Một nhà khoa học đã tiến hành một số thí nghiệm trên mười cây ngô (45 ngày tuổi), trên mỗi cây có mười lá. Các cây ngô được chia đều thành hai lô đối chứng và thí nghiệm:
- Lô đối chứng: Để nguyên lá ở các cây ngô.
- Lô thí nghiệm: Cắt bỏ bốn lá ở mỗi cây ngô.
Sau đó, ông tiến hành đo tốc độ thải O2 trong quá trình quang hợp của các lá trên tất cả các cây ngô và nhận thấy tốc độ thải O2 của lá ở các cây ngô thí nghiệm tăng đáng kể so với những cây làm đối chứng. Hãy đề xuất bốn giả thiết để giải thích cho hiện tượng tăng tốc độ thải O2 ở các cây ngô.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bốn giả thiết để giải thích cho hiện tượng tăng tốc độ thải O2 ở các cây ngô:
- Giải thiết 1: Ở cây bị cắt lá, toàn bộ nitrogen, muối khoáng và nước từ rễ đã tập trung cho các lá còn lại khiến chúng nhận được nhiều chất hơn và tăng tốc độ quá trình chuyển hoá trong đó có quang hợp.
- Giả thiết 2: Các lá bị cắt nằm ở phía trên → các lá bên dưới không còn bị che khuất → lá nhận được nhiều ánh sáng hơn nên cường độ quang hợp cao hơn.
- Giả thiết 3: Các cơ quan khác như rễ và thân không bị cắt bỏ nên nhu cầu chất dinh dưỡng của các cơ quan này vẫn không thay đổi. Khi số lượng lá giảm, cường độ quang hợp ở các lá còn lại phải gia tăng để đẩy mạnh tốc độ tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho nhu cầu của cây.
- Giả thiết 4: Khi bị cắt lá, cơ thể tăng cường tổng hợp các chất để chữa lành vết thương và mọc lá mới → cần nhiều nguyên liệu và ATP → cường độ của các quá trình chuyển hoá trong cây, trong đó có quá trình quang hợp ở các lá còn lại tăng lên.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |