Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày những nét chính về diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai.Hãy lựa chọn 3 sự kiện trong chiến tranh thế giới tác động đến Việt Nam

Trình bày những nét chính về diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai.hãy lựa chọn 3 sự kiện trong chiến tranh thế giới tác động đến Việt Nam
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
15
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### Nét chính về diễn biến chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là một trong những cuộc xung đột vũ trang lớn và tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, khiến hàng triệu người thiệt mạng và gây nên những biến động sâu sắc về chính trị, kinh tế và xã hội toàn cầu. Các giai đoạn chính của chiến tranh này bao gồm:

1. **Giai đoạn khởi đầu (1939 - 1941)**:
- Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức Quốc xã xâm lược Ba Lan, dẫn đến việc Anh và Pháp tuyên chiến với Đức.
- Trong giai đoạn này, Đức nhanh chóng chiếm được một số nước châu Âu khác như Pháp, Đan Mạch, Na Uy, và Hà Lan.

2. **Giai đoạn mở rộng (1941 - 1943)**:
- Cuộc tấn công vào Liên Xô (Operation Barbarossa) vào tháng 6 năm 1941 đã mở ra mặt trận phía Đông.
- Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941, khiến Mỹ chính thức tham gia chiến tranh.
- Các trận đánh lớn diễn ra, như trận Stalingrad, đánh dấu sự bắt đầu cho sự suy yếu của Đức.

3. **Giai đoạn lật ngược cục diện (1943 - 1945)**:
- Đồng Minh bắt đầu giành lại ưu thế, với những thắng lợi ở Bắc Phi (trận El Alamein) và ở châu Âu (cuộc đổ bộ Normandie - D-Day).
- Cuộc chiến ở Thái Bình Dương cũng diễn ra với nhiều trận lớn, như trận Midway, khiến hải quân Nhật Bản suy yếu.
- Cuối cùng, vào tháng 5 năm 1945, Đức đầu hàng, và vào tháng 9 năm 1945, Nhật Bản cũng ký văn bản đầu hàng, chính thức kết thúc chiến tranh.

### Ba sự kiện trong chiến tranh thế giới thứ hai tác động đến Việt Nam

1. **Cuộc tấn công Trân Châu Cảng (7 tháng 12 năm 1941)**:
- Sự kiện này đã dẫn đến sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến, đồng thời thay đổi cục diện khu vực Đông Nam Á. Nhật Bản mở rộng chiến tranh ở Đông Nam Á, xâm lược Đông Dương, khởi đầu cho sự chiếm đóng của Nhật tại Việt Nam.

2. **Chính sách thuộc địa của Nhật (1940 - 1945)**:
- Nhật Bản áp dụng chính sách cai trị tại Việt Nam với nhiều thay đổi, như cải cách kinh tế và chính trị, dẫn đến tình trạng khó khăn cho người dân. Điều này tạo ra sự phẫn nộ và bất mãn trong nhân dân, góp phần thúc đẩy phong trào kháng chiến chống thực dân và quân xâm lược.

3. **Khởi nghĩa tháng Tám năm 1945**:
- Bối cảnh chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra cơ hội cho các phong trào cách mạng ở Việt Nam. Sự đầu hàng của Nhật Bản đã làm suy yếu chính quyền thực dân Pháp, mở đường cho cuộc khởi nghĩa tháng Tám. Cuộc khởi nghĩa này thành công trong việc lật đổ thực dân Pháp, tạo đà cho việc thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

### Kết luận
Sự kiện và diễn biến trong chiến tranh thế giới thứ hai đã có tác động sâu sắc đến tình hình chính trị, xã hội và kinh tế của Việt Nam, tạo ra những biến chuyển lịch sử quan trọng, dẫn đến sự ra đời của nhà nước Việt Nam độc lập.
0
0
s a d
17/10 19:17:31
+5đ tặng

Nét chính về diễn iến chiến tranh thế giới thứ hai
- Giai đoạn 1: Chiến tranh bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới (1939 - 1941)

+ Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan, châm ngòi cho sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Ở mặt trận Tây Âu, bằng chiến thuật chớp nhoáng, Đức tổ chức tổng tiến công, chiếm được hầu hết các nước châu Âu, ngoại trừ Anh và một vài nước trung lập. Tháng 6-1941, Đức tấn công và tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

Ở mặt trận Bắc Phi, tháng 9-1940, I-ta-li-a tấn công quân Anh ở Ai Cập.

+ Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương: Nhật Bản tiếp tục xâm lược Trung Quốc, kéo quân vào Đông Dương (9-1940) và các nước Đông Nam Á khác. Ngày 7-12-1941, quân Nhật bất ngờ tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại Trân Châu Cảng trên biển Thái Bình Dương. Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới.

+ Ngày 1-1-1942, khối Đồng minh chống phát xít chính thức được thành lập với sự tham gia của 26 nước, đứng đầu là Liên Xô, Mỹ và Anh.

- Giai đoạn 2: Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (1942 - 1945)

+ Tháng 11-1942, quân đội Liên Xô mở chiến dịch phản công Xta-lin-grát và giành thắng lợi (2-1943), tạo ra bước ngoặt, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, quân Đồng minh chuyển từ giai đoạn phòng ngự sang phản công.

+ Ở châu Âu:

▪ Tháng 9-1943, phát xít I-ta-li-a đầu hàng.

▪ Ngày 6-6-1944, quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, đổ bộ vào Noóc-măng-đi, giải phóng nước Pháp.

▪ Ở mặt trận phía đông, cuối năm 1944, quân đội Liên Xô đẩy lùi quân Đức ra khỏi lãnh thổ, tiến quân giải phóng các nước Đông Âu, rồi tiến vào Đức.

▪ Từ ngày 16-4 đến ngày 9-5-1945, Hồng quân Liên Xô tiến hành chiến dịch Béc-lin, đánh bại và buộc Đức đầu hàng không điều kiện.

+ Ở mặt trận châu Á -Thái Bình Dương:

▪ Ngày 8-8-1945, Liên Xô tiến đánh hơn 1 triệu quân Nhật tại vùng Đông Bắc Trung Quốc.

▪ Ngày 6 và 9-8-1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật.

▪ Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

 

Ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đối với Việt Nam:

Chủ nghĩa phát xít Đức khuynh đảo thế giới trong một thời gian dài.
- Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng: ngày 1 – 9 – 1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
- Tháng 6/1940, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ phản động Pê-tanh lên cầm quyền.
- Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh thay đổi. Ở Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, tién sát biên giới Việt – Trung. Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương.
- Ở Đông Dương, thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy, thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ; thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức.
- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
bngocc_đz
17/10 19:20:23
+4đ tặng

Nét chính về diễn iến chiến tranh thế giới thứ hai
- Giai đoạn 1: Chiến tranh bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới (1939 - 1941)

+ Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan, châm ngòi cho sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Ở mặt trận Tây Âu, bằng chiến thuật chớp nhoáng, Đức tổ chức tổng tiến công, chiếm được hầu hết các nước châu Âu, ngoại trừ Anh và một vài nước trung lập. Tháng 6-1941, Đức tấn công và tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

+ Ở mặt trận Bắc Phi, tháng 9-1940, I-ta-li-a tấn công quân Anh ở Ai Cập.

+ Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương: Nhật Bản tiếp tục xâm lược Trung Quốc, kéo quân vào Đông Dương (9-1940) và các nước Đông Nam Á khác. Ngày 7-12-1941, quân Nhật bất ngờ tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại Trân Châu Cảng trên biển Thái Bình Dương. Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới.

+ Ngày 1-1-1942, khối Đồng minh chống phát xít chính thức được thành lập với sự tham gia của 26 nước, đứng đầu là Liên Xô, Mỹ và Anh.

- Giai đoạn 2: Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (1942 - 1945)

+ Tháng 11-1942, quân đội Liên Xô mở chiến dịch phản công Xta-lin-grát và giành thắng lợi (2-1943), tạo ra bước ngoặt, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, quân Đồng minh chuyển từ giai đoạn phòng ngự sang phản công.

+ Ở châu Âu:

▪ Tháng 9-1943, phát xít I-ta-li-a đầu hàng.

▪ Ngày 6-6-1944, quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, đổ bộ vào Noóc-măng-đi, giải phóng nước Pháp.

▪ Ở mặt trận phía đông, cuối năm 1944, quân đội Liên Xô đẩy lùi quân Đức ra khỏi lãnh thổ, tiến quân giải phóng các nước Đông Âu, rồi tiến vào Đức.

▪ Từ ngày 16-4 đến ngày 9-5-1945, Hồng quân Liên Xô tiến hành chiến dịch Béc-lin, đánh bại và buộc Đức đầu hàng không điều kiện.

+ Ở mặt trận châu Á -Thái Bình Dương:

▪ Ngày 8-8-1945, Liên Xô tiến đánh hơn 1 triệu quân Nhật tại vùng Đông Bắc Trung Quốc.

▪ Ngày 6 và 9-8-1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki của Nhật.

▪ Ngày 15-8-1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

 

Ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đối với Việt Nam:

Chủ nghĩa phát xít Đức khuynh đảo thế giới trong một thời gian dài.
- Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng: ngày 1 – 9 – 1939, phát xít Đức tiến công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
- Tháng 6/1940, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ phản động Pê-tanh lên cầm quyền.
- Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh thay đổi. Ở Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc, tién sát biên giới Việt – Trung. Tháng 9/1940, Nhật vào Đông Dương.
- Ở Đông Dương, thế lực phản động thuộc địa ngóc đầu dậy, thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ; thi hành chính sách “Kinh tế chỉ huy”. Khi Nhật vào Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật và cấu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức.
- Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo