Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn (10-12 câu) nêu cảm nhận của em về bài ca dao sau

Viết một đoạn văn (10-12 câu) nêu cảm nhận của em về bài ca dao sau:
            Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba
          Khắp miền truyền mãi câu ca
 Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
30
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài ca dao "Dù ai đi ngược về xuôi" thể hiện tấm lòng biết ơn của người Việt Nam đối với tổ tiên và nguồn cội dân tộc. Ngày giỗ Tổ là một dịp lễ quan trọng, nhắc nhở mọi người về truyền thống văn hoá và lịch sử của dân tộc. Câu thơ “Dù ai đi ngược về xuôi” mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định rằng dù có bận rộn hay đi đâu chăng nữa, mọi người vẫn phải nhớ về cội nguồn, về tổ tiên. Hình ảnh "Dù ai đi" như một lời kêu gọi, nhắc nhở mọi người cùng hướng về cố hương và nguồn cội. Câu kết “Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm” thể hiện lòng tự hào về đất nước, về sự trường tồn và bền vững của dân tộc Việt Nam. Từ đó, bài ca dao không chỉ gợi nhớ về truyền thống mà còn khắc sâu giá trị văn hóa, lòng yêu nước và sự kính trọng đối với tổ tiên. Cảm xúc ấy khiến em cảm thấy tự hào về bản sắc dân tộc của mình, đồng thời nhắc nhở em về trách nhiệm giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc.
1
0
Quang Cường
03/01 21:36:17
+5đ tặng

Một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta đó chính là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, được thể hiện rất sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày, qua những ngày lễ lớn mà tiêu biểu là ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10-3 hàng năm như một ngày hội lớn của dân tộc ta để con cháu thể hiện niềm kính yêu với cội nguồn của mình. Bàn về điều này, ông cha ta đã có câu “Dù ai đi ngược về xuôi /Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” .

Câu ca dao trên đã ra đời từ rất lâu rồi, từ khi tôi sinh ra, tôi đã được nghe bà đọc cho nghe đi nghe lại lâu ca dao, đến bây giờ, nó như một lời nhắc nhở vẫn hằng âm ỉ trong lòng khiến tôi không thể nào quên. Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, diễn ra vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngày lễ là cơ hội để biết bao người con xa xứ, xa quê, được tựu chung về đây, về Đền hùng (Phú Thọ) để dâng nén hương thành kính, tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên ta, những đời vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Qua câu ca dao trên, ông cha ta nhắn nhủ đến mỗi người dù có đi đâu, làm gì thế nhưng cũng không bao giờ được phép quên đi Ngày Giỗ tổ, quên đi việc tưởng nhớ chính nguồn cội của mình.

Nhắc đến những đời vua Hùng, không ai là không biết đến công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên ta ngày trước. Vậy nên, ngày lễ là để mỗi người con trong dân tộc này bày tỏ lòng biết ơn thành kính đối với những vị đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay. Mọi thành quả mà chúng ta được hưởng thụ, mọi nền văn hóa, văn minh, đều là bàn tay của biết bao thế hệ trước rầy công vun xới mà tạo nên. vfo.vn Ngày Giỗ Tổ không chỉ thể hiện bản sắc dân tộc đặc trưng của đất nước ta mà còn giúp con người dù là lớn hay bé, già hay trẻ, có thêm những nhận thức, hiểu biết sâu sắc về cội nguồn của chính mình, rèn luyện được lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn, không phủ nhận, quay lưng với quá khứ. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, giữ gìn những truyền thống , bản sắc quý báu của dân tộc ta.

Câu tục ngữ không chỉ là một lời nhắc nhở về cội nguồn mà còn đặt ra những bài học đạo lý về việc biết ơn thế hệ đi trước, trân trọng những thành quả mà ta được hưởng thụ trong cuộc sống hôm nay. Bác Hồ đã có câu “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” , hơn cả việc nhớ ơn công lao , mỗi người cần biết biến nó thành hành động cụ thể, không ngừng trau dồi bản thân để sau này giúp đất nước phát triển, bảo vệ dân tộc khỏi những thách thức khó khăn , yêu thương đồng bào, giống như ông cha ta, tổ tiên ta, những đời vua Hùng đã quyết tâm, bỏ biết bao công sức để thực hiện trước đó. Chúng ta đang sống trong một cuộc sống là thành quả của biết bao thế hệ tổ tiên đã để lại, nhiệm vụ của ta là cần biết giữ gìn và phát huy để xây dựng đất nước, dân tộc không ngừng đi lên.

Là một người con Việt Nam, không ai có thể quên đi cội nguồn của chính mình cũng như quên đi được ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10-3. Câu tục ngữ như một lời nhắn nhủ về nguồn cội cũng như trách nhiệm của mỗi người con của dân tộc đối với truyền thống và sự phát triển của đất nước sau này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×