LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn về vẻ đẹp và sức mạnh tình đồng chí

Viết đoạn văn về vẻ đẹp và sức mạnh tình đồng chí 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
209
0
0
Đỗ Dũng
02/11/2019 12:33:31
Người lính nông dân, như một lẽ tự nhiên đã đi vào biết bao bài thơ trong văn học Việt Nam. Hình ảnh của họ hiện lên thật giản dị, gần gũi như Nhớ của Hồng Nguyên, Cá nước của Tố Hữu,… và cũng nằm trong mạch chung ấy, ta không thể không nhắc đến Đồng chí của Chính Hữu. Bài thơ là bài ca ca ngợi tình cảm đồng chí, đồng đội tha thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.

Cũng như biết bao bài thơ viết về người lính nông dân khác, đọc câu thơ ta cảm nhận được sự lo toan vất vả, cuộc sống còn nghèo khó, nhọc nhằn của họ:

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Họ thuộc mọi miền tổ quốc quy tụ về đây, người là vùng đồng bằng nước mặn đồng chua, người vùng trung du đất cày lên sỏi đá, dù ở miền quê nào cũng đều hiện lên sự khó khăn, cực nhọc. Nhưng ở họ đều có một điểm chung ấy là lên đường chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước. Từ anh với tôi đến câu thơ thứ ba đã có bước chuyển hóa mạnh mẽ thành đôi người. Không phải là hai mà là đôi, cho thấy giữa họ đã bắt đầu có sự gắn bó với nhau. Họ cùng nhau về đây, tự nguyện bên với nhau: "Súng bên súng đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Họ không chỉ kề vai sát cánh bên nhau trong chiến đấu, trong lí tưởng mà họ còn bên nhau trong những khó khăn, gian khổ của cuộc đời chiến đấu. Cái giá lạnh của núi rừng Việt Bắc có thể làm lạnh cơ thể họ, nhưng nó lại khiến cho tình cảm của những người lính trở nên ấm áp, nồng đậm hơn. Câu thơ nói về cái rét, cái lạnh mà tuyệt nhiên người đọc không thấy hơi lạnh thấu xương, chỉ thấy một cảm giác ấm áp của tình người, của tình đồng đội, san sẻ với nhau những khó khăn. Hai chữ tri kỉ thật thiêng liêng, thật đáng trân trọng, họ không còn dừng lại ở đôi bạn như thuở ban đầu mới gặp, mà trải qua những gian lao, chia sẻ với nhau mọi điều họ đã là đôi tri kỉ, thấu hiểu nhau như hiểu chính mình. Câu thơ thứ bảy: Đồng chí, vang lên là kết tinh đẹp đẽ nhất của thứ tình cảm thiêng liêng đó. Nếu không kể nhan đề thì đây là lần duy nhất từ này xuất hiện trong bài thơ, câu thơ có vị trí quan trọng, bản lề khép mở hai mạch thơ chính của cả bài. Sáu câu thơ đầu là nền tảng, là cơ sở để đến đây được nâng lên thành một tình cảm mới mẻ, sâu sắc: tình đồng chí. Đồng chí ở đây không chỉ là những người gắn bó, yêu thương, quan tâm nhau mà họ còn có chung một mục đích, lý tưởng, ý chí phấn đấu. Bởi vậy hai tiếng đồng chí càng trở nên cao quý, đáng trân trọng hơn.

Ở những câu thơ tiếp theo, tình cảm đồng chí, đồng đội được khắc họa cụ thể, rõ nét hơn. Họ - những người con của quê hương, dù mang trong mình ý chí quyết tâm, thái độ dứt khoát mặc kệ tất cả, gửi lại gia đình, ruộng nương để lên đường chiến đấu nhưng trong lòng họ vẫn không thôi khắc khoải, nhớ nhung về gia đình. Những hình ảnh giếng nước, gốc đa là những hình ảnh gần gũi, thân thương nhất với họ, bởi vậy họ luôn nhớ về chúng. Nỗi nhớ ấy cũng chính là nỗi nhớ về gia đình, về người cha, người mẹ đang ở nhà ngày ngày mong ngóng con. Trong cùng một hoàn cảnh, nên những người lính có sự đồng cảm sâu sắc với nhau. Họ cảm thông, thấu hiểu bằng tình cảm chân thành.

Hình ảnh quê nhà, cùng với sự thấu hiểu, cảm thông giữa những người đồng đội là nguồn năng lượng cổ vũ động viên họ vượt qua mọi khó khăn, thử thách:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Câu thơ đã một lần nữa khắc họa hiện thực chiến tranh gian khổ, khốc liệt mà không ít chiến sĩ đã phải bỏ mạng nơi đất khách quê người. Họ thiếu thốn đủ thứ về vật chất: không giày, áo rách, quần vá. Nhưng họ có thể vượt lên tất cả hiện thực tàn khốc ấy bằng cái nắm tay nồng ấm, nó giống như cái bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi của những người lính lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật. Chỉ cái bắt tay thôi mà mang lại sức mạnh to lớn cho những người chiến sĩ, để họ vững lòng tin, chắc tay súng bảo vệ tổ quốc:

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Ba câu thơ cuối có thể coi là bức tranh đồng chí, đồng đội đẹp đẽ nhất về người lính. Trên nền hiện thực khốc liệt, hoang vu lạnh lẽo, những người lính bình tĩnh, chủ động, hiên ngang, nắm chắc cây súng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương. Câu thơ cuối cùng là một hình ảnh thơ thật đẹp đẽ, lãng mạn, nó là biểu tượng cho người lính vừa anh dũng, kiên cường nhưng vẫn có nét thi sĩ, trữ tình, một tâm hồn đầy mơ mộng giữa hiện thực chiến tranh tàn khốc. Đây cũng là vẻ đẹp trữ tình mới mẻ, đặc sắc của thơ ca thời kì kháng chiến đã được Chính Hữu vận dụng tài tình qua hình ảnh trăng và súng mà không hề bó hẹp, khiên cưỡng.

Cả bài thơ toát lên hình ảnh của anh bộ đội cụ Hồ thật giản dị, chân thật. Người đọc còn có thể cảm nhận thấy tình cảm đồng đội gắn bó sâu nặng giữa những người đồng chí, đồng đội ấy. Chính tình đồng chí, sự cảm thông, thấu hiểu với nhau là động lực giúp họ vượt lên hoàn cảnh hiện thực khắc nghiệt. Kết hợp với ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi, hàm súc, tất cả các yếu tố đó đã gây nên sức ám sánh sâu đậm trong lòng người đọc.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Hữu Huân
02/11/2019 12:34:36

Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình Đồng chí. Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ Đồng chí với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hi vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng.

Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc?

Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Họ đến với cách mạng cũng vì lí tưởng muốn dâng hiến cho đời. Sổng là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Chung một khát vọng, chung một lí tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào... Dường như tình đồng đội cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn, câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:

Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!...

Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ đưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất, nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thơ của bài thơ cũng như mảnh mai hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu. Hồi ức của những người lính, những kỉ niệm riêng tư quả là bất tận:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Cái chất nông dân thuần phác của những anh lính mới đáng quý làm sao! Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cửa những thứ quý giá nhất. Họ sống nhờ vào đồng ruộng, họ lớn lên theo câu hát ầu ơ của bà của mẹ. Họ lớn lên trong những gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Tuy thế, họ vẫn yêu, yêu lắm chứ những mảnh đất thân quen, những mái nhà thân thuộc.... Nhưng... họ đã vượt qua chân trời của cái tôi bé nhỏ để đến với chân trời của tất cả. Đi theo con đường ấy là đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi yêu thương của trái tim yêu nước. Bỏ lại sau lưng tất cả những bóng hình của quê hương vẫn trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của mỗi người lính. Dầu rằng mặc kệ nhưng trong lòng họ vị trí của quê hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỉ niệm. Không liệt kê, cũng chẳng phải lối đảo ngữ thường thấy trong thơ văn, nhưng hai câu thơ cũng đủ sức lay động hồn thơ, hồn người:

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Nhà thơ nhân hóa giếng nước gốc đa cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với những người lính. Nhưng không kể những vật vô tri, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ để nói lên nỗi nhớ của những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chồng và những đôi trai gái yêu nhau... Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán đầm mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày

Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phái chăng sự khó khăn vất vả thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người lính còn thiếu thốn quân trang, quân dụng, phải đối mặt với sốt rét rừng, cái lạnh giá của màn đêm... Chỉ đôi mảnh quần vá, cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng, nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa... Tình cảm ấy lan tỏa trong lòng của tất cá những người lính. Tình đồng chí:

Là hớp nước uống chung, nắm cơm bẻ nửa,
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa,
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà,
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết

(Nhớ - Hồng Nguyên)

Một nụ cười lạc quan, một niềm tin tất thắng, một tình cảm chân thành đã được Chính Hữu cô lại chỉ với nụ cười - biểu tượng của người lính khi chiến đấu, trong hòa bình cũng như khi xây dựng Tố quốc, một nụ cười ngạo nghễ yêu thương, một nụ cười lạc quan chiến thắng...

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Đó cũng chính là vẻ đẹp ngời sáng trong gian khổ của người lính. Vượt lên trên tất cả, tình đồng đội, đồng chí như được sưởi ấm bằng những trái tim người lính đầy nhiệt huyết, vẫn đứng canh giữ cho bầu trời Việt Nam dù đêm đầy khuya, sương đã xuống, màn đêm cũng chìm vào quên lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn. Đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu. Xem vào cái chân thực của cả bài thơ, câu thơ cuối cùng vẫn trở nên rất nên thơ:

Đầu súng trăng treo
Ánh trăng gần như gắn liền với người lính:
Chiến tranh ở rừng Trăng thành tri kỉ

(Ánh trăng - Nguyễn Duy)

Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hòa giữa không gian, thời gian, ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất Cách mạng, chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. Nụ cười chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ sát cạnh vai nhau kề vai sát cánh cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập.

Quả thật, một bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cùng một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.

Bài thơ Đồng chí với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư