Cho điểm M nằm ngoài đường tròn ( O; R ) sao cho OM = 2R. Từ M kẻ các tiếp tuyến MA, MB với đường tròn O (A, B là các tiếp điểm ). Kẻ đường kính AC của đường tròn (O). Gọi H là giao điểm của AB và OM.
a) Chứng minh 4 điểm : O, A, B, M cùng thuộc 1 đường tròn.
b) Tính tỉ số OHOM .
c) Gọi E là giao điểm của CM và đường tròn (O). Chứng minh HE vuông góc với BE.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Vì MA, MB là tiếp tuyến của (O)
⇒ MA ⊥ OA ⇒ MAO^ = 90°
⇒ MB ⊥ OB ⇒ MBO^ = 90°
MAO^+MBO^= 90° + 90° = 180°
⇒ OAMB là tứ giác nội tiếp
⇒ O, A, B, M cùng thuộc 1 đường tròn (đpcm)
b) Vì MA, MB là tiếp tuyến của (O) kẻ từ M
⇒ M cách đều A, B mà O cách đều A, B
⇒ MO là trung trực của AB
⇒ MO ⊥ AB tại H , H là trung điểm AB
Tam giác OAM vuông tại A có đường cao AH
Suy ra: OA2 = OH.OM
⇒ OH = R22R=R2
⇒ OHOM=R22R=14
c) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác MAO vuông có: MA2 = MH.MO (1)
MA là tiếp tuyến nên: MAE^=MCA^ (cùng chắn cung AE)
Xét ∆MAE và ∆MCA có: MAE^=MCA^
AMC^ chung
Suy ra: ∆MAE ~ ∆MCA (g.g)
⇒ MAME=MCMA hay MA2 = MC.ME (2)
Từ (1) và (2): MC.ME = MH.MO
⇒ MHME=MCMO
Xét ∆MHE và ∆MCO có:
OMC^ chung
MHME=MCMO
⇒ ∆MHE ~ ∆MCO (c.g.c)
⇒ MHE^=MOC^
⇒ 180° – MHE^ = 180° – MOC^ hay HEC^=AOM^
Lại có: BEAC là tứ giác nội tiếp (O) do 4 điểm đều nằm trên đường tròn nên BEC^=BAC^ (cùng nhìn cạnh BC)
Lại có theo phần a: OBMA là tứ giác nội tiếp nên OMB^=BAO^ ; ABO^=OMA^
Suy ra: BEC^=OMB^
Lại có: ABO^=OMB^ (Cùng phụ với MBA^ )
Mà ABO^=OMA^
Suy ra: BEC^=OMA^
HEB^=HEC^+BEC^=AOM^+OMA^
= 90°
Vậy HE vuông góc với BE.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |