Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về 3 nhân vật trong văn bản chiếc lá cuối cùng

Cảm nhân của em về 3 nhân vật trong văn bản chiếc lá cuối cùng
3 trả lời
Hỏi chi tiết
546
0
0
Đỗ Dũng
17/10/2019 21:14:29
Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O- Hen-ri viết về những con người nghệ sĩ nghèo, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhưng họ vẫn luôn yêu nghệ thuật khát khao hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống hướng tới giá trị Chân- Thiện – Mỹ của cuộc đời.
Câu chuyện xoay quanh ba nhân vật cụ Bơ- Men, Xiu và Giôn-xi trong đó nhân vật Giôn- xi là người yếu đuối và gặp nhiều khó khăn nhất trong cuộc sống. Bởi Giôn- xi còn trẻ nhưng lại mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính. Một căn bệnh mà trong thời kỳ đó người ta không thể nào chữa trị, Giôn-xi cũng nghèo khổ, và cô mất niềm tin ở tương lai.
Cụ Bơ-Men là họa sĩ già hơn 60 tuổi ông cả cuộc đời chỉ mơ ước có một kiệt tác ghi dấu tên tuổi của mình. Nhưng cuộc sống khó khăn để mưu sinh ông phải đi làm mẫu vẽ cho những sinh viên mỹ thuật kiếm vài đô la một giờ để trang trải cuộc sống. Vì vậy, ước mơ vẽ được một bức tranh kiệt tác ngày càng xa xôi với người đàn ông già nua cô đơn này.
Xiu là bạn thân của Giôn- xi hai cô sống cùng một căn phòng trọ, cùng một nhà với ông lão Bơ – Men nhưng khác tầng. Hai cô gái nương tựa vào nhau để sống, từ lúc Giôn- xi bị ốm cô càng ngày càng mất niềm tin vào cuộc sống.
Xiu thương bạn nhiều lần khuyên can bạn mình nhưng Giôn- Xi vẫn luôn buồn chán, cô thường ngồi đếm những lá thường xuân bên ngoài cửa sổ và nghĩ tới một ngày mình sẽ ra đi mãi mãi, sẽ từ giã cuộc đời khi chiếc lá cuối cùng trên cành cây kia rụng xuống. Nhân vật Xiu luôn là người chia sẻ những niềm vui nỗi buồn của Giôn -xi có những lúc cô bắt đầu nghĩ tới cái chết sự bi quan của cô làm cho Giôn -xi mất đi sinh lực của mình.
Chính lòng thương bạn của Xiu đã góp phần giúp cho Giôn- xi chiến thắng bệnh tật của mình. Khi đọc kỹ về nhân vật Giôn- xi ta sẽ thấy tinh thần nhân văn nhân đạo của nhà văn O- Hen- ri.
Những người nghệ sĩ nghèo khổ về vật chất nhưng lại luôn giàu có về tinh thần nhân đạo, tình người, luôn muốn giúp đời và giúp người bởi tâm hồn họ luôn hướng tới những điều cao cả nhất. Khi Giôn- xi bế tắc tuyệt vọng tới tận cùng thì cũng là lúc O- Hen- ri để cho cô tìm thấy niềm tin trong cuộc sống. Khi những chiếc lá cứ rơi rụng dần làm Giôn – Xi thêm ảo não, về số phận mình.
Năm đó lại là một năm mùa đông vô cùng khắc nghiệt Giôn -xi đang chờ đón cái chết của mình, thì cô tìm thấy niềm tin. Chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân mãi không rụng xuống nó kiên cường chống chọi lại cả một mùa đông rét mướt.
Khiến cho Giôn -xi cũng trở nên kiên cường, cô bắt đầu có niềm tin trở lại cô nghĩ chắc chắn mình có thể sống sót, mình sẽ khỏe mạnh trở lại. Chính niềm tin đó đã giúp Giôn – xi vượt qua bệnh tật.
Khi Giôn -xi khỏe mạnh bình thường cô mới bước tới gần chiếc lá kiên cường, chiếc lá cho cô sức mạnh để chiến đấu với bệnh tật kia, lúc này cô mới biết chiếc lá đó chỉ là một bức tranh mà thôi. Bức tranh được ông cụ Bơ – Men vẽ cả một đêm đứng dưới trời bão tuyết, và để vẽ xong bức tranh đó cho Giôn -xi ông lão nghệ sĩ già tội nghiệp đã qua đời vì cảm lạnh.
