Cho hai đường thẳng song song d1 và d2. Trên d1 lấy 17 điểm phân biệt, trên d2 lấy 20 điểm phân biệt. Chọn ngẫu nhiên 3 điểm, tính xác suất để các điểm này tạo thành 3 đỉnh của một tam giác.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
⦁ Tất cả có 17 + 20 = 37 điểm phân biệt nằm trên hai đường thẳng d1 và d2. Mỗi cách chọn 3 điểm trong 37 điểm là một tổ hợp chập 3 của 37 phần tử. Do đó, không gian mẫu Ω gồm các tổ hợp chập 3 của 37 và nΩ=C373=7 770.
⦁ Xét các biến cố:
H: “Ba đỉnh của tam giác là 3 điểm của cả hai đường thẳng d1 và d2”.
A: “Trong ba đỉnh của tam giác có 1 điểm thuộc d1, 2 điểm thuộc d2”
B: “Trong ba đỉnh của tam giác có 2 điểm thuộc d1, 1 điểm thuộc d2”.
Khi đó H = A ∪ B và A ∩ B = ∅.
Do hai biến cố A và B xung khắc nên n(H) = n(A) + n(B).
Số kết quả thuận lợi cho biến cố A là: nA=C171⋅C202=3 230
Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là: nB=C172⋅C201=2 720
Số các kết quả thuận lợi cho biến cố H là:
n(H) = n(A) + n(B) = 3 230 + 2 720 = 5 950.
⦁ Vậy xác suất của biến cố H là: PH=nHnΩ=5 9507 770=85111.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |