Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn quy nạp về khổ thơ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính, chỉ ra 1 câu ghép, 1 câu dẫn trực tiếp

4 trả lời
Hỏi chi tiết
5.967
3
10
Nghiêm Xuân Hậu
22/02/2019 21:08:41
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Chỉ với hai câu thơ như hai nét chấm phá đã khiến cho người đọc hình dung được bức tranh ác liệt, tàn khốc của chiến tranh. Những chiếc xe vốn có kính, đã có kính nhưng vì “bom giật bom rung” cho nên “kính vỡ đi rồi”. Chiến tranh với những mưa bom bão đạn đã tàn phá những chiếc xe, làm cho chúng biến dạng, méo mó khiến cho chúng trở nên khác thường. Kì dị và độc đáo chính là những tính từ miêu tả chính xác cho những chiếc xe như vậy. Và có thể thấy rằng, lời giải thích rất thật thà, đơn giản nhưng lại chứa đựng một hiện thực sâu sắc.
Không có kính, tưởng chừng như thiếu thốn, tưởng chừng như vất vả nhưng ở đây những chiến sĩ lái xe lại không hề bi quan. Họ biến hình ảnh chiếc xe không kính không bình thường thành cái bình thường và biến cái thiếu thốn, khó khăn thành điều thú vị. Chính vì thế mà người đọc bắt gặp ở đây những nét tinh nghịch và lạc quan của người lính:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời nhìn thẳng
Hai từ “ung dung” đảo lên đầu câu cho thấy tư thế hiên ngang, có thể làm chủ được tay lái, làm chủ được con đường phía trước của người lính lái xe. Không những thế, đại từ “ta” vừa là chỉ người lái xe, vừa là đại diện cho nhiều người, cho một đất nước trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để giành lại độc lập, tự do và hòa bình. Với tâm thế này, thì phía trước là trời đất bao la, rộng lớn hay phía trước là những khó khăn vất vả thì người chiến sĩ vẫn tự tin tiến về phía trước, quân dân ta vẫn hùng mạnh bước tới.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Trịnh Quang Đức
22/02/2019 21:09:29
Đây là một đoạn thơ thể hiện sinh hoạt vật chất và tinh thần người lính thời đánh Mỹ, rất độc đáo mà ta ít gặp trong thơ thời ấy:
" Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm."
Khổ cuối bài thơ nói lên suy nghĩ của tác giả về tiểu đội xe không kính. Chiếc xe đầy thương tích, chiến tích. Không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe bị xước. Chiếc xe vận tải quân sự mang tầm vóc những anh hùng lẫm liệt vô danh. ''Không” mà lại “có", có “một trái tim" của người lính, đó là trái tim rực lửa, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Khổ thơ là khổ 6 của btho và cũng là khổ thoq hay nhất viết về vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội.
Câu ghép: gạch chân
Lời dẫn trực tiếp: thoq
2
3
Quỳnh Anh Đỗ
23/02/2019 07:24:56
Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã đưa vào một hình tượng vô cùng mới lạ mà không kém phần độc đáo, thú vị đó chính là hình ảnh của những chiếc xe không kính- phương tiện của những người lính lái xe khi thực hiện nhiệm vụ chi viện cho miền Nam ruột thịt( câu ghép). Hình ảnh những chiếc xe được nhà văn tái hiện với những mất mát, những phá hủy bạo tàn của chiến tranh:
“Không có không phải xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Những chiếc xe bị bom đạn của chiến tranh làm méo mó, không nguyên vẹn. Những chiếc kính xe cũng bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng những mất mát ấy không thể làm lung lay tinh thần quyết tâm cũng không thể làm gián đoạn được hành trình của những người lính cách mạng trên tuyến đường Trường Sơn. Những người lính dường như không hề bị tác động, họ vẫn ung dung, lạc quan ngồi trong khoan lái điều khiển những chiếc xe cùng một tinh thần vô cùng kiên định “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.
Cái nhìn của những người lính lái xe được Phạm Tiến Duật miêu tả chi tiết về ba điểm dừng chính, đó chính là nhìn đất- cũng là nhìn con đường thực hiện hành trình, nhiệm vụ của mình. Nhìn trời- như nhìn về tương lai tốt đẹp của dân tộc,của đất nước. Nhìn thẳng ở đây lại thể hiện được sự kiên định của những người lính, bom đạn chiến tranh không thể làm nao núng tinh thần quyết tâm của họ.
Sự quyết tâm cũng như vẻ đẹp trong lí tưởng, tâm hồn của những người lính được thể hiện rõ nét nhất qua bốn câu thơ cuối của bài thơ:
“Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mùi rồi thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Nhà thơ đã kể ra những mất mát,những thứ bị tàn phá, không chỉ mất đi những tấm kính mà đèn xe cũng mất, xe không mu rồi thùng xe cũng xước. Những công dụng cơ bản của chiếc xe đều bị bom đạn tàn phá cho mất hết tất cả làm chúng ta liên tưởng đến việc chiếc xe không thể hoạt động vì đã quá tàn tạ. Nhưng không, chiếc xe mang trong mình nhiều vết thương ấy vẫn chạy về phía trước, vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Sức sống, cuộc hành trình không mệt mỏi, bất chấp gian nguy ấy được tạo nên mởi tinh thần mãnh liệt, kiên cường của trái tim những người lính.
2
2
Nguyễn Bảo Yến
23/02/2019 17:53:23
Ở khổ thơ thứ sáu của "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", tác giả Phạm Tiến Duật viết :
"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi , lại đi trời xanh thêm.
"
Giữa đoạn đường ra trận, những người lính tạm gác lại những lo âu về cuộc chiến để ăn uống và nghỉ ngơi. Chính trong những giờ phút ngắn ngủi như thế này,đại gia đình trên tuyến đường Trường Sơn mới có thể tụ họp lại.Những chiếc bếp kiểu dã chiến của bộ đội ta thời bấy giờ - bếp Hoàng Cầm được họ nghênh ngang dựng giữa trời. Chất ngông và sự tự tin của những người lính lái xe trên chảo lửa Trường Sơn được thể hiện ngay ở câu thơ đầu tiên của khổ thơ.Không sợ khói sẽ khiến địch phát hiện, bếp Hoàng Cầm là do anh hùng nuôi quân Hoàng Cầm tạo ra đã có thể tản khói ra khi đun khiến địch không thể nào phát hiện được. Chung bát, chung đũa, chung mục tiêu, những con người từ xa lạ bỗng trở nên thân thiết, yêu thương nhau như anh em, bạn bè, người thân.Con đường huyết mạch Trường Sơn tự khi nào đã trở thành con đường của tính đồng đội, bè bạn? Từ đó, cũng hình thành một khái niêm "gia đình" thật là thú vị , độc đáo và rất đỗi bình dị. Nhờ chính tình cảm đã nảy nở trong những thời khắc ngắn ngủi mà thiêng liêng ấy, những người chiến sĩ đã được tiếp thêm sức mạnh để ra chiến trận đấu với quân thù. Nhưng chưa đánh giặc mà các anh đã gặp phải trắc trở bởi con đường phía trước còn quá là gian lao, "chông chênh". "Chông chênh" là từ láy diễn tả sự không bằng phẳng ,giúp ta hình dung về những con đường mấp mô, khúc khủyu đầy khó khăn mà người lính phải đối mặt. Không chỉ có vậy , ta còn liên tưởng đến hình ảnh những chiếc võng được các anh mắc vội trên xe, và giấc ngủ tranh thủ của các anh đang đung đưa nhịp nhàng theo nhịp võng...Dù vậy,khó khăn hay gian khổ có hơn nữa, ý chí và lòng quyết tâm, niềm tin vào ngày mai chiến thắng của các anh vẫn chưa bao giờ bị mai một.Câu thơ cuối cùng của khổ thơ đã cho thấy điều đó. Với nhịp thơ 2/2/3 kết hợp với điệp từ "lại đi" đã cho thấy được đòan xe vẫn không ngừng tiến lên phía trước và sẵn sàng chiến đầu với tất cả sức mạnh của mình.Hình ảnh hóan dụ đã gợi ra một tâm hồn lạc quan, đầy khát vọng chiến thắng của các anh. Nói tóm lại, sự khốc liệt của chiến tranh đã tạo nên những tiểu đội xe không kính với những con người có tinh thần sắt lửa lại với nhau như anh em , bạn bè thân thiết.

* Chú thích : Lời dẫn trực tiếp ( câu in đậm )
Câu ghép (câu có gạch chân)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K