Một tác phẩm vô cùng nhân văn, thể hiện tình yêu thương con người của O -Hen- ri dành cho nhân vật của mình. Đó chính là sự đồng cảm, sự nhân văn sâu sắc của tác giả hướng tới trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng". Tác giả muốn người đọc nhận thấy giá trị đích thực của nghệ thuật đó chính là nghệ thuật cứu người, cứu vớt linh hồn của con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
NGUYỄN THANH THỦY ...
17/10/2019 21:14:47
Giôn – Xi là một người con gái yếu đuối, một người đam mê nghệ thuật nhưng lại nghèo khổ. Họ bị cuộc sống mưu sinh xoay vần đến mức không thể nào theo đuổi ước mơ nghệ thuật cao đẹp của mình được.
Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O- Hen-ri viết về những con người nghệ sĩ nghèo, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhưng họ vẫn luôn yêu nghệ thuật khát khao hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống hướng tới giá trị Chân- Thiện – Mỹ của cuộc đời.
Câu chuyện xoay quanh ba nhân vật cụ Bơ- Men, Xiu và Giôn-xi trong đó nhân vật Giôn- xi là người yếu đuối và gặp nhiều khó khăn nhất trong cuộc sống. Bởi Giôn- xi còn trẻ nhưng lại mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính. Một căn bệnh mà trong thời kỳ đó người ta không thể nào chữa trị, Giôn-xi cũng nghèo khổ, và cô mất niềm tin ở tương lai.
Cụ Bơ-Men là họa sĩ già hơn 60 tuổi ông cả cuộc đời chỉ mơ ước có một kiệt tác ghi dấu tên tuổi của mình. Nhưng cuộc sống khó khăn để mưu sinh ông phải đi làm mẫu vẽ cho những sinh viên mỹ thuật kiếm vài đô la một giờ để trang trải cuộc sống. Vì vậy, ước mơ vẽ được một bức tranh kiệt tác ngày càng xa xôi với người đàn ông già nua cô đơn này.
Xiu là bạn thân của Giôn- xi hai cô sống cùng một căn phòng trọ, cùng một nhà với ông lão Bơ – Men nhưng khác tầng. Hai cô gái nương tựa vào nhau để sống, từ lúc Giôn- xi bị ốm cô càng ngày càng mất niềm tin vào cuộc sống.
Xiu thương bạn nhiều lần khuyên can bạn mình nhưng Giôn- Xi vẫn luôn buồn chán, cô thường ngồi đếm những lá thường xuân bên ngoài cửa sổ và nghĩ tới một ngày mình sẽ ra đi mãi mãi, sẽ từ giã cuộc đời khi chiếc lá cuối cùng trên cành cây kia rụng xuống. Nhân vật Xiu luôn là người chia sẻ những niềm vui nỗi buồn của Giôn -xi có những lúc cô bắt đầu nghĩ tới cái chết sự bi quan của cô làm cho Giôn -xi mất đi sinh lực của mình.
Chính lòng thương bạn của Xiu đã góp phần giúp cho Giôn- xi chiến thắng bệnh tật của mình. Khi đọc kỹ về nhân vật Giôn- xi ta sẽ thấy tinh thần nhân văn nhân đạo của nhà văn O- Hen- ri.
Những người nghệ sĩ nghèo khổ về vật chất nhưng lại luôn giàu có về tinh thần nhân đạo, tình người, luôn muốn giúp đời và giúp người bởi tâm hồn họ luôn hướng tới những điều cao cả nhất. Khi Giôn- xi bế tắc tuyệt vọng tới tận cùng thì cũng là lúc O- Hen- ri để cho cô tìm thấy niềm tin trong cuộc sống. Khi những chiếc lá cứ rơi rụng dần làm Giôn – Xi thêm ảo não, về số phận mình.
Năm đó lại là một năm mùa đông vô cùng khắc nghiệt Giôn -xi đang chờ đón cái chết của mình, thì cô tìm thấy niềm tin. Chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân mãi không rụng xuống nó kiên cường chống chọi lại cả một mùa đông rét mướt.
Khiến cho Giôn -xi cũng trở nên kiên cường, cô bắt đầu có niềm tin trở lại cô nghĩ chắc chắn mình có thể sống sót, mình sẽ khỏe mạnh trở lại. Chính niềm tin đó đã giúp Giôn – xi vượt qua bệnh tật.
Khi Giôn -xi khỏe mạnh bình thường cô mới bước tới gần chiếc lá kiên cường, chiếc lá cho cô sức mạnh để chiến đấu với bệnh tật kia, lúc này cô mới biết chiếc lá đó chỉ là một bức tranh mà thôi. Bức tranh được ông cụ Bơ – Men vẽ cả một đêm đứng dưới trời bão tuyết, và để vẽ xong bức tranh đó cho Giôn -xi ông lão nghệ sĩ già tội nghiệp đã qua đời vì cảm lạnh.
Một tác phẩm vô cùng nhân văn, thể hiện tình yêu thương con người của O -Hen- ri dành cho nhân vật của mình. Đó chính là sự đồng cảm, sự nhân văn sâu sắc của tác giả hướng tới trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng". Tác giả muốn người đọc nhận thấy giá trị đích thực của nghệ thuật đó chính là nghệ thuật cứu người, cứu vớt linh hồn của con người.
0
0
Bông
17/10/2019 21:16:06
Đoạn trích Chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên của tác giả O. Hen-ri thấm đượm tình người đã rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn độc giả.
Tình người cao đẹp được thể hiện trước hết ở nhân vật Bơ-men và bức kiệt tác của cụ. Ngay từ đầu đoạn trích, người họa sĩ già khắc khổ này chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết: Xiu và cụ Bơ-men “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”; “cụ Bơ-men mặc chiếc áo sơ mi cũ màu xanh, ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá” và cuối cùng chỉ thấp thoáng qua lời kể của Xiu. Nhưng có lẽ đôi hình ảnh hiếm hoi ấy mãi còn lại trong tâm trí bao người. Giây phút “nhìn cây thường xuân” đầy lo lắng là lúc cụ cảm nhận rõ nhất dáng ngủ yếu ớt cũng như mạng sống mong manh của Giôn-xi. Không ai biết trong ánh nhìn lặng lẽ chẳng nói năng và cái dáng ngồi làm mẫu bất động, cụ đang ấp ủ một điều gì. Đã từ lâu, ông cụ già “nhỏ nhắn dữ tợn” tự coi mình là một con chó xồm lớn chuyên canh gác và bảo vệ cuộc sống của hai nữ họa sĩ trẻ yêu đuối Xiu và Giôn-xi.
Với cụ Bơ-men cô độc, có lẽ hai cô gái không khác gì những người ruột thịt, những người thân yêu nhất trong những năm tháng tuổi già hiu quạnh. Thường ngồi làm mẫu cho những bản vẽ của cô chị và hay tâm tình về tác phẩm kiệt xuất của mình, phải chăng đó là những tình cảm ấm áp mà cụ dành cho họ? Cụ hiểu tâm trạng Giôn-xi và nỗi lòng Xiu. Và... O. Hen-ri không kể ông cụ làm gì sau khi về căn hộ cũ tồi tàn của mình. Cách cắt đoạn tạo một khoảng khong gian riêng mà trong đó, chẳng ai có thể đoán được cụ Bơ-men sẽ có những hành động cụ thể nào.
Nhưng rồi, qua lời kể của cô, chị Xiu, Giôn-xi và người đọc chợt ngỡ ngàng hiểu rõ công viêc mà cụ đã âm thầm làm trong im lặng, trong những tiếng gào thét dữ dội của giông bão. Một mình cụ, với ngọn đèn bão, với bảng màu và chiếc thang mà cả cụ phải vất vả lắm cụ mới có thể lôi dược nó ra khôi chỗ cũ.... đã hoàn thành bức kiệt tác của cuộc đời mình. Thân già khổ sở trong đêm tối khủng khiếp đang nhăm nhe quật ngã mọi thứ, phải dũng cảm, chịu khó, bền bỉ như thế nàc thì cụ Bơ-men nhỏ nhắn mới có thể gắng sức đương đầu với cơn mưa phũ phàng như vậy?
Hơn nữa, vẽ dẫu chỉ là vật nhỏ nhoi như một chiếc lá - trong hoàn cảnh khắc nghiệt, không ai giúp đỡ lại càng khó khăn gấp bội. Chiếc lá rất thật: “Tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa” được vẽ nên bằng tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài năng của người họa sĩ già Bơ-men. Nhưng điều quan trọng nhất là mục đích cuối cùng của người họa sĩ “thất bại trong nghệ thuật” đã đạt được. Chiếc lá mỏng manh chống chọi, thách thức cùng gió rét đã tiếp thêm sức sống và niềm tin cho Giôn-xi, kéo cô từ vực sâu của chết chóc và bệnh tật lên đỉnh chiến thắng. Nhưng cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi. Hóa ra ông cụ già “hay chế nhạo cay độc sư mềm yếu của bất kì ai” lại là một người có thể hi sinh mạng sống của mình vì người khác. Chiếc lá là minh chứng cho tất cả tấm lòng thương yêu và sư quyết tâm cứu cô họa sĩ trẻ đầy tài năng với tương lai phía trước của cụ. Có thể cụ không nghĩ rằng đó là một kiệt tác. Dẫu bức tranh chẳng phải là tác phẩm có thể đưa cụ và hai cô gái trẻ ra khỏi nơi ẩm thấp rẻ tiền mà họ đang trú ngụ, nhưng có lẽ dưới suối vàng cụ vẫn sẽ mỉm cười mãn nguyện.
Ngay hành động của cụ cũng đã là một kiệt tác, một kiệt tác vô giá dù không màu sắc, không đường nét, không âm thanh... nhưng chan chứa tình người. Tác giả không trực tiếp miêu tả mà tiết lộ cách “sáng tác” âm thầm, lặng lẽ ấy qua lời nói của Xiu tạo một sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời tô đậm thêm tấm lòng cao cả và đức hi sinh như thánh thần của một họa sĩ già nghèo khổ.
Cũng như cụ Bơ-men, khi nhìn cây thường xuân chỉ còn trơ trọi vài chiếc lá, Xiu đã không giấu được nỗi lo sợ của mình. Giôn-xi tuy không ruột rà máu mủ gì với cô, nhưng cô thương Giôn-xi như một người em gái. Khoảnh khắc lặng nhìn cây thường xuân là khoảng lặng nặng nề đè trĩu tâm tư Xiu. Vì thế, sáng hôm sau, khi Giôn-xi yêu cầu kéo rèm cửa lên, cô “làm theo một cách chán nản”.
Rõ ràng trong cô vẫn bị ám ảnh bởi tâm trạng bi quan của Giôn-xi. Cô không tin vào điều định mệnh về “chiếc lá cuối cùng” mà Giôn-xi nghĩ đến, nhưng cô sợ, với tình cảnh này, Giôn-xi sẽ thực sự rời xa cô mất. Cụ Bơ-men không nói gì với cô về việc làm của mình, về ý định thay thế chiếc lá thiên nhiên đã rơi rụng bằng một chiếc lá “nhân tạo” nên khi thấy trên cành chỉ còn duy nhất một chiếc lá lay lắt, mỏng manh, yếu ớt, Xiu không khỏi thắt lòng lo sợ. Tiếng thều thào đoán định của Giôn-xi: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết” như bóp nghẹt trái tim Xiu.
Trước mặt Giôn-xi, Xiu tỏ ra mạnh mẽ là thế - một Xiu luôn cứng cỏi gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực của em - nhưng Giôn-xi có biết từ sâu thẳm tâm hồn Xiu cũng yếu đuối và đa cảm lắm? Cô thương Giôn-xi đến nỗi lo sợ không biết rồi mình sẽ ra sao nếu Giôn-xi chết đi “Em thân yêu, thân yêu! Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?” Lời động viên tràn đầy tình thương yêu để Giôn- xi hiểu rằng với Xiu, Giôn-xi như nửa cuộc đời cô.
Giôn-xi mất đi rồi, liệu cuộc sống của cô có còn gì gọi là ý nghĩa? “Ngày hôm đó trôi qua, và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường”, một câu kể ngỡ như bình thường mà chứa đựng bao nỗi niềm. Trong bóng tối đang dần buông xuống, những đôi mắt vẫn không ngừng dõi theo chiếc lá cuối cùng như muốn chứng kiến cảnh chống chọi của nó với thiên thiên khắc nghiệt. Niềm hi vọng vẫn còn đó, nhưng có thể phụt tắt bất cứ lúc nào, khác gì ngọn đèn leo lét trước cơn gió dữ. Nhà văn không dùng một từ ngữ nào để miêu tả tâm trạng Xiu khi sang ngày sau nữa, chiếc lá vẫn dũng cảm bám chặt trên cành, nhưng vẫn có thể hình dung nét mặt tươi tắn của cô. Hẳn Xiu rất mừng khi Giôn-xi muốn ăn cháo. Những cử chỉ chăm sóc tận tình đã được đáp lại.
Lời nói của vị thầy thuốc “Được năm phần mười rồi. Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng” càng khơi dậy niềm hi vọng vốn có lúc tưởng như tắt lụi. Cùng với sự cổ vũ của “chiếc lá dũng cảm” - kiệt tác của cụ Bơ-men - Xiu đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Giôn-xi tìm lại được niềm tin và sự sống. Tình bạn và tấm lòng chân thật đã chiến thắng lão già viêm phổi quái ác. Lại một khoảng thời gian nữa trôi qua, khoảng thời gian thể hiện sự tinh tế và chín chắn trong vai trò làm chị của Xiu. Khi Giôn-xi đã lấy lại được sự vui vẻ, Xiu mới nhỏ nhẹ nói cho em sự thật mà có lẽ cô cũng chỉ mới biết không bao lâu.
Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men thì truyện sẽ mất đi nhiều sức hấp dẫn, và chắc chắn cũng sẽ không có đoạn văn thể hiện tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của Xiu. Cô không phải là trung tâm tác phẩm nhưng lại đem đến cho người đọc một tình cám êm dịu, hiền hòa, góp thêm một phần vào bức tranh với những gam màu sáng của tình người cao đẹp.
Còn Giôn-xi, người biết sự thật cuối cùng? Cảnh ngộ của cô thật đáng thương. Cái nghèo túng cùng cơn bệnh hoành hành cướp đi của cô tất cả sức lực. Cô gần như tuyệt vọng. Mỗi tiếng đếm lùi khi từng chiếc lá rơi xuống là mỗi lúc cô cảm thấy gần kề với cái chết hơn. Lưỡi hái tử thần cứ chập chờn trước mặt Giôn-xi đầy đe dọa gắn với hình ảnh của những chiếc lá thường xuân nhỏ bé.
Sự sống mong manh của cô khác nào những chiếc lá ấy, chỉ một cơn gió thoảng qua là có thể lìa cành? Người đọc chợt căng thẳng, hồi hộp mỗi khi Giôn-xi bảo Xiu kéo mành lên. Ngay ngày hôm trước, sự tuyệt vọng của Giôn-xi làm nên nỗi niềm lo sợ trong Xiu và cụ Bơ-men, để rồi nỗi lo sợ lại len lỏi vào lòng người đọc. Lần thứ nhất kéo mành chỉ còn lại một chiếc lá, khiến không ai có thế dứt mắt khỏi sự sống nhỏ nhoi ấy suốt một ngày một đêm.
Lần kéo mành thứ hai, liệu chiếc lá có còn và tính mạng của Giôn-xi sẽ ra sao? Giôn-xi có tàn nhẫn quá không khi bóp nghẹt trái tim người thân yêu bằng cách ra lệnh kéo mành như thế? Thật khó mà hồn nhiên, vui vẻ khi nghĩ rằng mình sắp chết, nhất lá lúc con người đang ở vào độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời! Nghe những lời thủ thỉ tâm tình của Xiu, Giôn-xi cũng cô đơn lắm chứ. “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình”.
Cô đơn “khi những mối dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế giới xung quanh cứ lơi lỏng dần từng sợi một”. Và nỗi sợ hãi choán hết tâm trí cô. Nhưng khi đêm đã qua rồi mà chiếc lá cuối cùng vẫn chưa lìa cành, Giôn-xi “nằm nhìn chiếc lá hồi lâu”, cái nhìn như dần sưởi ấm trái tim yếu đuối giá lạnh của cô. Có lẽ cô đang nghĩ và so sánh mình với sự mạnh mẽ của chiếc lá: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy mình đã tệ như thế nào” và chợt nhận ra “muốn chết là cái tội”. Khoảng thời gian diễn ra sự hồi sinh diệu kì trong tâm hồn cô.
Chiếc gương tay, ý muốn được ngồi dậy xem Xiu nấu nướng là những biểu hiện rõ rệt nhất của sự sống. Và niềm hi vọng được vẽ cảnh vịnh Na-plơ lại bùng cháy. Nhận được sự động viên, khích lệ âm thầm lặng lẽ của cụ Bơ-men, của Xiu, Giôn-xi đã tự mình biến cái không tưởng thành hiện thực. Tất cả sẽ trở nên vô nghĩa nếu như giờ phút này cô lại chấp nhận buông xuôi. Nhưng không, người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm trước một sự sông mới đang hình thành.
Cả ba nhân vật xuất hiện bổ sung và hoàn chỉnh dần bức tranh thấm đượm tình người, dẫu là những con người không ruột thịt máu mủ. Và một nhân vật cứ im lìm, bất động, lặng lẽ chứng kiến sự đổi thay kì diệu.
Chỉ vài trang kết truyện “Chiếc lá cuối cùng” với lối xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết câu đảo ngược tình huống hai lần, O. Hen-ri đã gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo