LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu khái niệm về nhân giống vô tính cây trồng? Nêu các phương pháp nhân giống vô tính

Nêu khái niệm về nhân giống vô tính cây trồng? Nếu các phương pháp nhân giống vô tính


  •  
4 trả lời
Hỏi chi tiết
120
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### Khái niệm về nhân giống vô tính cây trồng

Nhân giống vô tính là phương pháp sinh sản cây trồng không thông qua hạt mà tạo ra cây mới từ phần mô, bộ phận hoặc tế bào của cây mẹ. Phương pháp này cho phép tạo ra các cây con có đặc điểm di truyền giống hệt như cây mẹ, giúp duy trì các tính trạng mong muốn, tăng sản lượng và độ đồng đều của cây trồng.

### Các phương pháp nhân giống vô tính

1. **Giâm cành**: Cắt một đoạn cành của cây mẹ và trồng vào đất ẩm hoặc môi trường phù hợp để nó phát triển thành cây mới.

2. **Chiết cành**: Cắt một phần của cành cây mẹ, giữ một phần tiếp xúc với đất để cây mới phát triển từ đó, sau đó cắt rời khỏi cây mẹ khi đủ rễ.

3. **Ghép**: Nối một phần của cây (gọi là mắt ghép) với cây khác (gọi là gốc ghép) để tạo thành một cây mới. Phương pháp này thường được sử dụng để cải thiện sức sống và sản lượng của cây trồng.

4. **Tách bụi**: Cách này áp dụng cho các loại cây có bụi, như cây cỏ, nơi mà các nhánh có thể được tách ra và trồng độc lập.

5. **Nuôi cấy mô**: Phương pháp hiện đại, trong đó mô thực vật được nuôi trong điều kiện vô trùng trên môi trường dinh dưỡng để tạo ra cây con. Đây là phương pháp hữu hiệu để nhân giống các loại cây quý hiếm hoặc cây có giá trị kinh tế.

6. **Lai giống**: Các bộ phận của hai cây khác nhau được kết hợp để tạo ra cây mới. Phương pháp này thường áp dụng trong công nghệ sinh học.

Nhân giống vô tính mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, sản xuất cây khỏe mạnh và đồng đều, và duy trì tính trạng di truyền ưu việt.
1
0
Minh Tuấn
29/10 21:16:45
+5đ tặng

Những phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn và cho ví dụ:

- Phương pháp giâm cành: cắt một đoạn thân, cành, lá, rễ hoặc ngọn cây cắm hoặc vùi vào đất. Ví dụ như xương rồng, hoa hồng, rau muống, rau ngót,…

- Phương pháp chiết cành: lấy đất bọc xung quanh một đoạn thân hay cành đã bóc bỏ lớp vỏ. Khi chỗ đó mọc rễ sẽ cắt rời cành đem đi trồng. Ví dụ: bưởi, chanh, cam,…

- Phương pháp ghép cành: Lấy một đoạn thân, cành hay chồi của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác sao cho ăn khớp với nhau. Ví dụ: Ghép mắt táo, ghép cành hoa hồng Pháp và gốc thân cây tầm xuân,…

- Nuôi cấy tế bào và mô thực vật: Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật nuôi trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo nên cây con hoàn chỉnh. Ví dụ: chuối, hoa lan, sâm Ngọc Linh,…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hải
29/10 21:17:01
+4đ tặng

Khái niệm

- Là hình thức tạo cây giống trực tiếp từ các bộ phận sinh dưỡng như lá, thân, rễ của cây mẹ.

- Phạm vi áp dụng: cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh, …
Các phương pháp :
Giâm cành:

Là kỹ thuật nhân giống sử dụng các đoạn cành bánh tẻ và các kỹ thuật nông học khác để tạo cây hoàn chỉnh

Được ứng dụng để nhân giống nhiều loại cây trồng khác nhau: hoa hồng, mía, sắn,...

Tạo số lượng lớn cây con có chất lượng đồng đều trong thời gian ngắn. 

Chiết cành: 

Là kĩ thuật nhân giống mà cây con tạo được bằng cách thúc đẩy hình thành rễ từ vết khoanh vỏ một cành bánh tẻ trên cây mẹ.

Chiết cành áp dụng phổ biến cho nhóm cây ăn quả thân gỗ như nhãn, vải, ổi, bưởi, cam,... 

Ghép:

Là phương pháp nhân giống sử dụng đoạn thân, cành (cành ghép) hoặc chồi (mắt ghép) của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác (gốc ghép) cùng loài hoặc có quan hệ gần gũi, giúp tổ hợp các đặc tính tốt của cảnh ghép, mắt ghép và gốc ghép vào cùng 1 cây

Gốc ghép ít ảnh hưởng đến đặc điểm của cành/mắt ghép. 

Nhân giống in vitro:

Là phương pháp được thực hiện dựa trên công nghệ nuôi cấy mô, tế bào thực vật.

Được ứng dụng rộng rãi ở nhiều loại cây khác nhau do hệ số nhân giống cao, có thể tiến hành quanh năm, cây giống tạo ra sạch bệnh và có thể bảo quản trong thời gian dài.

 

1
0
Quyên
29/10 21:17:06
+3đ tặng

Các phương pháp nhân giống vô tính phổ biến:

  1. Giâm cành:

    • Cắt một đoạn cành khỏe mạnh của cây mẹ, cắm xuống đất ẩm.
    • Sau một thời gian, cành giâm sẽ ra rễ và phát triển thành cây con.
    • Ví dụ: Cây hoa hồng, mía, sắn.
  2. Chiết cành:

    • Bóc một lớp vỏ quanh cành, sau đó bọc đất ẩm vào phần vỏ đã bóc.
    • Khi cành chiết ra rễ, cắt rời và trồng xuống đất.
    • Ví dụ: Cây cam, quýt, bưởi.
  3. Ghép mắt:

    • Lấy một mắt (chồi) của cây muốn nhân giống ghép vào thân hoặc cành của cây khác (gốc ghép).
    • Ví dụ: Ghép mắt táo, ghép mắt hồng.
  4. Tách cây:

    • Tách những cây con mọc ra từ thân hoặc rễ của cây mẹ để trồng thành cây mới.
    • Ví dụ: Lan, dứa.
  5. Nuôi cấy mô:

    • Lấy một phần mô của cây mẹ nuôi cấy trong môi trường nhân tạo để tạo ra nhiều cây con giống hệt nhau.
    • Ví dụ: Lan, hoa hồng.

 

1
0
Ozzy TK
29/10 21:17:11
+2đ tặng

Khái niệm :
Là phương pháp nhân giống sử dụng đoạn thân, cành (cành ghép) hoặc chồi (mắt ghép) của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác (gốc ghép) cùng loài hoặc có quan hệ gần gũi, giúp tổ hợp các đặc tính tốt của cảnh ghép, mắt ghép và gốc ghép vào cùng 1 cây. Gốc ghép ít ảnh hưởng đến đặc điểm của cành/mắt ghép.
Những phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật trong thực tiễn và cho ví dụ:

- Phương pháp giâm cành: cắt một đoạn thân, cành, lá, rễ hoặc ngọn cây cắm hoặc vùi vào đất. Ví dụ như xương rồng, hoa hồng, rau muống, rau ngót,…

- Phương pháp chiết cành: lấy đất bọc xung quanh một đoạn thân hay cành đã bóc bỏ lớp vỏ. Khi chỗ đó mọc rễ sẽ cắt rời cành đem đi trồng. Ví dụ: bưởi, chanh, cam,…

- Phương pháp ghép cành: Lấy một đoạn thân, cành hay chồi của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác sao cho ăn khớp với nhau. Ví dụ: Ghép mắt táo, ghép cành hoa hồng Pháp và gốc thân cây tầm xuân,…

- Nuôi cấy tế bào và mô thực vật: Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật nuôi trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo nên cây con hoàn chỉnh. Ví dụ: chuối, hoa lan, sâm Ngọc Linh,…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Công nghệ Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư