Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó.

Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12
0
0

- Hình tượng sóng – bản chất và quy luật của người phụ nữ khi yêu:

+ Sóng mang trong mình những tính chất đối lập: dữ dội – dịu em, ồn ào – lặng lẽ, đó cũng là bản tính của phụ nữ khi yêu (mãnh liệt nhưng sâu lắng).

+ Sóng không bằng lòng sống ở một nơi chật hẹp, “không hiểu mình” nên luôn khát khao, quyết liệt “tìm ra tận bể” rộng lớn, đó là khát vọng vươn tới sự tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ.

+ Trước thời gian “ngày xưa – ngày sau”, những con sóng vẫn luôn dạt dào, sôi nổi, khát khao không gian bao la.

+ Cũng như sóng, trái tim của tuổi trẻ luôn khát khao tình yêu mãnh liệt, “bồi hồi trong ngực”, đó là quy luật vĩnh hằng.

- Hình tượng sóng – những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu:

+ Xuân Quỳnh tìm kiếm nguồn cội của sóng “Từ nơi nào sóng lên”, đồng thời thể hiện sự trăn trở, muốn khám phá chính bản thân mình, người mình yêu và tình yêu (“em”, “anh”, “biển lớn”)

+ Nữ sĩ tự đặt câu hỏi và tự lí giải bằng quy luật của tự nhiên: “sóng bắt đầu từ gió ...” nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bí ẩn, khó lí giải.

- Hình tượng sóng – nỗi nhớ, lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu:

+ Nỗi nhớ bờ của sóng bao trùm mọi phạm vi không gian: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”, phạm vi thời gian “ngày - đêm”, biện pháp nhân hóa “không ngủ được” càng nhấn mạnh nỗi nhớ.

+ Không chỉ bày tỏ gián tiếp nỗi nhớ qua sóng mà người phụ nữ bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ của mình “lòng em nhớ đến anh”, nỗi nhớ luôn thường trực trong suy nghĩ, ăn sâu vào tiềm thức “cả trong mơ còn thức”.

+ Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.

+ Tấm lòng thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về “phương anh” bằng cả trái tim.

+ Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có “muôn vời cách trở” cũng như người phụ nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn thử thách.

- Hình tượng sóng – khát vọng tình yêu vĩnh cửu:

+ Sóng là sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ về sự nhỏ bé của mình trước cuộc đời rộng lớn, sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô hạn, sự dễ đổi thay của lòng người trước dòng đời đầy biến động.

+ Ẩn sâu trong ý thơ vẫn là niềm tin, hi vọng mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng “Như biển kia dẫu rộng ... bay về xa.”

+ Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn: khát vọng được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×