Trên đời chẳng ai lo cho ta bằng mẹ Cũng chẳng ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta Mẹ ơi nếu con được sống lại tuổi thơ Con sẽ chẳng bao giờ mải chơi trốn học Đứa con trai nhiều lỗi lầm ương ngạnh Sẽ chẳng bao giờ làm mẹ xót xa Ước mẹ trẻ hoài như buổi mới gặp cha Ước con được sống suốt đời bên mẹ Mẹ muốn ăn cá thu con chẳng nề xuống bể Chẳng ngại lên ngàn kiếm đọt măng mai Nhưng xứ sở ta quân Mỹ tới rồi Cùng bè bạn con lên đường đuổi giặc. Mẹ vui vẻ gánh lấy phần khó nhọc Việc cơ quan, việc Đảng, việc nhà Đánh Pháp năm xưa, đánh Mỹ bây giờ Quen vất vả, mẹ quản gì sương nắng Đêm nay con nằm rừng xa gió lạnh Mẹ nghỉ chưa hay đã thức rồi? Suốt cuộc đời chưa có lúc nghỉ ngơi Nghĩ thương mẹ, giận quân thù quá đỗi Lo trước mọi điều, mẹ thường ít nói Mắt tin yêu nhìn thấu tận đường xa Món quà ý nghĩa nhất cho người thân yêu Mọi giả dối quanh co mọi tàn bạo hận thù Đều nát vụn trước mắt hiền của mẹ Dẫu cuộc đời là con đường dài thế Con sẽ đi qua mọi đèo dốc chông gai Bằng đôi chân của mẹ, mẹ ơi.
Theo dàn ý sau
Mở bài: – Giới thiệu sơ lược về tác giả: + Giới thiệu tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng tác, phong cách sáng tác. + Những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn văn học và nền văn học dân tộc. – Giới thiệu tổng quát về bài thơ: + Giới thiệu hoàn cảnh xuất xứ, đại ý, nội dung chính của đoạn thơ/bài thơ. + Dẫn vào đoạn thơ, bài thơ cần phân tích: trích lại bài thơ (nếu ngắn) còn khổ thơ thì phải ghi lại tất cả. Thân bài: 1. Khái quát về đoạn thơ. – Vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ, bài thơ. 2. Giới thiệu vấn đề nghị luận và phương hướng nghị luận. – Nội dung cần bàn luận. – Cách thức sẽ bàn luận: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh,… 3. Phân tích đoạn thơ/bài thơ. – Trích từng khổ thơ, đoạn thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…. trong từng câu thơ. Giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. * Cụ thể: – Phân tích khổ thơ thứ nhất: + Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất: (Trích thơ…) + Áp dụng các thủ pháp phân tích thơ để phân tích những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tu từ, nhịp điệu, v.v… trong từng câu thơ; giải mã những từ ngữ, hình ảnh đó có ý nghĩa gì, nó hay, đặc sắc ở chỗ nào? + Liên hệ, so sánh với những bài thơ cùng chủ dề. + Đoạn dẫn chuyển ý sang khổ thứ hai. – Phân tích khổ thơ thứ hai: + Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ hai: (Trích thơ…) + Cách làm bốn bước tương tự khổ thứ nhất. + Rồi cứ tiếp tục như thế đến hết bài. 4. Nhận xét đánh giá bài thơ: + Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ. (Nét đặc sắc về nội dung của bài thơ là gì? Thành công/hạn chế?) + Đánh giá về nghệ thuật biểu hiện đặc sắc (Thành công/hạn chế?) + Đánh giá về phong cách tác giả. (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thế nào; có thể nói thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp của nhà thơ trên văn đàn lúc bấy giờ). Kết bài: + Khẳng định lại toàn bộ giá trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. + Liên hệ bản thân và cuộc sống (nếu có).
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).