Lang Liêu là chàng hoàng tử thứ mười tám – con vua Hùng Vương thứ sáu. Có thể nói chàng là người thiệt thòi nhất khi mẹ mất sớm, quanh năm làm bạn với ruộng đồng với một cuộc sống nghèo nhưng chàng lại là người cần cù, chịu khó. Vua Hùng đã già và muốn truyền ngôi cho một người con xứng đáng và ra điều kiện “Trong ngày lễ Tiên Vương, nấu ai làm ta hài lòng thì ta sẽ truyền ngôi cho người đó”, Lang Liêu rất buồn vì mình không có gì để lễ Tiên vương ngoài lúa gạo. Thế rồi , Lang Liêu nằm mơ và được thần mách bảo: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. ..Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”. Chàng đã rất thông minh, sáng tạo và khéo léo khi chỉ từ một lời mách bảo của thần, chàng đã nghĩ ra cách làm hai thứ bánh: bánh hình vuông tượng trưng cho đất, bánh hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng và bánh giầy không chỉ thể hiện ý nghĩa Trời – Đất giao hoà, mà còn nhắc nhở về sự đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Cuối cùng, nhờ tài năng và ý chí của mình, chàng đã giành được ngôi báu. Như vậy, Lang Liêu có tài, có đức xứng đáng trị vì đất nước.