Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
588
0
1
Đặng Bảo Trâm
05/08/2017 01:00:01
TÀO THÁO UỐNG R­ƯỢU LUẬN ANH HÙNG
(Trích hồi 21 - Tam quốc diễn nghĩa)
LA QUÁN TRUNG
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về tác giả, xem bài Hồi trống Cổ Thành.
2. Về thể loại, xem bài Hồi trống Cổ Thành.
3. Đoạn trích đã ca ngợi tài trí thông minh, sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong đối đáp, ứng xử của Lưu Bị khi phải đối mặt với Tào Tháo để bàn luận về người anh hùng trong thiên hạ.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
Gợi ý:
Nhóm Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi lúc đầu còn yếu thế, buộc phải n­ương tựa vào Tào Tháo ở Hứa Đô, song họ luôn nghĩ cách thoát khỏi sự khống chế đó để xây dựng lực lượng độc lập. Bấy giờ, giữ được bí mật ý đồ chiến lược là nhiệm vụ hàng đầu. Câu chuyện Tào Tháo uống r­ượu luận anh hùng xảy ra trong tình huống ấy.
Có thể xem Tào Tháo uống rượu luận anh hùng là một đoạn trích có cốt truyện hoàn chỉnh, trong đó câu chuyện diễn ra theo trình tự thường thấy của một kết cấu tự sự. Chi tiết đánh dấu đỉnh điểm là việc Tào Tháo trỏ vào Lưu Bị rồi trỏ vào mình mà nói rằng: “Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi”. Chi tiết đánh dấu điểm mở nút là việc "Huyền Đức đã khôn khéo che đậy được hết việc giật mình đánh rơi cả thìa đũa khi nghe Tháo gọi mình là anh hùng".
2. Phân tích các thủ pháp khắc hoạ tính cách nhân vật (được thể hiện tập trung ở nhân vật Lưu Bị).
Gợi ý:
- Miêu tả trực tiếp qua những ứng phó tinh tế, linh hoạt và những hành động, ngôn ngữ phù hợp.
+ Làm một v­ườn rau ngày ngày chăm bón để che mắt Tào Tháo.
+ Đến phủ Tào Tháo, sợ tái mặt khi Tào Tháo nói “Huyền Đức độ này ở nhà làm một việc lớn lao đấy nhỉ !”, nhưng cũng ứng phó kịp thời khi nói rằng trồng rau chỉ vì “không có việc gì, làm để tiêu khiển đó thôi”.
+ Bàn luận về anh hùng thì tỏ ra không biết, rồi kể ra những nhân vật mà mình “nghe nói” chứ ch­ưa được gặp mặt, danh sách đó bị Tào phủ nhận hết. Như vậy có vẻ Lưu Bị không biết rõ ai là anh hùng trong thiên hạ thật.
+ Giật mình rơi thìa, đũa nhưng rất nhanh nhẹn đổ lỗi cho tiếng sấm làm mình giật mình.
- Miêu tả gián tiếp qua sự đối lập với những suy nghĩ đơn giản và nông cạn của Quan Vũ và Trương Phi:
Quan Vũ và Trương Phi không hiểu mục đích làm v­ườn rau và hàng ngày chăm sóc rau của Lưu Bị nên đã lầm tưởng rằng Lưu Bị đã sao nhãng việc lớn nên đã đặt câu hỏi rằng: “Anh không lưu tâm đến việc lớn thiên hạ, học làm chi cái việc của kẻ tiểu nhân này?”.
- Đ­ưa yếu tố thiên nhiên vào một cách hợp lí:
+ Chi tiết cơn m­ưa kéo đến, làm nền cho câu chuyện, từ đối cảnh mà sinh câu hỏi của Tào Tháo về “vòi rồng lấy n­ước”, rồi bàn luận về anh hùng.
+ Chi tiết thứ hai là tiếng sấm xuất hiện đúng lúc, kịp thời giải thoát mối lo âu cho Lưu Bị.
3. Có thể coi đoạn trích là một cuộc đấu trí giữa Lưu Bị và Tào Tháo được không? Tại sao?
Gợi ý:
Trong đoạn trích, cả Lưu Bị và Tào Tháo đều sử dụng m­ưu trí để đối thoại với nhau:
- Tào Tháo khôn ngoan khi nói lí do đến gặp gỡ Lưu Bị, lại tỏ rõ quan điểm khi “luận anh hùng”, làm phép loại suy, không công nhận bao người Lưu Bị đư­a ra là anh hùng vì những lí do rất hợp lí. Để rồi kết luận thẳng thắn rằng: “Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có m­ưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất kia” và chỉ ra rằng: “Anh hùng trong thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi”.
- Lưu Bị vốn là người khiêm nh­ường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. Trong tình thế hiện tại nếu bộc lộ chí lớn là điều cực kì nguy hiểm. Do đó, đối thoại cùng Tào Tháo, Lưu Bị rất thận trọng, cả trong ngôn từ, cử chỉ và hành động. Lúc đầu rất dè dặt nói không biết thiên hạ có ai là anh hùng: “Bị này được nhờ ơn Thừa tướng làm quan trong triều, anh hùng trong thiên hạ thực không được biết”. Chỉ sau khi Tào Tháo nói: “Đã đành không biết mặt, nhưng cũng có nghe tiếng chứ?” thì Lưu bị mới đư­a ra “danh sách” một số người mà mình “nghe nói” đến trong thiên hạ.
Bảy giả thiết Lưu Bị đ­ưa ra đều bị Tào Tháo chê cư­ời không chấp nhận, không coi họ là anh hùng. Khi mà Tào Tháo kết luận anh hùng trong thiên hạ chỉ có Lưu Bị và Tào Tháo thì Lưu Bị đã giật mình, bất giác đánh rơi cả thìa, đũa. Thật may, đúng lúc đó có tiếng sấm rền vang, Lưu Bị nhanh trí nói: “Gớm thật ! Tiếng sấm dữ quá !” coi như mình giật mình là tại bởi tiếng sấm vậy.
Qua đó có thể thấy Lưu Bị rất thận trọng và thông minh trong ứng xử. Vì thế, trong cuộc đấu trí này Lưu Bị quả là người đã giành phần thắng.
4. Bình luận về quan niệm anh hùng của Tào Tháo thể hiện trong đoạn trích.
Gợi ý:
Câu nói: “Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có m­ưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất” cho thấy quan niệm về người anh hùng của Tào Tháo là quan niệm của giai cấp áp bức, bóc lột trong xã hội phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ: muốn đè đầu c­ưỡi cổ dân chúng, làm bá chủ thiên hạ.
5. Bình luận về quan niệm anh hùng của Lưu Bị.

Gợi ý: Quan niệm về anh hùng của Lưu Bị không đồng nhất với quan điểm với Tào Tháo, ngay từ nhỏ Lưu Bị đã có chí lớn nhưng giờ đây không phải lúc để Lưu Bị tranh luận, lúc này, phải giữ bí mật quan điểm của bản thân để khỏi bị Tào Tháo tiêu diệt. Có thể hiểu đây là lúc Lưu Bị mai danh ẩn tích để chờ đợi thời cơ lộ diện. Bởi thế, đọc qua đoạn trích, tưởng như Tào Tháo phủ nhận ý kiến Lưu Bị, Lưu Bị lúc thì sợ tái mặt, lúc thì đánh rơi cả thìa đũa, có nghĩa là Lưu Bị thua. Nhưng thực chất, trong cuộc đấu trí này, Lưu Bị đã là người giành phần thắng và ông đã thực hiện thành công màn kịch của mình, đó là màn kịch của người có mư­u cao, chí lớn trong thiên hạ, biết chờ thời, biết cương nhu đúng lúc, đúng chỗ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Trần Bảo Ngọc
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Tào Thào uống rượu luận anh hùng (trích hồi 21 - Tam quốc diễn nghĩa)

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Tâm trạng và tính cách Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo :

   - Hành xử cẩn trọng, sợ Tào Tháo sẽ tìm cách cản trở hoặc hãm hại.

   - Trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù.

Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Tính cách nhân vật Tào Tháo :

   - Tham vọng, có tư tưởng làm bá chủ thiên hạ : có chí lớn, mưu cao, có tài.

   - Bản tính gian hùng : có tài thao lược nhưng nhiều mưu mô xảo quyệt, bằng mọi thủ đoạn để đạt mục đích, đa nghi, kiêu ngạo nên chủ quan bị Lưu Bị qua mặt.

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Điểm khác giữa tính cách Lưu Bị và Tào Tháo :

Tào Tháo (gian hùng) Lưu Bị (anh hùng)

- Đang có quyền thế, có quân, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu.

- Tự tin, bản lĩnh, thông minh, hiểu biết

- Chủ quan, đắc chí, coi thường người nên bị Lưu Bị qua mặt nhẹ nhàng.

- Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ nơi kẻ thù nguy hiểm.

- Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm.

- Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động của mình.

Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

   Cách kể chuyện hấp dẫn vì tình huống gay cấn, tự nhiên, kết thúc đơn giản, ngắn gọn và ý nghĩa. Thái độ tác giả trong việc khen chê khá rành rọt, hai phía điển hình và mẫu mực.

0
0
Tô Hương Liên
05/04/2018 17:08:12

Soạn bài: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (La Quán Trung)

Câu 1: Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo

- Cách hành xử: cẩn trọng, tâm trạng: lo lắng, hoang mang.

- Khi bị Tào Tháo triệu đến bất ngờ, Huyền Đức "sợ tái mặt". Lúc ngồi uống rượu: càng dè dặt.

- Khi đánh rơi thìa và đũa: Lưu Bị đã có được cách ứng phó thông minh, tránh được sự nghi ngờ của Tào Tháo.

Câu 2: Qua cách đối xử với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng (những người mà Lưu Bị đề xuất), có thể đánh giá về tính cách của Tào Tháo như sau:

Trong cuộc đối ứng với Lưu Bị, Tào Tháo đã chứng tỏ rất rõ sự kiêu căng, ngạo mạn của mình. Không những một tay gạt đi tất cả các anh hùng trong thiên hạ, Tào Tháo còn tự cao tự đại đắc ý tự cho mình là anh hùng và ngầm ý xếp trên Lưu Bị. Qua cách ứng xử của Tào Tháo, có thể thấy, Tháo là một kẻ gian hùng (đa nghi, nham hiểm và tàn bạo). Song cũng phải nhận thấy rằng, Tào Tháo còn là một người rất thông minh, cơ trí và ngoan cường. Dường như càng thông minh bao nhiêu, Tào Tháo càng đa nghi bấy nhiêu; càng cơ trí bao nhiêu thì càng nham hiểm bấy nhiêu; càng ngoan cường bao nhiêu thì càng tàn bạo bấy nhiêu. Tính cách của Tào Tháo là sự hợp bởi cái uy hùng và cái gian hùng.

Câu 3: Sự khác nhau giữa tính cách của Lưu Bị và Tào Tháo

Trong truyện cũng như trong quan niệm đánh giá của dân gian, Lưu Bị vẫn được xem là người giàu đức độ. Trong đoạn trích, Lưu Bị giống như một tấm gương soi để soi rõ lòng dạ nham hiểm của Tào Tháo. Trái với sự nham hiểm, tàn bạo, xảo trá của Tào Tháo, Lưu Bị lấy lòng thành, dùng nhân nghĩa mà đối đãi với người. Nhờ thế mà Bị mới được lòng dân chúng khắp nơi. Ngược lại, như trên đã nói, Tào Tháo là một kẻ gian hùng, ứng xử với đời bằng nhiều thủ đoạn. Sự khác nhau cơ bản trong tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo nằm ở chữ đức. Tào Tháo làm mọi việc, kể cả những việc tàn nhẫn để đạt được ý định của mình, trong khi đó, Lưu Bị, thậm chí có thể hi sinh lợi ích riêng tư vì niềm vui của thiên hạ.

Câu 4: Về cách kể chuyện trong đoạn trích

Đây là một đoạn kể chuyện hết sức hấp dẫn bởi tài dẫn dắt của nhà văn. Câu chuyện như là một trò chơi trốn tìm, cuộc trốn tìm giữa một người quyết trốn và một kẻ quyết tìm. Và cuối cùng Lưu Bị suýt lộ diện khi giật mình đánh rơi cả đũa. Đó là một chi tiết hấp dẫn nhất của đoạn trích này.

Đoạn trích hấp dẫn còn bởi thái độ của tác giả trong việc khen chê rất rành rọt, các nhân vật được bố trí sắp xếp thành hai phía đen, trắng đối lập nhau, rất điển hình và mẫu mực.

0
0
Trần Đan Phương
07/04/2018 11:16:49

Soạn bài: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (La Quán Trung)

Câu 1: Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo

- Cách hành xử: cẩn trọng, tâm trạng: lo lắng, hoang mang.

- Khi bị Tào Tháo triệu đến bất ngờ, Huyền Đức "sợ tái mặt". Lúc ngồi uống rượu: càng dè dặt.

- Khi đánh rơi thìa và đũa: Lưu Bị đã có được cách ứng phó thông minh, tránh được sự nghi ngờ của Tào Tháo.

Câu 2: Qua cách đối xử với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng (những người mà Lưu Bị đề xuất), có thể đánh giá về tính cách của Tào Tháo như sau:

Trong cuộc đối ứng với Lưu Bị, Tào Tháo đã chứng tỏ rất rõ sự kiêu căng, ngạo mạn của mình. Không những một tay gạt đi tất cả các anh hùng trong thiên hạ, Tào Tháo còn tự cao tự đại đắc ý tự cho mình là anh hùng và ngầm ý xếp trên Lưu Bị. Qua cách ứng xử của Tào Tháo, có thể thấy, Tháo là một kẻ gian hùng (đa nghi, nham hiểm và tàn bạo). Song cũng phải nhận thấy rằng, Tào Tháo còn là một người rất thông minh, cơ trí và ngoan cường. Dường như càng thông minh bao nhiêu, Tào Tháo càng đa nghi bấy nhiêu; càng cơ trí bao nhiêu thì càng nham hiểm bấy nhiêu; càng ngoan cường bao nhiêu thì càng tàn bạo bấy nhiêu. Tính cách của Tào Tháo là sự hợp bởi cái uy hùng và cái gian hùng.

Câu 3: Sự khác nhau giữa tính cách của Lưu Bị và Tào Tháo

Trong truyện cũng như trong quan niệm đánh giá của dân gian, Lưu Bị vẫn được xem là người giàu đức độ. Trong đoạn trích, Lưu Bị giống như một tấm gương soi để soi rõ lòng dạ nham hiểm của Tào Tháo. Trái với sự nham hiểm, tàn bạo, xảo trá của Tào Tháo, Lưu Bị lấy lòng thành, dùng nhân nghĩa mà đối đãi với người. Nhờ thế mà Bị mới được lòng dân chúng khắp nơi. Ngược lại, như trên đã nói, Tào Tháo là một kẻ gian hùng, ứng xử với đời bằng nhiều thủ đoạn. Sự khác nhau cơ bản trong tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo nằm ở chữ đức. Tào Tháo làm mọi việc, kể cả những việc tàn nhẫn để đạt được ý định của mình, trong khi đó, Lưu Bị, thậm chí có thể hi sinh lợi ích riêng tư vì niềm vui của thiên hạ.

Câu 4: Về cách kể chuyện trong đoạn trích

Đây là một đoạn kể chuyện hết sức hấp dẫn bởi tài dẫn dắt của nhà văn. Câu chuyện như là một trò chơi trốn tìm, cuộc trốn tìm giữa một người quyết trốn và một kẻ quyết tìm. Và cuối cùng Lưu Bị suýt lộ diện khi giật mình đánh rơi cả đũa. Đó là một chi tiết hấp dẫn nhất của đoạn trích này.

Đoạn trích hấp dẫn còn bởi thái độ của tác giả trong việc khen chê rất rành rọt, các nhân vật được bố trí sắp xếp thành hai phía đen, trắng đối lập nhau, rất điển hình và mẫu mực.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×