Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyễn Minh Châu quan niệm: “là một nhà văn, trước khi cầm bút viết, điều đầu tiên cần làm là hướng đến con người và ý thức được sứ mệnh, trách nhiệm của mình“. Vì vậy mỗi tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều thấm đẫm chất nhân văn. Trước khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bùng nổ, ông đã có hơn 10 tác phẩm truyện ngắn đăng ký trên tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, ông tập trung khai thác đề tài chiến tranh để thể hiện lòng yêu nước. Một trong những tác phẩm xuất sắc thể hiện rõ đặc trưng phong cách truyện ngắn của ông là “Nhành mai”. Truyện không chỉ là bức tranh chân thực về cuộc đời, số phận và vẻ đẹp kiên cường, bất khuất con người trong kháng chiến chống Mĩ mà còn là bài ca về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi thầm kín mà sâu sắc. Tất cả được thể hiện qua nghệ thuật trần thuật độc đáo, tinh tế. Tiêu biểu là đoạn trích “Chúng tôi đóng quân trong làng, cấu trúc trận địa phòng ngự xong thì giặc tràn tới… Tôi đặt bàn tay lên bên vai gầy gò của Thận – một người đồng chí – và nhìn ra ngoài. Bên ngoài bóng đêm vẫn dày đặc…”
Nguyễn Minh Châu là một ngòi bút có ảnh hưởng lớn đối với nền văn học Việt Nam vào giai đoạn chiến tranh và thời kỳ đổi mới. Là một nhà văn nhạy bén với sự thay đổi của thời đại, đặc biệt là thời kỳ chiến tranh. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều mang tính nhân văn rất cao. Ông là người đi tiên phong trong phong trào mở đường cho công cuộc đổi mới văn học, luôn đi tìm sự thật và viết lên những góc khuất trong đời sống mang đến nhiều dư âm cho bạn đọc. “Nhành mai” là một trong bảy truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu in trong tập truyện đầu tay “Những vùng trời khác nhau” 1970. Tập truyện đã bộc lộ một số đặc điểm trong bút pháp của Nguyễn Minh Châu là sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng: nhành mai, mảnh trăng ( Mảnh trăng cuối rừng), dòng suối (Suối nguồn)…
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, điểm nhìn hạn tri đặt vào nhân vật chính xưng tôi, người chiến sĩ thuộc đơn vị pháo tên Lượng nhận nhiệm vụ trinh sát cùng bộ đội pháo binh về chiến đấu tại làng Đằng. Xuyên suốt tác phẩm là những xúc cảm chân thực, những hồi ức đan xen của Lượng về cuộc kháng chiến, về làng Đằng, sông Thong, về người con gái tên Thận…Thông qua đó, tác giả làm nổi bật số phận, tính cách, đời sống tâm hồn của con người, đặc biệt là những người lính trong kháng chiến; từ đó gửi gắm những thông điệp, triết lý nhân sinh sâu sắc.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |