LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

''Bài thơ quê hương'' của Nguyễn Bính đã khơi gợi cho em những tình cảm nào dành cho quê hương đất nước - nơi mình sinh ra và lớn lên?

''bài thơ quê hương'' của nguyễn bính đã khơi gợi cho em những tình cảm nào dành cho quê hương đất nước - nơi mình sinh ra và lớn lên?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.170
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Quê hương" của Nguyễn Bính là một tác phẩm thể hiện sâu sắc tình cảm yêu quê, yêu đất nước của tác giả. Đọc bài thơ, em cảm nhận được những tình cảm mạnh mẽ và sâu lắng mà tác giả gửi gắm. Dưới đây là một số cảm xúc mà bài thơ khơi gợi trong em:

1. **Nỗi nhớ quê hương**: Qua từng câu thơ, em cảm nhận được nỗi nhớ quê hương da diết. Những hình ảnh gần gũi như cánh đồng, con sông, cây đa, bến nước đều gợi lên trong em kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

2. **Tự hào về quê hương**: Mặc dù có những khó khăn, quê hương vẫn hiện lên với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc. Em cảm thấy tự hào về nguồn cội, về những giá trị văn hóa và truyền thống của quê hương mình.

3. **Tình yêu thiên nhiên**: Những miêu tả về cảnh sắc thiên nhiên trong bài thơ khiến em thêm yêu thích và trân trọng vẻ đẹp của môi trường xung quanh. Quê hương không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn mà còn là nơi mang lại sự bình yên cho tâm hồn.

4. **Gắn bó và trách nhiệm**: Đọc bài thơ, em nhận ra rằng mình có trách nhiệm gìn giữ và phát triển quê hương. Tình yêu quê hương không chỉ là cảm xúc mà còn là hành động, là sự cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

5. **Khát vọng trở về**: Bài thơ cũng khơi dậy trong em khát vọng được trở về quê hương, được sống gần gũi với những người thân yêu, và được hòa mình vào những giá trị văn hóa quê hương mà mình đã lớn lên.

Tóm lại, bài thơ "Quê hương" của Nguyễn Bính không chỉ là những câu chữ mà còn là những cảm xúc, những suy nghĩ sâu sắc về quê hương đất nước. Nó đã gợi lên trong em một tình yêu mãnh liệt và một trách nhiệm to lớn đối với nơi mình thuộc về.
4
0
Amelinda
22/08 10:00:54
+5đ tặng
Qua những câu thơ mộc mạc, giản dị nhưng chân thành, nhà thơ đã khơi gợi trong em những tình cảm yêu tha thiết với những hình ảnh làng quê bình dị. Những hình ảnh quen thuộc như cây đa, giếng nước, con đường làng, mái đình... hiện lên thật gần gũi, thân thương. Qua đó, em cảm nhận được vẻ đẹp bình yên, mộc mạc của quê hương.Bài thơ nhắc đến những câu ca dao, tục ngữ, những anh hùng dân tộc... Điều này khiến em cảm thấy tự hào về lịch sử hào hùng và truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc.Quê hương không chỉ là nơi chôn nhau cắt rốn mà còn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, cho em những bài học quý giá về cuộc sống. Chính vì vậy, em luôn dành một lòng biết ơn sâu sắc đối với mảnh đất quê hương.Bài thơ đã khơi dậy trong em khát vọng được đóng góp công sức để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.Khi xa quê, em luôn nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ gắn liền với quê hương. Bài thơ như một lời nhắc nhở về những giá trị thiêng liêng của quê hương, khiến lòng em thêm da diết."Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang..."Những câu thơ ấy đã trở thành một phần ký ức tuổi thơ của em, luôn theo em suốt cuộc đời. Bài thơ "Quê hương" không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là lời nhắn nhủ sâu sắc về tình yêu quê hương đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Quỳnh Anh
22/08 10:44:15
+4đ tặng

  “Bài thơ quê hương” của Nguyễn Bính là một bài thơ mà ít người biết đến, thậm chí ngay cả các nhà phê bình cũng ít khi nói về nó, mặc dù tên tuổi của Nguyễn Bính đã nổi danh thi đàn Việt đến tận hôm nay.

          Nguyễn Bính viết “Bài thơ quê hương” vào tết Bính Ngọ (1966). Đọc nhiều bài thơ của ông tôi khá ngạc nhiên về sự dài hơi và phong cách kề cà diễn ra ở tác phẩm này. Bài thơ này rất dài, dàn trải, nhiều khổ vỏ ngôn ngữ không trùng, nhưng ý thơ lặp.  Đọc nó, nhiều lúc cứ ngỡ không phải thơ ông. Có lẽ vì lý do đó mà không mấy ai biết thi sỹ Nguyễn Bính có bài thơ này giữa các bài thơ nổi tiếng cùng đề tài. Bài thơ cấu tạo hình thức là câu chuyện về quê hương “Để tôi xin kể nốt chuyện quê hương”, tác giả kể cho người bạn “Trải nghìn dặm” tới thăm Việt Nam. Ấn tượng sâu đậm nhất tôi gặp là những dòng thơ mà Nguyễn viết về mạch nguồn dân tộc. Dường như ông gửi vào đó cả một vốn kiến thức dân gian và khát khao cái khí quyển dân gian nghìn đời ấy. Những khổ thơ này tràn ngập một thế giới cổ tích ca dao. 

Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang…
Có cô Tấm náu mình trong quả thị
Có người em may túi đúng ba gang.

         Thanh âm của nó trong thơ Nguyễn Bính là cả một không gian chuyện cổ Thạch Sanh. Chàng trai dũng cảm nhân hậu  như một biểu tượng văn hóa Việt cổ. Là câu chuyện về Cô Tấm dịu hiền quằn quại hóa thân khẳng định mình chống cái ác. Đó cũng là phẩm chất cao đẹp của con người Việt cổ xa xưa biết tiết chế dục vọng từ bỏ lòng tham “Có người em may túi đúng ba gang”. Câu chuyện cổ tích “Cây khế” hiện diện trọng xã hội xưa như một câu chuyện tiêu biểu, còn câu thơ Nguyễn nói về nó trong một dòng thơ. Rất thú vị khi Nguyễn dùng từ “Đúng”. Đó là một từ biểu thị lý tính. Ở đây diễn tả sự khiêm tốn, về thói không tham phúc lộc trời ban tặng của người em trai khi chim nói “ Ta ăn một quả, ta trả cục vàng/May túi ba gang, mang đi mà đựng”. Nó cũng là bài học Khổng Khâu dạy các đệ tử khi lý giải cái lọ đựng nước vì sao mà đứng vững “Nhiều quá thì đổ, ít quá cũng đổ, nhưng vừa thì đứng”.

Quê hương tôi có ca dao tục ngữ
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ
Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

       Vẫn là mạch dân gian chảy, ở đây là những áng ca dao đậm đà ý vị, là những câu tục ngữ sáng lên lý trí Việt, những bài đồng giao con trẻ đêm trăng. Thiên nhiên hòa quyện với cuộc sống con người. Và thiên nhiên như trang sách vĩnh cửu ghi lại trên mình, trong mình những câu chuyện nồng nàn tình yêu chung thủy. Không chỉ có mạch dân gian, hình ảnh dân tộc còn ngời sáng trong những áng văn thơ lấp lánh tình người trong đó. Những câu thơ của Vua Trần sau trận mạc như niềm cảm khái một thuở non sông chinh chiến và niềm tự hào chiến thắng, niềm tin vào bền vững trường tồn.

Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
“Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc.
Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.

….

          Thật phi thường. Chấp nhận gian khổ và chấp nhận những thách thức tưởng chừng không thể vượt qua. Cái không thể được người con gái biến thành cái có thể nhờ ở sức mạnh phi vật chất; đó tình yêu phi thường chân thật mà lại mềm mại ý vị:

Quê hương tôi có những người con gái
“Một ngày hai bữa cơm đèn…”
Cách sông cái cũng bắc cầu dải yếm
Cho chàng sang đính ước chuyện nhân duyên.

       Một không gian Quê hương hiện dậy ngọt ngào với những mảnh tâm hồn quê kiểng nhưng bay bổng tiếng thơ và mênh mông câu hát dân ca: 

Trong bụng mẹ đã từng mê tiếng hát
Nên quê tôi ai cũng biết làm thơ
Những trẻ nhỏ nằm nôi hay đặt võng
Sớm hay chiều, đều mượn cánh cò đưa.

       Cái hơn của Nguyễn Bính là cách nói thậm xưng “Trong bụng mẹ đã từng mê tiếng hát”, lối nói quá này tài tình ở chỗ nó vẫn diễn tả được cái thật.  Đó là mạch máu chảy nối đời nối kiếp, là thứ siêu gen di truyền mang tên gọi Việt Nam. Người Việt thích làm thơ mà ngâm ngợi, mà nghĩ suy, vui đùa và chiến đấu…Trong ngôn ngữ giao tiếp, đôi khi trong những bài phát biểu của các chính khách cũng xuất hiện những câu thơ. Đó là tâm hồn Việt, một chút lãng đãng thăng hoa bay ra ngoài hiện thực để tích một thứ năng lượng nào đấy rồi quay về với hiện thực. Phong cách giao tiếp người Việt nó lãng đãng một tý, hồ đồ một tý, bay bổng, để rồi tỉnh táo. Cái chất lãng mạn ấy được cấu thành trong tâm hồn Việt ngay từ trong nôi. Sữa mẹ và dòng sữa ca dao đồng thời nuôi dưỡng thể xác và tâm hồn Việt, một thứ tâm hồn gắn với văn minh lúa nước hiền dịu hòa nhập với thiên nhiên bình dị êm ả; những cánh cò đưa bay lả, những áng mây xanh mây trắng mây vàng và những mùa hoa nở kế tiếp…

       Nguyễn Bính có những sự thay đổi trong cách viết sau vụ Nhân văn giai phẩm và Báo Trăm hoa của ông bị giải tán. Ở thời kỳ này ông vẫn có nhiều bài thơ rất hay. Trường hợp những tác phẩm như “Bài thơ quê hương” rất hiểm gặp ở Nguyễn Bính. Tuy nhiên, đọc lại chúng ta vẫn tìm thấy trong đó những mảnh hồn của ông sáng lên, lấp lánh một thứ hồn Việt đậm sắc màu đồng quê, xao xác một bầu trời chuyện cổ, rì rầm một dòng sông ca dao trong tâm thức.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư