, protein, Lipid, Acid nucleic, cellulose.

Trong các chất trên, có bao nhiêu chất không đúng?

  A. 3.                       B. 1.                         C. 4.                              D. 2.

Câu 25. Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể.

  A. Ăn và uống → vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa →tiêu hóa thức ăn → hấp thụ các chất dinh dưỡng → thải phân.

  B. Ăn và uống → tiêu hóa thức ăn → vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa → hấp thụ các chất dinh dưỡng → thải phân.

  C. Ăn và uống → vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa → hấp thụ các chất dinh dưỡng → tiêu hóa thức ăn → thải phân.

  D. Ăn và uống → hấp thụ các chất dinh dưỡng →vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa → tiêu hóa thức ăn → thải phân.

Câu 26. Yêu cầu đầu tiên của một khẩu phần hợp lý là

A. cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể.

 B. cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.     C. các chất dinh dưỡng có tỷ lệ thích hợp.

D. cân đối giữa chất sinh năng lượng và không sinh năng lượng.

Câu 27. Tuyến tiêu hoá được tạo thành từ mấy thành phần?

  A. 4.                       B. 5.                         C. 6.                              D. 7.

Câu 28. Tuyến vị nằm ở …

  A. dạ dày.            B. ruột non.            C. ruột già.                  D. thực quản.

Câu 29. Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hoá?

  A. Dạ dày.           B. Thực quản.       C. Thanh quản.          D. Gan.

Câu 30. Trong hệ tiêu hoá ở người, bộ phận nằm liền dưới dạ dày là

  A. Tá tràng.         B. Thực quản.       C. Hậu môn.               D. Kết tràng.

Câu 31. Acid HCl được chứa trong tuyến nào?

  A. Tuyến nước bọt.   B. Tuyến tụy.    C. Tuyến vị.                   D. Tuyến ruột.

Câu 32. Vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu là

  A. việc sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh.

  B. không dùng thực phẩm có chứa các chất gây độc hại cho người sử dụng.

C. mọi biện pháp, mọi nỗ lực nhằm đảm bảo cho thực phẩm ăn vào không gây hại cho sức

  khỏe của người tiêu dùng.

  D. việc sử dụng thực phẩm tươi sạch không gây hại cho sức khỏe.

Câu 33. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Việt nam về ăn uống hợp lý cho người trưởng thành, nên

A. ăn theo sở thích cá nhân.    B. nhịn ăn buổi sáng.

C. ăn nhiều vào buổi tối.            D. ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Câu 34. Thực phẩm thực vật là nguồn cung cấp chất khoáng có tính kiềm đặc biệt có nhiều trong:

  A. Ngũ cốc.          B. Khoai củ.           C. Rau quả.                D. Đậu đỗ.

Câu 35. Giá trị dinh dưỡng chính của các hạt ngũ cốc là cung cấp

A. protein chủ yếu cho cơ thể.              B. lipid chủ yếu cho cơ thể.

C. protein và lipid chủ yếu.                  D. năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

Câu 36. Thực phẩm nào sau đây có hàm lượng chất béo cao nhất?

  A. Thịt heo.          B. Đậu nành.         C. Đậu phộng.            D. Mè.

Câu 37. Yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm là:

  A. Thành phần của thực phẩm.        B. Nhiệt độ.     C. Oxygen.                   D. pH.

Câu 38. Đồ hộp có dấu hiệu nào sau đây được coi là nguy hiểm không nên sử dụng:

  A. Hộp kín.           B. Hộp sáng bóng.    C. Phồng cơ học.   D. Phồng tự nhiên.

Câu 39. Nguyên nhân gây bệnh béo phì là

A. ăn quá nhiều, hoạt động quá nhiều.           B. ăn quá nhiều, hoạt động quá ít.

C. ăn bình thường, uống nước nhiều.              D. ăn quá ít, hoạt động nhiều.

Câu 40. Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc các bệnh:

A. Tim mạch, huyết áp cao, đau bụng.             B. Tim mạch, tiểu đường, chóng mặt.

C. Tiểu đường, huyết áp cao, tiêu chảy.             D. Tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch.

Câu 41. Ngộ độc thực phẩm được hiểu đó là một tình trạng bệnh lý xảy ra do:

  A. Ăn phải các thức ăn có chứa chất độc.

  B. Ăn phải các thức ăn bị ô nhiễm bởi vi sinh vật hoặc các chất độc hại đối với sức khoẻ con người.

C. Ăn phải các thức ăn có chứa vi khuẩn gây bệnh.  

D. Ăn phải các thức ăn đã bị biến chất ôi thiu.

Câu 42. Chọn số đáp án đúng. Thực phẩm có thể bị ô nhiễm từ các nguồn nào sau đây:

1. Từ côn trùng, động vật có tác nhân gây bệnh.        2. Từ nguyện liệu bị ô nhiễm.

3. Từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh                 4. Quá trình bảo quản không cẩn thận.

  A. 1.                       B. 2.                         C. 3.                              D. 4.

Câu 43. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống:

Khi sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm hoặc chứa độc tố sẽ gây …

  A. ngộ độc thực phẩm.   B. bệnh tiêu chảy.    C. viêm dạ dày.                      D. giun sán.

Câu 44. Các chất mà cơ thể không hấp thụ được là:

  A. Đường đơn.   B. Acid amin.          C. Cellulose.               D. Muối khoáng.

Câu 45. Một số biện pháp để phòng bệnh về tiêu hoá:

1. Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm;          2. Không ăn rau;

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý;                          4. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh;

5. Sử dụng nhiều chất kích thích.

  A. 1, 2, 3.              B. 1, 3, 4.                C. 2, 5.                         D. 1, 3, 5.

Câu 46. Tác nhân nào dưới đây không gây hại cho hệ tiêu hóa?

A. Vi sinh vật.                                          B. Uống nhiều rượu, bia.

  C. Ăn thức ăn ôi thiu.                            D. Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý.

Câu 47. Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cần được áp dụng từ khâu:

A. Sản xuất.                                  B. xuất, vận chuyển, bảo quản.

C. Sử dụng, chế biến                    D. Sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến.

Câu 48. Bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em là

  A. tiêu chảy.         B. trào ngược acid.      C. bệnh sa dạ dày. D. bệnh viêm đại tràng.

Câu 49: Để bảo vệ hệ tiêu hóa, chúng ta cần lưu ý

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách;                  2. Ăn uống hợp vệ sinh;

3. Nên sử dụng đồ uống có cồn;   4. Thiết lập khẩu phần ăn hợp lý;  5.  Ăn nhiều vào buổi tối;

Số phát biểu đúng là:

  A. 2.                       B. 2.                         C. 3.                              D. 4.

Câu 50. Biện pháp nào sau đây không có tác dụng phòng các bệnh tiêu hoá?

A. Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.            B. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.

C. Uống ít nước, ăn ít chất xơ.                               D. Tập thể dục, thể thao phù hợp.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
26
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là câu trả lời cho các câu hỏi dinh dưỡng mà bạn đã đề cập:

**Câu 1.** A. quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.

**Câu 2.** D. những chất hay hợp chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể.

**Câu 3.** D. 4. (Các nhóm dưỡng chất quan trọng là: Chất bột đường, chất béo và protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất.)

**Câu 4.** D. 4. (Tất cả các nguyên tắc được đưa ra đều đúng.)

**Câu 5.** A. Tuyến tuỵ. (Tuyến tuỵ không nằm trong ống tiêu hoá.)

**Câu 6.** C. Ngũ cốc. (Ngũ cốc cung cấp nhiều chất bột đường.)

**Câu 7.** D. Tiêu hoá. (Tế bào nhận chất dinh dưỡng không để thực hiện quá trình tiêu hoá.)

**Câu 8.** D. Glycerol và acid béo.

**Câu 9.** B. nhiễm giun sán.

**Câu 10.** D. Khoai lang.

**Câu 11.** C. 71,6 kcal.

**Câu 12.** B. 250 IU.

**Câu 13.** C. Chất bột đường.

**Câu 14.** B. làm ẩm thức ăn, chứa enzyme amylase giúp tiêu hoá một phần tinh bột.

**Câu 15.** D. lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên.

**Câu 16.** C. Tiết dịch mật, có chức năng nhũ tương hoá Lipid.

**Câu 17.** A. hấp thụ lại nước.

**Câu 18.** B. 1, 3, 4. (Phát biểu 1 và 3 giúp cải thiện tình trạng táo bón, 4 thì không.)

**Câu 19.** C. Tá tràng. (Ruột già không bao gồm tá tràng.)

**Câu 20.** A. Gan. (Ống tiêu hoá không bao gồm gan.)

**Câu 21.** D. 4. (Các phát biểu 2, 3, và 4 là đúng.)

**Câu 22.** B. thức ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn.

**Câu 23.** A. Gan.

**Câu 24.** B. 1. (Chất cellulose không được biến đổi hóa học ở ruột non.)

**Câu 25.** A. Ăn và uống → vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa →tiêu hóa thức ăn → hấp thụ các chất dinh dưỡng → thải phân.

**Câu 26.** A. cung cấp đủ năng lượng theo nhu cầu cơ thể.

**Câu 27.** B. 5. (Tuyến tiêu hóa được tạo thành từ 5 thành phần: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.)

**Câu 28.** A. dạ dày.

**Câu 29.** C. Thanh quản. (Không phải bộ phận của hệ tiêu hóa.)

**Câu 30.** A. Tá tràng.

**Câu 31.** C. Tuyến vị.

**Câu 32.** C. mọi biện pháp, mọi nỗ lực nhằm đảm bảo cho thực phẩm ăn vào không gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

**Câu 33.** D. ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

**Câu 34.** C. Rau quả.

**Câu 35.** D. năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

**Câu 36.** C. Đậu phộng.

**Câu 37.** B. Nhiệt độ.

**Câu 38.** C. Phồng cơ học.

**Câu 39.** B. ăn quá nhiều, hoạt động quá ít.

**Câu 40.** D. Tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch.

**Câu 41.** B. Ăn phải các thức ăn bị ô nhiễm bởi vi sinh vật hoặc các chất độc hại đối với sức khoẻ con người.

**Câu 42.** D. 4. (Cả 4 nguồn đều chính xác.)

**Câu 43.** A. ngộ độc thực phẩm.

**Câu 44.** C. Cellulose.

**Câu 45.** B. 1, 3, 4.

**Câu 46.** D. Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý.

**Câu 47.** D. Sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến.

**Câu 48.** A. tiêu chảy.

**Câu 49.** B. 2.

**Câu 50.** C. Uống ít nước, ăn ít chất xơ.

Hy vọng những câu trả lời này hữu ích cho bạn!
3
0
+5đ tặng
  1. A
  2. D
  3. B
  4. D
  5. A
  6. C
  7. D
  8. D
  9. B
  10. D
  11. C
  12. A
  13. C
  14. B
  15. D
  16. C
  17. A
  18. D
  19. C
  20. A
  21. D
  22. B
  23. A
  24. A
  25. A
  26. A
  27. B
  28. A
  29. C
  30. A
  31. C
  32. C
  33. D
  34. C
  35. D
  36. C
  37. B
  38. D
  39. B
  40. D
  41. B
  42. D
  43. A
  44. C
  45. B
  46. D
  47. D
  48. A
  49. D
  50. C

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo