Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
“Tuổi trẻ là tương lai của đất nước”, có lẽ câu nói này hoàn toàn hợp lý và chính xác đối với các nước trên thế giới. Bởi không ai có thể “trường sinh bất tử” cho nên các thế hệ trẻ bây giờ sẽ được học tập và đào tạo để sau này có thể thay thế các thế hệ trước tiếp tục bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Tuy nhiên, tình trạng lười biếng học tập của học sinh hiện nay đang ở mức báo động và hiện tượng này đang thu hút sự chú ý của dư luận, cũng bởi vì họ biết, nếu một người không học tập, không có tri thức thì sẽ khó mà đứng vững trên đường đời, cũng như lo lắng cho việc tương lai của đất nước sẽ như thế nào nếu tình trạng này cứ kéo dài mãi.
Lười biếng có thể coi là một thói hư tật xấu, một căn bệnh “nan y” cần được loại bỏ, nhất là đối với lứa tuổi học sinh, một lứa tuổi đang trong quá trình học hỏi và hoàn thiện bản thân. Và hiện nay, có không ít học sinh lơ là việc học tập, đi học không nghe giảng, không học bài trước khi đến lớp, không làm bài tập về nhà, ngủ, chơi điện thoại trong giờ học, không viết bài, hoàn toàn không có tinh thần và chán nản trong học tập, hay mơ màng đến những thứ khác khi đến lớp. Ngoài ra còn có những học sinh mặc đồng phục và xách cặp đi học nhưng thực chất là “cúp học”, bỏ tiết và thay vào đó là tham gia vào các thú vui bên ngoài như các quán điện tử, quán cà phê,…. những tình trạng ở trên chính là hiện tượng lười học và khá phổ biến ở giới học sinh.
Và tất nhiên rồi, cái gì cũng có nguyên nhân của nó cả. Những nguyên nhân này là gì và từ đâu đến? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lười học của học sinh, và có sáu nguyên nhân chính trong số vô vàn những nguyên nhân khiến cho học sinh cảm thấy lười nhác khi nhắc đến học hành. Thứ nhất chính là việc học sinh đã dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, máy vi tính. Và đúng vậy, với thời buổi công nghệ 4.0 đang bùng nổ như hiện nay thì các sản phẩm công nghệ như điện thoại, máy tính bảng đang dành được rất nhiều sự chú ý từ giới trẻ bởi nó hiện đại hợp thời và khá là tiện lợi. Tuy nhiên, thay vì sử dụng chúng một cách đúng đắn và hợp lý thì khá nhiều bạn học sinh ngày nay lại lạm dụng và coi những sản phẩm ấy như là nguồn sống duy nhất. Ngủ dậy “lướt lướt” hóng hớt vài mẩu tin tức đã rồi mới đánh răng, ăn sáng. Lên trường học thì len lén nhắn tin, chơi game trong giờ học, về nhà là quăng sách vở sang một bên, quăng những kiến thức ít ỏi học được trong ngày ra sau đầu và hăng hái bấm điện thoại đến nổi quên ăn, quên ngủ. Không tình nguyện, không có hứng thú đối với các hoạt động ngoài trời, và khi không có điện thoại là cảm thấy thiếu thốn, khó chịu, bứt rứt trong người. Và dần dần những bạn học sinh ấy sẽ bị những sản phẩm công nghệ chi phối, quản lý thời gian học hành, cũng như các hoạt động cá nhân khác. Tuy nhiên, không chỉ là ở cá nhân học sinh, mà hiện nay có nhiều phụ huynh vì bận bịu công việc hoặc cũng bị những cái điện thoại thu hút mà dẫn tới việc không có thời gian, thơ ơ với việc chăm sóc con và giao con mình cho điện thoại, ipad, máy tính “trông giữ”. Và cũng vì nguyên nhân đó mà có không ít trường hợp vì chơi điện thoại không biết điểm dừng dẫn tới việc học hành sa sút, kết quả ngày xuống dốc. Sau đó còn có một vài trường hợp, phụ huynh chỉ lo nhìn vào kết quả học tập xấu đó và la mắng con mình, mà không nhận ra nguyên nhân ban đầu là do bản thân đã tạo cho con mình có thói quen xấu.
Nguyên nhân thứ hai chính là “bệnh thành tích”. Đối với một số gia đình mà nói, số điểm, xếp hạng của con cái chính là bộ mặt của gia đình cho nên con mình nhất định phải có thành tích tốt, nhất định phải nằm trong top lớp, nhất định phải là số một. Cũng vì lối suy nghĩ ấy mà phụ huynh ngày nay đang chạy đôn chạy đáo tìm cho con mình một lớp học thêm chất lượng, một gia sư giỏi để nhồi nhét kiến thức vào đầu con mình và vô tình biến đứa trẻ trở thành một con robot. Chỉ cần nghe lời, ngoài giờ ăn ngủ thì cứ ngồi vào bàn để học là được rồi. Ngoài đi học trên trường thì giờ này, giờ kia cũng phải có mặt tại lớp học thêm, ngày nghỉ cũng được dàn xếp cho các lớp học khác. Không chỉ vậy, mà có lẽ con đường dài của cuộc đời đứa trẻ cũng đã được cha, mẹ thay mặt để an bài xong hết rồi, con trẻ chỉ cần bước theo mà thôi. Nhưng họ lại không nhận ra đây chính là nguyên nhân khiến con mình chán nản với việc học tập, việc cha, mẹ đặt kỳ vọng quá lớn làm đứa trẻ cảm thấy áp lực và dần dần sẽ không trụ nổi mà buông thả việc học hành, bởi vì đứa trẻ không biết mình học để làm gì, mục đích của việc học là gì. Và khi không có mục tiêu để phấn đấu thì học hành gì cũng sẽ không kiên trì lâu được. Thứ ba là do cha, mẹ không dành thời gian cho con. Có thể là vì cuộc sống mưu sinh hằng ngày của gia đình mà cha, mẹ đã vô tình quên đi việc học hành của con cái, có lẽ họ nghĩ chỉ cần phó mặc cho giáo viên là được rồi, và cứ vậy an tâm làm việc tiếp mà không biết việc học hành của trẻ cần đến sự quan tâm từ hai phía là nhà trường và gia đình, bởi ngoài việc học trên trường thì luyện tập ở nhà cũng rất quan trọng vì lúc ấy cần có sự nhắc nhở từ phía phụ huynh để con cái chuyên tâm hơn trong việc học. Thứ tư là học sinh áp lực vì phải học quá nhiều. Ngoài việc học ở trường thì nhiều học sinh còn phải đi học thêm, học năng khiếu,… điều đó làm cho các em thấy ngột ngạt và dẫn tới việc lười học. Bên cạnh đó, việc học “chay” còn khá nhiều, việc rèn luyện tiếp thu kiến thức, kỹ năng hạn chế cũng dẫn tới việc cả thầy và trò cùng phải vất vả, cố sức dẫn tới việc quá tải và áp lực. Thứ năm chính là “phải làm theo mẫu”. Với một bài toán có nhiều cách giải thì thầy, cô lại chỉ cho phép giải theo cách này thôi, nếu không sẽ không đúng. Và dẫn tới tâm lý học sinh không dám làm khác mẫu thầy, cô chỉ bởi vì sợ sai. Hoặc là những bài văn cần những ý tưởng, cách viết của bản thân thì học sinh lại học thuộc y chang bài văn cô cho để làm kiểm tra. Bởi vì tâm lý sợ sai nên học sinh không dám mang ý tưởng hay sự sáng tạo vào việc học, dẫn tới hệ lụy học sinh đang dần thụ động, lười suy nghĩ.
Thứ ba là do cha, mẹ không dành thời gian cho con. Có thể là vì cuộc sống mưu sinh hằng ngày của gia đình mà cha, mẹ đã vô tình quên đi việc học hành của con cái, có lẽ họ nghĩ chỉ cần phó mặc cho giáo viên là được rồi, và cứ vậy an tâm làm việc tiếp mà không biết việc học hành của trẻ cần đến sự quan tâm từ hai phía là nhà trường và gia đình, bởi ngoài việc học trên trường thì luyện tập ở nhà cũng rất quan trọng vì lúc ấy cần có sự nhắc nhở từ phía phụ huynh để con cái chuyên tâm hơn trong việc học. Thứ tư là học sinh áp lực vì phải học quá nhiều. Ngoài việc học ở trường thì nhiều học sinh còn phải đi học thêm, học năng khiếu,… điều đó làm cho các em thấy ngột ngạt và dẫn tới việc lười học. Bên cạnh đó, việc học “chay” còn khá nhiều, việc rèn luyện tiếp thu kiến thức, kỹ năng hạn chế cũng dẫn tới việc cả thầy và trò cùng phải vất vả, cố sức dẫn tới việc quá tải và áp lực. Thứ năm chính là “phải làm theo mẫu”. Với một bài toán có nhiều cách giải thì thầy, cô lại chỉ cho phép giải theo cách này thôi, nếu không sẽ không đúng. Và dẫn tới tâm lý học sinh không dám làm khác mẫu thầy, cô chỉ bởi vì sợ sai. Hoặc là những bài văn cần những ý tưởng, cách viết của bản thân thì học sinh lại học thuộc y chang bài văn cô cho để làm kiểm tra. Bởi vì tâm lý sợ sai nên học sinh không dám mang ý tưởng hay sự sáng tạo vào việc học, dẫn tới hệ lụy học sinh đang dần thụ động, lười suy nghĩ. Cuối cùng chính là do học sinh không ý thức được việc học tập quan trọng ra sao. Tuổi trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi một học sinh nên biết điều này và tìm ra mục tiêu học tập cho mình. Với thời kỳ hiện đại, có những học sinh vì quá chăm chút vào các nhân vật ảo trên mạng, trên game mà quên đi cuộc sống thật của bản thân. Khi không có mục tiêu, không biết ước mơ của mình là gì, học sinh sẽ dễ chán nản đối với việc học hành. Bởi vì không biết tại sao lại phải đi học, học để làm gì, những kiến thức này dùng vào việc gì,….. Cứ với lối suy nghĩ như vậy, học sinh sẽ không cảm thấy mặn mà gì với học tập, coi đó là việc bị ép buộc dẫn tới tâm lý phản kháng, chống đối với việc học hành. Và cũng vì những nguyên nhân trên mà tỷ lệ trốn học, cúp tiết ngày càng nhiều. Thành tích học tập đang ngày càng đi xuống không có dấu hiệu dừng lại. Còn có những học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến. Dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như chất lượng giáo dục đi xuống, tạo lỗ hổng trong kiến thức của học sinh. Học sinh khi ra đời quá sớm với lối suy nghĩ non nớt sẽ dễ bị dụ dỗ và sẽ xuất hiện những hiểu biết sai lệch về các vấn đề trong cuộc sống. Không chỉ vậy, mà việc lười học, không chịu trau dồi kiến thức này của học sinh sẽ khiến đất nước thiếu hụt nhân tài và việc đó sẽ làm cho đất nước khó phát triển, khó mà đi lên sánh vai với các cường quốc.
Dựa vào các nguyên nhân đó mà chúng ta cũng có thể đưa ra các biện pháp để giúp cho các bạn học sinh khắc phục lại việc học tập. Gia đình cần quan tâm đến con mình nhiều hơn, hãy dành thời gian để đốc thúc việc học hành của con và hạn chế việc chơi điện thoại, máy vi tính nhất có thể. Ngoài ra cha mẹ cũng hãy dành thời gian để vui chơi, sinh hoạt cùng con trong những ngày cuối tuần để hiểu được tính cách và cảm xúc của con hơn. Qua đó cũng hãy lắng nghe và định hướng cho tương lai của con, hoặc là ủng hộ khi con có những ước mơ hay mục tiêu nhất định. Ngoài ra, nhà trường và thầy cô cũng hãy giao các bài tập vừa đủ, hợp lý để học sinh có thể rèn luyện, ôn tập một cách có hiệu quả. Ông bà ta có câu “Học đi đôi với hành”, thay vì để học sinh phải tiếp nhận nội dung theo kiểu học thuộc lòng từng câu chữ thì giáo viên hãy dạy theo kiểu mô tả kiến thức, và cần có những buổi thực hành để học sinh có thể hiểu vấn đề sâu hơn, đồng nghĩa với việc kiến thức sẽ được ghi nhớ lâu hơn và khi hiểu được nội dung thì học sinh cũng sẽ có hứng thú đối với các bài học tiếp theo hơn. Không chỉ vậy, mà bản thân của mỗi học sinh cần phải tự mình ý thức được việc học tập quan trọng ra sao, bởi vì việc tiếp thu kiến thức không chỉ hỗ trợ các bạn trong tương lai mà các bạn còn cần kiến thức để đưa Tổ quốc đi vào thời kỳ thịnh vượng, phát triển hơn nữa. Gia đình và nhà trường có cố gắng giúp đỡ, đốc thúc bạn như thế nào mà bản thân bạn vẫn lười biếng, không muốn cố gắng thì công sức của mọi người cũng sẽ tiêu tan. Các bạn học sinh nên ý thức được trách nhiệm của mình và xác định cho mình một mục tiêu, một ước mơ để lấy đó làm động lực học tập đầu tiên. Sau đó hãy cố gắng với các môn mình thích trước để xây dựng hứng thú học, và dần dần là cố gắng rèn luyện với các môn khó để đưa tri thức phát triển rộng hơn. Điều quan trọng chính là ở ý thức của mỗi người chúng ta, không nên đổ lỗi cho cha mẹ hay thầy cô bởi vì có học hành đàng hoàng để tương lai có một cuộc sống tốt đẹp hay không thì là do bạn có chịu đánh thức ý thức và cảnh tình lại suy nghĩ cũng như hành động của bản thân hay không mà thôi, chúng ta cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có đánh giá và cái nhìn đúng đắn nhất.
Đối với những bạn học sinh đua đòi, chạy theo những cái phù phiếm, giao du với người xấu, không học hành đàng hoàng thì chúng ta nên phê phán những bạn học sinh đó, cũng như giúp đỡ các bạn quay trở lại với học tập và có cái nhìn đúng về cuộc sống. Trong bức thư gửi học sinh của Bác Hồ có câu: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Các bạn có thấy không? Việc học không chỉ ở mỗi cá nhân, mà nó còn ảnh hưởng đến tương lai và sự phát triển của cả một quốc gia đó. Cho nên chúng ta hãy cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức để sau này có thể giúp ích được cho bản thân cũng như cho xã hội nhé!
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |