"Sơn ơi là Sơn! Con ơi là con..." - bác Tư lại gào thảm thiết. Tiếng gào đâm thẳng vô tim Lu, quặn thắt, nhức buốt. Mấy người thanh niên lôi bác về từ trưa, mà đến chừ bác còn thất thần.
Mưa vẫn xối xả, cứ như ông trời tức giận chi mặt đất lâu ngày, gom lại xả cơn một lần. Cái lạnh ngấm vào da, mặt bác Tư trắng bệch, đôi môi run run. Bác nhìn trân trân di ảnh vợ trên bàn thờ. Hồi đó, má anh Sơn cũng đi theo dòng nước lũ.
Lâu lâu như sực tỉnh về lại với thực tại, bác đứng lên chạy ù ra cổng, giãy nảy vùng mạnh khi bị ghì chặt kéo ngược vô nhà.
Lúc sáng, anh Sơn cùng đám thanh niên bơi ghe qua mấy khu trũng giúp bà con. Tới đoạn nước ngập sâu, ghe lật, mớ dây nhợ rong bèo quấn chân anh Sơn, bộ đồ áo mưa đen quẫy đạp vô vọng trong dòng nước xiết.
Mọi người không kịp với tay kéo anh lại, ai cũng ráng bơi vào bờ cho nhanh. Những thùng mì Hảo Hảo trôi lạc ra giữa sông, bị nước đánh rã ra. Thuyền cứu hộ đến chẳng kịp.
Lu đưa tay vuốt mạnh những giọt nước đang làm mắt nhòe đi. Mưa tự dưng mằn mặn, nong nóng. Lu tự dặn lòng, nước mắt để dành cho ngày nắng lên. Việc cần kíp bây chừ là giữ bác Tư không lao ra giữa mưa bão trắng trời.
***
Sáng ra, trời ngưng gầm gừ. Nhìn đống đổ nát còn lại, có ai đó thở dài len lén, thôi thì của đi thay người. Bác Tư vẫn lặng băng mất hồn. Có câu an ủi nằng nặng, lỡ người đi rồi thì cứ nghĩ tới người ở lại. Anh Sơn nằm đó, người lạnh ngắt tím tái. Lu thay bác Tư nhận vài phong bì hỗ trợ ma chay. Cô Hai gọi bảo không ghé nhà tiễn anh Sơn được, nhờ Lu thắp nhang giùm.
Chiều hôm qua, trong lúc bão đang quật thì một cơn lốc xoáy cũng tranh thủ quét ngang nhà cô, mái nhà tốc ra bay tuốt luốt, cái chuồng bò thì nát vụn vì bị cây bạch đàn đè ngang.
Có vài phóng viên tới đưa tin. Mấy đoàn từ thiện cũng tới. Họ se sẽ động viên. Họ khe khẽ bắt tay. Dường như ai cũng sợ chạm vào nỗi đau của những người trong cuộc. Mà cần chi chạm, nó hiển hiện, mồn một.
Bác Tư ôm chặt di ảnh anh Sơn. Tóc anh Sơn đen, mái đầu bác Tư bạc trắng. Nơi khóe mắt hoẵm sâu nhăn húm của bác chỉ đọng được một giọt nước nhỏ bằng hạt lúa. Làm chi còn nước mắt nữa mà khóc.
Lu nức nở trong vòng tay ba, tiếng nấc nghẹn nơi cổ họng. Nghe ba kể, hồi Lu còn quấn mền, chính anh Sơn là người nảy ra "sáng kiến" đặt cô trong cái lu vỡ vành miệng, đậy lại cho khỏi ướt giữa dòng nước lũ. Cái tên Lu cũng xuất phát từ đó.
***
Ngày đưa anh Sơn đi, mọi người tới đông lắm. Ở cái xứ ni, gần như ai cũng một lần từng chịu ơn anh. Hồi anh còn cười nói giòn tan, có khi nửa đêm anh vác đèn pin đi lợp mái, kiếm heo gà cho hàng xóm.
Bác Tư hay la ó, cái thằng trời hành, việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Rứa chắc chừ trời hết hành, trời thấy anh tốt tính nên cho lên thiên đàng.
Lu ngẩng mặt lên đón những tia nắng đang cố len lỏi ra khỏi những đám mây trĩu trịt. Ba đang lúi cúi dọn dẹp mớ đồ lỉnh kỉnh. Cái dáng hao gầy vẫn lầm lũi chịu đựng thương khó. Từng món đồ được chắt chiu giội rửa cho sạch để còn dùng lại.
Dân xứ ni mang tiếng là keo kiệt, bởi có những thứ đâu phải muốn bỏ là bỏ. Nó là kỷ niệm, là ký ức. Là cả một trời thương tưởng cần bám víu vào đó mà sống tiếp.
Một ngày nắng hanh sau mưa lũ bão dông, nước rút, đất bắt đầu khô ráo. Lu qua nhà, phụ bác Tư gom mớ lá cây lại thành đống rồi đốt. Sẽ thành tro bay về xa ngái.
Mùi khói tự bao đời luôn làm lòng dân xứ cằn cỗi ni thư thái. Có những thứ là phải dành cho ngày nắng lên. Bác Tư nhẹ nhàng nói, giữa làn khói hun nhèm mắt cay.
phân tích đoạn trích
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Về hình ảnh thiên nhiên và con người:
Đoạn trích mở đầu với hình ảnh bác Tư "gào thảm thiết" vì mất đi người con trai, thể hiện sự đau đớn và tuyệt vọng của một người cha. Tiếng gào này không chỉ là biểu hiện của nỗi đau mất mát mà còn như là sự xé lòng. Cảnh thiên nhiên cũng được miêu tả rất sinh động: "mưa vẫn xối xả, cứ như ông trời tức giận chi mặt đất lâu ngày, gom lại xả cơn một lần." Những hình ảnh như vậy làm nổi bật không khí u ám, buồn bã bao trùm cả không gian. Cơn mưa lớn như một sự phản ánh nỗi đau của con người và thiên nhiên đang cùng chịu đựng.
2. Sự mất mát và tình yêu thương trong gia đình:
Bác Tư không thể chấp nhận sự ra đi của anh Sơn, người con trai mà bác yêu quý. Hình ảnh bác ôm chặt di ảnh của anh Sơn, sự hoảng loạn khi bác chạy ra cổng, rồi sự im lặng mất hồn sau khi bão đi qua, thể hiện sự cô đơn, mất mát vô cùng lớn. Điều này càng được củng cố khi tác giả miêu tả nỗi buồn của Lu, người đã mất đi một người anh tốt bụng. Những ký ức về anh Sơn như "sáng kiến đặt cô trong cái lu vỡ" hay hình ảnh anh luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác càng làm tăng thêm sự tiếc nuối, đau lòng.
3. Cảm giác mất mát và nỗi đau người ở lại:
Nỗi đau mất mát không chỉ là cái chết của người thân mà còn là sự đứt gãy trong mối quan hệ, trong những ký ức sống động. Câu chuyện về người dân xứ này, với những kỷ niệm nhỏ nhặt nhưng đầy tình nghĩa như "vác đèn pin đi lợp mái, kiếm heo gà cho hàng xóm" hay những vật dụng được giữ lại làm kỷ niệm "không phải muốn bỏ là bỏ", cho thấy giá trị của tình làng nghĩa xóm, của tình thân trong một cộng đồng gắn bó.
4. Bài học về sự kiên cường và hy vọng:
Mặc dù nỗi đau mất mát dường như là quá lớn, nhưng tác giả vẫn không quên gửi gắm một thông điệp về hy vọng. Hình ảnh Lu đi qua nhà bác Tư, giúp bác gom lá cây và đốt thành tro thể hiện sự tiếp nối, sự gắn kết của những thế hệ trong cộng đồng. Đặc biệt, trong khổ cuối, câu nói của bác Tư "mùi khói tự bao đời luôn làm lòng dân xứ cằn cỗi ni thư thái" không chỉ là biểu tượng của sự thanh thản mà còn là biểu trưng của việc sống tiếp sau những đau thương, của việc giữ gìn ký ức và kỷ niệm trong đời sống.
5. Tình yêu thương và sự sẻ chia:
Đoạn trích này cũng làm nổi bật sự sẻ chia, đoàn kết trong cộng đồng. Dù có khó khăn, dù phải chịu đựng thiên tai, những con người trong câu chuyện vẫn tìm thấy niềm an ủi từ nhau. Hình ảnh những người phóng viên, đoàn từ thiện đến động viên, những cái bắt tay, những lời an ủi dù ngập ngừng thể hiện sự quan tâm và lòng nhân ái.
Tóm lại, đoạn trích này mang đậm cảm xúc về sự mất mát và đau đớn, nhưng cũng chứa đựng thông điệp về tình người, về hy vọng và sự kiên cường của những con người nghèo khó trong việc tiếp tục sống và vươn lên.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |