Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

ĐỀ 1: THẦN MƯA

        Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường bay xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày. Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên có lần Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Do đó mà trong dân gian đã có câu hát về việc cá gáy hóa rồng: “Mồng ba cá đi ăn thề - Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn”.

      Khi trời đất mới sinh, thì chính Trời phải làm mưa cho dân sự làm ăn. Sau vì khó nhọc quá, Trời không làm lấy mưa nữa. Trời mới sai Rồng lấy nước phun xuống làm ra mưa. Nhưng vì số Rồng trên trời ít, không đủ làm mưa cho điều hòa khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm Rồng gọi là thi Rồng. Khi chiếu Trời ban xuống dưới Thuỷ phủ, vua Thuỷ Tề loan báo cho các giống dưới nước ganh đua mà dự thi. Trời cắt một viên Ngự sử ra sát hạch. Hạch có ba kỳ, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức đủ tài, vượt được cả ba đợt, thì mới lấy đỗ mà cho hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài Thủy tộc đến thi đều bị loại cả, vì không con nào vượt qua được cả ba đợt sóng. Sau có con cá rô nhẩy qua được một đợt thì bị rơi ngay, nên chỉ có một điểm. Có con tôm nhẩy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng, thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu. Hai con cùng phải trở lại yên nghiệp ở đồng như trước. Đến lượt cá chép vào thi, thì gió thổi ào ào, mây kéo đầy trời, chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sống, vào lọt cửa Vũ Môn. Cá chép đỗ, vây đuôi, râu, sừng tự nhiên mọc đủ, dạng bộ oai nghi, cá chép hóa Rồng phun nước làm ra mưa.

(Trích Thần Mưa, Tuyển tập văn chương nhi đồng, Doãn Quốc Sĩ, NXB Sáng Tạo, 1970, T. 32 – T. 33)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại gì? 

Câu 3. Ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích là gì?

Câu 4. Hãy nhận xét về đặc điểm không gian trong truyện “Thần Mưa”.

Câu 5. Theo đoạn trích, thần mưa có hình dáng, tính cách và công việc như thế nào?

Câu 6. Trong văn bản, thần mưa làm ra mưa bằng cách nào?

Câu 7. Đoạn trích lí giải hiện tượng hạn hán hoặc lụt lội ở hạ giới là do điều gì?

Câu 8. Theo đoạn trích, có cuộc thi vượt Vũ Môn là vì điều gì?

Câu 9. Cuộc thi vượt Vũ Môn có liên quan đến thành ngữ, tục ngữ dân gian nào

Câu 10. Ý nghĩa của chi tiết cá chép vượt vũ môn hóa Rồng là gì?

Câu 11. Cuộc thi vượt Vũ Môn được miêu tả là cuộc thi như thế nào? Theo em, cuộc thi vượt vũ môn của các loài thủy tộc có nét tương đồng với các cuộc thi chuyển cấp, thi đại học ngày nay không?

Câu 12. Không chỉ giải thích hiện tượng mưa, đoạn trích còn lí giải điều gì về đặc điểm giống loài của một số con vật?

Câu 13. Lí giải vì sao trong văn hóa dân gian, người Việt lại thích treo tranh cá chép, trưng bày tượng cá chép?

Câu 14. Văn bản Thần Mưa thể hiện nội dung chính là gì?

Câu 15: Hãy nêu trình tự các sự kiện chính của truyện.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
106
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là các câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến đoạn văn "Thần Mưa":

**Câu 1:** Phương thức biểu đạt chính của văn bản là kể chuyện (hành động và sự việc liên quan đến các thủy tộc và thần Mưa).

**Câu 2:** Văn bản trên thuộc thể loại truyền thuyết.

**Câu 3:** Ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích là ngôi thứ ba.

**Câu 4:** Đặc điểm không gian trong truyện "Thần Mưa" được thể hiện qua các địa điểm như hạ giới, trời cao và cửa Vũ Môn thuộc Hà Tĩnh, tạo nên bối cảnh thiên nhiên và không gian thần thoại huyền ảo.

**Câu 5:** Thần Mưa có hình dáng là một vị thần hình rồng. Tính cách của thần Mưa hay quên và có trách nhiệm trong việc phân phát nước. Công việc của thần Mưa là hút nước từ biển và sông để phun ra làm mưa cho đất và cây cối sinh trưởng.

