Hai tư liệu dưới viết về trận Bạch Đằng năm 938. Cả hai đều được viết vào thế kỉ XIII - XV.
“Định kế rồi (Ngô Quyền) bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển. Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết. [Quân Hoằng Tháo] không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa. Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Hán thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về”
(Đại Việt sử kí toàn thư, tập I, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1 998, tr. 203 - 204)
“Khi Hoằng Tháo tới Giao Châu, Ngô Quyền đã giết Công Tiễn, rồi đem quân đón đánh Tháo. Trước đó, Ngô Quyền đã cho cắm cọc vót nhọn và bọc sắt ở cửa biển rồi, khiến người đem thuyền nhẹ, chờ khi nước thuỷ triều dâng lên thì khiêu chiến, giả thua, chạy trốn. Hoằng Tháo đuổi theo, một lát sau, thuỷ triều xuống, các chiến thuyền của Tháo bị mắc cọc, không trở về được, khiến cho quân bị tan rã và chết đuối. Khi ấy, Nghiêm (tên của vua Nam Hán - người dẫn) tới đồn trú ở cửa biển để cứu trợ, nhưng nghe nói Tháo bị thất trận, bèn trở về”.
(Lê Tắc, An Nam chí lược, thế kỉ XIV - bản dịch tiếng Việt)
Hoàn thành các câu hỏi dưới đây sẽ giúp em xác minh tính chính xác về những gì đã xảy ra trong trận Bạch Đằng năm 938.
Yêu cầu số 1. Điểm gì khác nhau trong nội dung hai văn bản?
Yêu cầu số 2. Những thông tin gì mô tả trận đánh mà hai tư liệu đều giống nhau?
Yêu cầu số 3. Em hãy viết ra 5 câu mà em có ấn tượng nhất, rút từ hai tư liệu đó để mô tả về trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Thực hiện yêu cầu số 1: Những điểm khác nhau trong nội dung 2 văn bản:
+ Đoạn tư liệu thứ nhất:
Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi.
Vua Hán thương khóc
+ Đoạn tư liệu thứ hai:
Khi Hoằng Tháo tới Giao Châu, Ngô Quyền đã giết Công Tiễn, rồi đem quân đón đánh Tháo.
cọc vót nhọn và bọc sắt
Nghiêm (tên của vua Nam Hán) tới đồn trú ở cửa biển để cứu trợ, nhưng nghe nói Tháo bị thất trận, bèn trở về.
- Thực hiện yêu cầu số 2: Những điểm giống nhau trong 2 đoạn tư liệu:
+ Mô tả kế sách đánh giặc của Ngô Quyền (đóng cọc ở cửa biển).
+ Ngô Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo.
+ Khi nước triều rút, thuyền chiến của quân Nam Hán mắc vào cọc, quân Nam Hán rối loạn, tan vỡ.
+ Tướng Hoàng Tháo của quân Nam Hán tử trận.
+ Vua Nam Hán dẫn tàn quân rút chạy về nước.
- Thực hiện yêu cầu số 3: 5 câu mà em có ấn tượng nhất, rút từ hai tư liệu đó để mô tả về trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938:
- Khi Hoằng Tháo tới Giao Châu, Ngô Quyền đã giết Công Tiễn, rồi đem quân đón đánh Tháo.
- Trước đó, Ngô Quyền đã cho cắm cọc vót nhọn và bọc sắt ở cửa biển rồi, khiến người đem thuyền nhẹ, chờ khi nước thuỷ triều dâng lên thì khiêu chiến, giả thua, chạy trốn.
- Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết.
- [Quân Hoằng Tháo] không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa.
- Khi ấy, Nghiêm (tên của vua Nam Hán - người dẫn) tới đồn trú ở cửa biển để cứu trợ, nhưng nghe nói Tháo bị thất trận, bèn trở về.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |