Ôxít nhôm hay nhôm ôxít, còn gọi là a-lu-min (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp alumine /alymin/),[3] là một hợp chất hóa học của nhôm và ôxy với công thức hóa học Al2O3. Nó còn được biết đến với tên gọi alumina trong cộng đồng các ngành khai khoáng, gốm sứ, và khoa học vật liệu. Nó có hệ số giãn nở nhiệt 0.063 (đơn vị ?), nhiệt độ nóng chảy cao 2054°C.[4]
Ôxít nhôm là thành phần chính của bôxít, loại quặng chủ yếu chứa nhôm. Trong công nghiệp, bôxít được tinh luyện thành ôxít nhôm thông qua công nghệ Bayer và sau đó được chuyển thành nhôm kim loại theo công nghệ Hall-Heroult.
Quặng bôxít là Al2O3 không tinh khiết có chứa các ôxít sắt (III) (Fe2O3) và ôxít silíc (SiO2). Nó được làm tinh khiết nhờ công nghệ Bayer: Al2O3 + 3 H2O + 2 NaOH --(nhiệt)--> 2NaAl(OH)4. Ôxít sắt (III) Fe2O3 không hòa tan trong dung dịch kiềm. Ô xít silíc SiO2 bị hòa tan thành silicat Si(OH)6−6. Trong quá trình lọc, Fe2O3 bị loại bỏ. Bổ sung thêm axít thì hiđrôxít nhôm (Al(OH)3) kết tủa. Silicat vẫn còn trong dung dịch. Sau đó, Al(OH)3 --(nhiệt)--> Al2O3 + 3 H2O. Al2O3 ở đây là alumina.
Các loại đá quý như hồng ngọc và xaphia chủ yếu là ôxít nhôm, màu của chúng là do các tạp chất gây ra.
Ôxít nhôm là lớp bảo vệ cho nhôm kim loại chống lại tác động ăn mòn của không khí. Nhôm kim loại là một chất hoạt động hóa học mạnh với ôxy trong không khí và nó nhanh chóng tạo ra một lớp mỏng ôxít nhôm trên bề mặt. Lớp ôxít nhôm này rất vững chắc, không cho không khí thẩm thấu qua và nhôm không bị ôxi hóa tiếp. Độ dày và các thuộc tính của lớp ôxít này có thể được tăng cường bằng quá trình gọi là corunđum (Số CAS là 1302-74-5 và có độ cứng cao (theo thang độ cứng Mohs đạt tới 9) làm cho nó thích hợp để sử dụng như là vật liệu mài mòn và như là thành phần của các thiết bị cắt.
Ôxít nhôm dạng bột thường được sử dụng như là phương tiện cho alumina trong suốt.
Ôxít nhôm được đưa vào danh sách hóa chất của EPA năm 1988