**Câu 6:** Trong văn bản, thần Mưa làm ra mưa bằng cách hút nước từ biển và sông vào bụng, sau đó phun nước ra khỏi bụng làm thành mưa.

**Câu 7:** Đoạn trích lí giải hiện tượng hạn hán hoặc lụt lội ở hạ giới là do thần Mưa có tính hay quên và không đến tưới mát cho một số vùng, dẫn đến tình trạng thiếu nước hoặc thừa nước.

**Câu 8:** Cuộc thi vượt Vũ Môn được tổ chức để lựa chọn các giống thủy tộc có tài năng giúp thần Mưa trong việc phun nước và làm ra mưa.

**Câu 9:** Cuộc thi vượt Vũ Môn có liên quan đến thành ngữ, tục ngữ dân gian “Mồng ba cá đi ăn thề - Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn”.

**Câu 10:** Ý nghĩa của chi tiết cá chép vượt Vũ Môn hóa Rồng là biểu hiện cho sự kiên trì, nỗ lực và vượt qua thử thách, điều này đồng thời phản ánh ước mơ vươn tới thành công.

**Câu 11:** Cuộc thi vượt Vũ Môn được miêu tả là một cuộc thi đầy thử thách, nơi các loài thủy tộc phải vượt qua ba đợt sóng để chứng minh sức mạnh và khả năng của mình. Theo em, cuộc thi này có nét tương đồng với các cuộc thi chuyển cấp hay thi đại học ngày nay ở chỗ đều yêu cầu người tham dự phải nỗ lực và vượt qua nhiều thử thách để đạt được thành công.

**Câu 12:** Đoạn trích còn lí giải về đặc điểm giống loài của các con vật, thể hiện qua việc mô tả khả năng của cá chép và các loài thủy tộc khác trong cuộc thi vượt Vũ Môn.

**Câu 13:** Người Việt thích treo tranh cá chép, trưng bày tượng cá chép vì cá chép được coi là biểu tượng của sự may mắn, thành công, đặc biệt là trong việc thi cử và mưu cầu tiến bộ trong cuộc sống.

**Câu 14:** Nội dung chính của văn bản Thần Mưa là lý giải sự xuất hiện của thần Mưa và vai trò của thần trong việc mang lại nước cho cây cối và đất đai, đồng thời phản ánh niềm tin vào các truyền thuyết dân gian.

**Câu 15:** Trình tự các sự kiện chính của truyện là:
1. Giới thiệu về thần Mưa và công việc của thần.
2. Đề cập đến sự khó khăn trong việc cung cấp nước.
3. Tổ chức cuộc thi chọn ra các giống thủy tộc để giúp thần Mưa.
4. Miêu tả cuộc thi và các con vật tham gia.
5. Cá chép vượt qua thi và biến hóa thành Rồng, thực hiện nhiệm vụ phun nước làm mưa.
1
0
Amelinda
21/08 10:28:52
+5đ tặng

Câu 1. Phương thức biểu thuật chính của văn bản là gì?

  • Trả lời: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự. Tác giả kể lại một câu chuyện về Thần Mưa, cuộc thi hóa rồng và sự ra đời của mưa.

Câu 2. Văn bản trên thuộc thể loại gì?

  • Trả lời: Văn bản thuộc thể loại truyện thần thoại. Nó giải thích các hiện tượng tự nhiên (mưa) bằng cách sử dụng những yếu tố siêu nhiên, thần bí.

Câu 3. Ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích là gì?

  • Trả lời: Ngôi kể trong đoạn trích là ngôi thứ ba. Người kể không trực tiếp tham gia vào câu chuyện mà kể lại một cách khách quan.

Câu 4. Hãy nhận xét về đặc điểm không gian trong truyện “Thần Mưa”.

  • Trả lời: Không gian trong truyện rất rộng lớn, bao gồm cả trời và đất. Có những không gian cụ thể như: biển, sông, cửa Vũ (Vũ Môn), thủy phủ,... Không gian này mang tính huyền ảo, thần bí, phù hợp với một câu chuyện thần thoại.

Câu 5. Theo đoạn trích, thần mưa có hình dáng, tính cách và công việc như thế nào?

  • Hình dáng: Thần Mưa có hình dáng một con rồng.
  • Tính cách: Thần Mưa có tính hay quên, làm việc không đều đặn.
  • Công việc: Thần Mưa có nhiệm vụ hút nước biển, sông và phun lên trời để tạo ra mưa, cung cấp nước cho muôn loài.

Câu 6. Trong văn bản, thần mưa làm ra mưa bằng cách nào?

  • Thần Mưa hút nước biển, sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa.

Câu 7. Đoạn trích lí giải hiện tượng hạn hán hoặc lụt lội ở hạ giới là do điều gì?

  • Do tính hay quên của Thần Mưa. Có những vùng Thần Mưa đến muộn nên gây hạn hán, có vùng Thần Mưa đến quá nhiều nên gây lụt lội.

Câu 8. Theo đoạn trích, có cuộc thi vượt Vũ Môn là vì điều gì?

  • Vì công việc làm mưa quá nặng nề, Thần Mưa không thể một mình đảm nhiệm hết nên Trời đã tổ chức cuộc thi để tìm thêm những "vị thần mưa" mới.

Câu 9. Cuộc thi vượt Vũ Môn có liên quan đến thành ngữ, tục ngữ dân gian nào?

  • Có thể liên hệ với câu thành ngữ "Vượt vũ môn" để chỉ việc vượt qua một thử thách khó khăn để đạt được thành công.

Câu 10. Ý nghĩa của chi tiết cá chép vượt vũ môn hóa Rồng là gì?

  • Chi tiết này tượng trưng cho sự nỗ lực, kiên trì và thành công. Cá chép vượt qua thử thách để trở thành rồng, giống như con người phải vượt qua khó khăn để đạt được ước mơ.

Câu 11. Cuộc thi vượt Vũ Môn được miêu tả là cuộc thi như thế nào? Theo em, cuộc thi vượt vũ môn của các loài thủy tộc có nét tương đồng với các cuộc thi chuyển cấp, thi đại học ngày nay không?

  • Cuộc thi được miêu tả rất khốc liệt, đòi hỏi các loài thủy tộc phải có sức mạnh và kỹ năng vượt trội. Có thể so sánh với các cuộc thi chuyển cấp, thi đại học ngày nay, nơi các sĩ tử phải vượt qua nhiều kỳ thi căng thẳng để đạt được mục tiêu.

Câu 12. Không chỉ giải thích hiện tượng mưa, đoạn trích còn lí giải điều gì về đặc điểm giống loài của một số con vật?

  • Đoạn trích giải thích về khả năng biến đổi của các loài vật. Ví dụ như cá chép có thể hóa rồng khi vượt qua thử thách.

Câu 13. Lí giải vì sao trong văn hóa dân gian, người Việt lại thích treo tranh cá chép, trưng bày tượng cá chép?

  • Vì cá chép là biểu tượng của sự may mắn, thành công và sự kiên trì. Hình ảnh cá chép vượt vũ môn hóa rồng đã trở thành một biểu tượng đẹp trong văn hóa Việt Nam.

Câu 14. Văn bản Thần Mưa thể hiện nội dung chính là gì?

  • Nội dung chính của văn bản là giải thích hiện tượng mưa và ca ngợi ý chí vượt khó, vươn lên của con người.

Câu 15. Hãy nêu trình tự các sự kiện chính của truyện.

  1. Trời giao nhiệm vụ làm mưa cho rồng.
  2. Vì rồng ít nên Trời tổ chức cuộc thi hóa rồng.
  3. Các loài thủy tộc tham gia thi.
  4. Cá chép vượt qua ba cửa ải, hóa rồng.
  5. Cá chép trở thành thần mưa mới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quỳnh Anh
21/08 10:33:33
+4đ tặng
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.
Câu 2. 
Văn bản thuộc thể loại thần thoại.
Câu 3. 
Ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích là ngôi thứ ba.
Câu 4. 
Không gian trong truyện “Thần Mưa” rất rộng lớn, bao trùm cả trời, đất và thủy phủ. Nó bao gồm những không gian siêu nhiên như hạ giới, thiên đình và Vũ Môn, nơi diễn ra cuộc thi kén rồng. Không gian này phản ánh thế giới của thần linh và loài vật, thể hiện sự giao thoa giữa thiên nhiên và các hiện tượng tự nhiên.
Câu 5. 
Hình dáng: Thần Mưa có hình dáng là một con rồng.
Tính cách: Thần Mưa có tính hay quên, đôi khi phân phát nước không đều, gây ra hạn hán hoặc lụt lội ở hạ giới.
Công việc: Thần Mưa có nhiệm vụ hút nước từ biển, sông rồi bay lên trời phun nước ra làm mưa, cung cấp nước cho thế gian, giúp cây cỏ tốt tươi.
Câu 6.
Thần Mưa hút nước từ biển, sông vào bụng, sau đó bay lên trời cao và phun nước ra, tạo thành mưa.
Câu 7. 
Hiện tượng hạn hán hoặc lụt lội ở hạ giới là do Thần Mưa có tính hay quên. Có vùng thì cả năm Thần Mưa không đến, gây ra hạn hán, có vùng lại đến luôn, gây ra lụt lội.
Câu 8. 
Cuộc thi vượt Vũ Môn được tổ chức vì trời cần thêm rồng để giúp Thần Mưa phân phát nước khắp nơi trên mặt đất, do số lượng rồng trên trời không đủ để làm mưa cho điều hòa khắp mọi nơi.
Câu 9. 
Cuộc thi vượt Vũ Môn liên quan đến thành ngữ “Cá chép hóa rồng” hoặc “Cá chép vượt Vũ Môn”. Đây là những thành ngữ dân gian nói về sự cố gắng, vượt khó để đạt được thành công.
Câu 10. 
Chi tiết cá chép vượt Vũ Môn hóa Rồng tượng trưng cho sự nỗ lực, kiên trì, và quyết tâm vượt qua thử thách để đạt được thành công. Nó thể hiện ước mơ, khát vọng vươn lên trong cuộc sống của con người.
Câu 11. 
Cuộc thi vượt Vũ Môn được miêu tả là một cuộc thi rất khó khăn, với ba kỳ sát hạch, mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng. Các loài thủy tộc phải ganh đua để có thể hóa Rồng.
Cuộc thi vượt Vũ Môn có nét tương đồng với các cuộc thi chuyển cấp, thi đại học ngày nay ở chỗ: cả hai đều đòi hỏi sự nỗ lực, kiên trì, và quyết tâm vượt qua thử thách để đạt được mục tiêu.
Câu 12. 
Đoạn trích còn lí giải đặc điểm giống loài của một số con vật như cá rô, tôm, và cá chép. Cá rô và tôm không thể hóa rồng vì không vượt qua được cả ba đợt sóng, dẫn đến những đặc điểm đặc trưng của chúng. Cá tôm có lưng cong, ruột lộn lên đầu, còn cá chép có thể hóa rồng nhờ vượt qua được thử thách.
Câu 13.
Người Việt thích treo tranh cá chép, trưng bày tượng cá chép vì cá chép trong văn hóa dân gian tượng trưng cho sự may mắn, thành công, và sự thăng tiến. Truyền thuyết cá chép hóa rồng thể hiện ước mơ, khát vọng vươn lên và đạt được thành công, điều này làm cho cá chép trở thành biểu tượng của sự phát triển và thịnh vượng.
Câu 14. 
Văn bản Thần Mưa thể hiện nội dung chính là giải thích các hiện tượng tự nhiên như mưa, hạn hán, và lụt lội, đồng thời nói lên khát vọng vượt qua khó khăn để đạt được thành công và sự thăng tiến, qua hình ảnh cá chép hóa rồng.
Câu 15. 
Thần Mưa hút nước từ biển, sông và phun mưa xuống trần gian, nhưng thường hay quên, gây ra hạn hán và lụt lội.
Trời tổ chức cuộc thi kén rồng để giúp Thần Mưa phân phát nước.
Các loài thủy tộc tham gia cuộc thi vượt Vũ Môn nhưng phần lớn đều thất bại.
Cá chép vượt qua ba đợt sóng, hóa thành rồng và làm ra mưa.
Câu chuyện giải thích nguồn gốc của hiện tượng mưa và lý giải sự đặc biệt của cá chép trong văn hóa dân gian.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư