Câu 1. Quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở Bắc Bộ Việt Nam đã trải qua các nền văn hoá khảo cổ nào?
A. Phùng Nguyên, Đồng Nai, Sa Huỳnh
B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun
C. Sa Huỳnh, Đồng Đậu, Gò Mun
D. Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Gò Mun.
Câu 2. Từ 4000 năm trước, cư dân ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã biết tới kim loại gì?
A. Sắt B. Đồng C. Đá D. Chì
Câu 3. Nền văn hoá Gò Mun thuộc khu vực nào ngày nay?
A. Trung Bộ B. Nam Bộ
C. Bắc Bộ D. Tây Nguyên
Câu 4. Nền văn hóa Phùng Nguyên( Đồng Đậu) thuộc khu vực nào ngày nay?
A.Trung Bộ B. Bắc Bộ C. Nam Bộ D. Tây Nguyên
Câu 5. Người ta đã tìm thấy những hiện vật gì của nền văn hóa Phùng Nguyên?
A. Hiện vật bằng đồng C. Dùi, cán dao, mũi tên
B. Vũ khí, lưỡi câu, rìu, đục. D.Mẫu xỉ đồng, mẫu đồng thau nhỏ, mảnh vòng
Câu 6. Những hiện vật nào đã được tìm thấy của nền văn hóa Đồng Đậu?
A.Đục, dùi, cán dao, mũi tên, lưỡi câu C.Mẫu xỉ đồng, mẫu đồng thau
B. Vũ khí, lưỡi câu dìu, dùi D. Đồ sắt
Câu 7. Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại được phân chia dựa trên cơ sở nào?
A. Dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da
B. Dựa trên sự phân biệt giàu nghèo
C. Dựa trên sự phân biệt tôn giáo
D. Dựa trên sự phân biệt nam nữ
Câu 8. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại có các đẳng cấp cơ bản nào?
A. Bran-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a
B. Bra-man, Vai-si-a, Su-dra
C. Bran-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-dra
D. Bran-man, Ksa-tri-a, Su-dra
Câu 9. Chế độ đẳng cấp Vác na phân chia xã hội Ấn Độ cổ đại thành mấy đẳng cấp?
A. 1 đẳng cấp B. 2 đẳng cấp C. 3 đẳng cấp D. 4 đẳng cấp
Câu 10. Trong xã hội Ấn Độ tầng lớp nào có địa vị cao nhất?
A. Bra-man B. Su-dra
C. Ksa-tri-a D. Vai-si-a
Câu 11. Trong xã hội Ấn Độ tầng tầng lớp nào có địa vị thấp kém nhất?
A. Bra-man B. Su-dra
B. Ksa-tri-a D. Vai-si-a
Câu 12. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Ksa-tri-a bao gồm những lực lượng xã hội nào?
A. Tăng lữ - Quý tộc
B. Vương công - Vũ sĩ
C. Người bình dân (nông dân, thợ thủ công, thương nhân)
D. Những người có địa vị thấp kém
Câu 13. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Vai-si-a bao gồm những lực lượng xã hội nào?
A. Tăng lữ - quý tộc. B. Vương công – vũ sĩ.
C. Người bình dân(Nông dân, thợ thủ công, thương nhân) D. Nô lệ.
Câu 14. Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Bra-man bao gồm những lực lượng xã hội nào?
A. Tăng lữ - quý tộc. B. Vương công – vũ sĩ.
C. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân. D. Nô lệ.
Câu 15. Hai công trình kiến trúc tiểu biểu nhất của Ấn Độ cổ đại
A. Vạn Lí Trường Thành, lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng
B. Kim Tự Tháp và tượng Nhân sư
C. Cột đá A-Sô-ca, Đại bảo tháp San-chi
D. Cột đá A-sô-ca, Vườn treo Ba-bi-lon
Câu 16. Từ rất sớm, người Ấn Độ đã có chữ viết riêng, đó là chữ gì?
A. Chữ Nho B. Chữ tượng hình
C. Chữ Hin-du D. Chữ Phạn
Câu 17. Thành tựu nào dưới đây là phát minh của cư dân Ấn Độ cổ đại?
A. Hệ thống 10 chữ số. B. Hệ chữ cái La-tinh.
C. Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở. D. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.
Câu 18. Kể tên hai tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của Ấn Độ cổ đại?
A. sử thi Đam- săn và Ili át B.sử thi Ra-ma-ya-na và Ô- đi-xê
C.sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na D.sử thi Ô-đi-xê và Ra-ma-ya-na
Câu 19. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn nào?
A. Phật Giáo, Ấn Độ giáo B. Nho giáo, Phật giáo
C. Nho giáo, Ấn Độ giáo D. Phật giáo, Ki-tô giáo
Câu 20. Hai dòng sông nào gắn liền với nền văn minh Trung Quốc cổ đại?
A. Sông Tơ-gơ-rơ, Ơ-phơ-rat
B. Sông Nin, Sông Hoàng Hà
C. Sông Hoàng Hà, Sông Trường Giang
D. Sông Mê-kông, Sông Trường Giang
Câu 21. Ai là người đã đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc?
A. Khổng Tử B. Lão Tử
C. Hoa Đà D. Tư Mã Thiên
Câu 22. Loại chữ viết được khắc trên mai rùa, xương thú của người Trung Quốc cổ đại được gọi là gì?
A. Kim Văn B. Giáp Cốt Văn
C. Thạch Cổ Văn D. Trúc Thư
Câu 23. Bốn phát minh quan trọng của người Trung Quốc cổ đại là
A. giấy, thuốc nổ, la bàn, kĩ thuật in
B. phương pháp luyện sắt, men gốm, la bàn, kĩ thuật in
C. phương pháp luyện sắt, đúng súng, men gốm, là bàn
D. phương pháp luyện sắt, đúng súng, là bàn, giấy
Câu 24 Công trình phòng ngự nổi tiếng nào được tiếp tục xây dựng dưới thời nhà Tần
A. Tử Cấm Thành B. Ngọ Môn
C. Luỹ Trường Dục D. Vạn Lý Trường Thành
Câu 25. Tập thơ nào cổ nhất ở Trung Quốc, gồm những sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí?
A. Ly Tao B. Kinh Thi
C. Thiên Vấn D. Hán Thư
Câu 26. Ai là người đặt nền móng cho sự hình thành Nho giáo?
A. Khổng Tử B. Lão Tử
C. Hoa Đà D. Tư Mã Thiên
Câu 27. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?
A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
B. Thương mại đường biển rất phát triển
C. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.
D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...
Câu 28. Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào??
A. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII. B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.
C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. D. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII.
Câu 29. Khoảng thế kỉ VII TCN – thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện một số quốc gia sơ kì nào?
A. Ăng-co, Sri Vi-giay-a, Đại Việt.
B. Ma-ta-ram, Pa-gan, Đại Việt.
C. Ăng-co, Ma-ta-ram, Pa-gan.
D. Văn Lang- Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam.
Câu 30. Quốc gia sơ kì được thành lập trên hạ lưu sông nào lãnh thổ Thái Lan ngày nay?
A.D Dương Tử B.Mê Kông C.Ta- co-la D. Chao Phray-a
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun
Câu 2: Từ 4000 năm trước, cư dân ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đã biết tới kim loại gì?B. Đồng
Câu 3: Nền văn hoá Gò Mun thuộc khu vực nào ngày nay?C. Bắc Bộ
Câu 4: Nền văn hóa Phùng Nguyên (Đồng Đậu) thuộc khu vực nào ngày nay?B. Bắc Bộ
Câu 5: Người ta đã tìm thấy những hiện vật gì của nền văn hóa Phùng Nguyên?D. Mẫu xỉ đồng, mẫu đồng thau nhỏ, mảnh vòng
Câu 6: Những hiện vật nào đã được tìm thấy của nền văn hóa Đồng Đậu?C. Mẫu xỉ đồng, mẫu đồng thau
Câu 7: Chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại được phân chia dựa trên cơ sở nào?A. Dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da
Câu 8: Trong xã hội Ấn Độ cổ đại có các đẳng cấp cơ bản nào?C. Bran-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-dra
Câu 9: Chế độ đẳng cấp Vác na phân chia xã hội Ấn Độ cổ đại thành mấy đẳng cấp?D. 4 đẳng cấp
Câu 10: Trong xã hội Ấn Độ tầng lớp nào có địa vị cao nhất?A. Bra-man
Câu 11: Trong xã hội Ấn Độ tầng tầng lớp nào có địa vị thấp kém nhất?B. Su-dra
Câu 12: Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Ksa-tri-a bao gồm những lực lượng xã hội nào?B. Vương công - Vũ sĩ
Câu 13: Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Vai-si-a bao gồm những lực lượng xã hội nào?C. Người bình dân (Nông dân, thợ thủ công, thương nhân)
Câu 14: Theo chế độ đẳng cấp Vác-na ở Ấn Độ cổ đại, đẳng cấp Bra-man bao gồm những lực lượng xã hội nào?A. Tăng lữ - quý tộc
Câu 15: Hai công trình kiến trúc tiểu biểu nhất của Ấn Độ cổ đạiC. Cột đá A-Sô-ca, Đại bảo tháp San-chi
Câu 16: Từ rất sớm, người Ấn Độ đã có chữ viết riêng, đó là chữ gì?D. Chữ Phạn
Câu 17: Thành tựu nào dưới đây là phát minh của cư dân Ấn Độ cổ đại?A. Hệ thống 10 chữ số
Câu 18: Kể tên hai tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của Ấn Độ cổ đại?C. Sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na
Câu 19: Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn nào?A. Phật Giáo, Ấn Độ giáo
Câu 20: Hai dòng sông nào gắn liền với nền văn minh Trung Quốc cổ đại?C. Sông Hoàng Hà, Sông Trường Giang
Câu 21: Ai là người đã đặt nền móng cho nền sử học Trung Quốc?D. Tư Mã Thiên
Câu 22: Loại chữ viết được khắc trên mai rùa, xương thú của người Trung Quốc cổ đại được gọi là gì?B. Giáp Cốt Văn
Câu 23: Bốn phát minh quan trọng của người Trung Quốc cổ đại làA. Giấy, thuốc nổ, la bàn, kĩ thuật in
Câu 24: Công trình phòng ngự nổi tiếng nào được tiếp tục xây dựng dưới thời nhà TầnD. Vạn Lý Trường Thành
Câu 25: Tập thơ nào cổ nhất ở Trung Quốc, gồm những sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí?B. Kinh Thi
Câu 26: Ai là người đặt nền móng cho sự hình thành Nho giáo?A. Khổng Tử
Câu 27: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...
Câu 28: Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào??A. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.
Câu 29: Khoảng thế kỉ VII TCN – thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện một số quốc gia sơ kì nào?D. Văn Lang- Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam.
Câu 30: Quốc gia sơ kì được thành lập trên hạ lưu sông nào lãnh thổ Thái Lan ngày nay?D. Chao Phray-a
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |