Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Theo bạn,“nỗi buồn chiến tranh” nặng nề, dai dẳng ở nhân vật Kiên có phải là trạng thái tâm lí chung của tất cả những người từng tham gia chiến trận hay không? Qua lí giải vấn đề này, bạn hiểu thế nào về tính chân thật của những gì được miêu tả trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh nói riêng và trong tiểu thuyết nói chung?

Theo bạn,“nỗi buồn chiến tranh” nặng nề, dai dẳng ở nhân vật Kiên có phải là trạng thái tâm lí chung của tất cả những người từng tham gia chiến trận hay không? Qua lí giải vấn đề này, bạn hiểu thế nào về tính chân thật của những gì được miêu tả trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh nói riêng và trong tiểu thuyết nói chung?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
15
0
0

Về vấn đề câu hỏi đưa ra, lời nói sau đây của người kể chuyện xưng “tôi” có thể giúp tìm được lời đáp: “Tuy nhiên riêng anh thì nỗi buồn chiến tranh do nhiều lí do mà nặng nề hơn nhiều so với tôi”. Nhưng muốn hiểu sâu hơn vấn đề, cần đọc lại những tác phẩm viết về chiến tranh đã học hoặc được gợi ý tìm kiếm (như Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi). Có thể thấy nhiều nhân vật được miêu tả trong đó không bị nỗi buồn chiến tranh ám ảnh nặng nề, dai dẳng, bất thường như Kiên. Một vấn đề nảy sinh cần suy nghĩ thấu đáo là: Phải chăng việc miêu tả hiện thực chiến tranh trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh chưa đạt tính chân thật, khi nó chỉ tập trung soi tỏ một hiện tượng có phần cá biệt? Từ đây, cần nhận thức được:

- Tính chân thật của sáng tác văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng không phụ thuộc vào việc những gì được nhà văn miêu tả có phù hợp với thói quen nhìn nhận của số đông hay không.

- Tính chân thật của tác phẩm không hạn chế nhà văn nói về những đối tượng dị biệt, có những trải nghiệm “không giống ai”.

- Tính chân thật của tác phẩm vẫn được đảm bảo khi nhà văn chỉ đề cập một khía cạnh, phương diện của hiện thực đời sống mà không phải là tất cả.

- Tính chân thật của tác phẩm cần được đo bằng sự thiết yếu của vấn đề mà nhà văn đặt ra, buộc người đọc phải cùng suy tư, nghiền ngẫm.

- Theo những điều được nêu ở trên, có thể nói tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là một tiểu thuyết chân thật, mặc dù nhà văn chỉ khai thác mặt bi thảm của chiến tranh cũng như chỉ tập trung soi tỏ nỗi buồn triền miên của nhân vật chính.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×