LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Muối ba năm muối đang còn mặn/Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa. Câu 1: Bài ca dao trên viết theo thể thơ gì? Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt của bài ca dao. Câu 3: Tại sao tác giả dân gian lại dùng biểu tượng muối gừng. Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh chị về tình nghĩa vợ chồng trong xã hội ngày nay.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.081
0
1
Anh Đỗ
03/11/2019 20:42:13
"Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mớ
Bài ca nói về tình nghĩa lứa đôi mặn nồng, tình nghĩa vợ chồng gắn bó thủy chung. Ca dao thường mở đầu theo thể hứng: bắt đầu từ một sự vật, sự việc nào đó rồi mới nói đến ý chính. Nhiều khi sự vật mở đầu và ý chính không có liên quan gì với nhau:
Con chim đỏ đỏ
Cái mỏ nó xanh
Nó kêu người ở trong làng,
Đừng ham lãnh lụa, phụ phùng vải bô.
Nhưng cũng có khi sự vật mở đầu và ý chính có liên quan với nhau. Bài ca này thuộc trường hợp sau: mở đầu bằng muối - gừng để nói đến tình nghĩa của con người. Muối - gừng đã đi vào ca dao khá nhiều:
Tay bưng đĩa muối chấm gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
Muối và gừng, đó là những sự vật vô cùng quen thuộc trong đời sống dân dã, bình dị và nghèo khó. Người bình dân dùng hình ảnh muối và gừng để nói đến tình nghĩa một cách kín đáo mà chân thực, sâu sắc. Muôi để càng lâu năm càng mặn, gừng để càng già càng cay. Người bình dân mong muốn tình nghĩa cũng đậm đà, lâu bền như vị mặn của muối, vị cay của gừng. Hai câu đầu nói gián tiếp, hai câu sau dùng cách nói trực tiếp:
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa củng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Hai tiếng “đôi ta" thật gần gũi, thân thiết. Cụm từ “nghĩa nặng tình dày” nói về nghĩa tình sâu nặng một cách thấm thía. Với người bình dân, tình bao giờ cũng đi với nghĩa. Nghĩa là trách nhiệm, là nghĩa vụ. Tình càng dày thì nghĩa càng nặng. Người bình dân xem nghĩa trọng hơn tinh. Thậm chí có khi không bao giờ phai nhạt. Gừng chín tháng, muối ba năm, nhưng tình nghĩa của con người là trọn đời trọn kiếp. “Ba vạn sáu nghìn ngày” là một trăm năm, là cả đời người. Nghĩa tình gắn bó với nhau suốt đời suốt kiếp như thế mới thật là sâu đậm. Nói xa nhau mà đến một trăm năm sau mới chịu xa tức là không bao giờ xa nhau, không bao giờ quên nhau.
Bài ca thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lao động: gắn bó, thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, trong tình yêu đôi lứa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
光藤本
03/11/2019 20:43:00
Nghĩa tình vợ chồng thủy chung sắt son, keo sơn gắn bó từ lâu đã trở thành một đề tài phổ biến trong nền văn học nước nhà. Từ xa xưa tình cảm này cũng đã được ông cha ta nhắc đến trong những bài ca dao thiết tha. Tiêu biểu trong số đó là bài “ Muối ba năm” :
  • “ Muối ba năm muối đang còn mặn
  • Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
  • Đôi ta nghĩa nặng tình dày
  • Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”
Mở đầu bài ca dao đã sử dụng những hình ảnh chân thực, mộc mạc, gần gũi với người nông dân Việt Nam ấy là hình ảnh “muối” và “gừng”. Đây là hai gia vị thường dùng và rất dễ thấy trong những bữa cơ bình dân, đặc biệt chúng còn được biết đến là những vị thuốc hữu dụng để chữa bệnh trong lúc ốm đau. Tác giả dân gian đã khéo léo đưa những hình ảnh đơn sơ mà tinh tế vào để tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng đậm đà mà sâu nặng. Có thể nói trong hai câu đầu bài ca dao đã nhấn mạnh bản chất khó thay đổi bởi thời gian của “muối” và “ gừng”. Những cụm từ chỉ thời gian như “ba năm”, “ chín tháng” không đơn thuần chỉ là những con số cụ thể mà còn có hàm ý chỉ khoảng thời gian dài lâu. Muối chính là sự kết tinh của nước biển đọng lại, màu trắng, hạt nhỏ và có vị mặn. Cái dư vị mặn mòi của muối đã được người xưa nhấn mạnh trong cụm từ “ muối ba năm”, trải qua biết bao nhiêu năm tháng hạt muối vẫn luôn mặn mà cũng giống như tình nghĩa vợ chồng dù thời gian càng trôi qua vẫn luôn đậm đà, gắn bó, không hề đổi thay. Gừng là loại cây thường được trồng trong vườn, ngoài đồng với vị cay nồng và thơm. Độ cay của gừng trải qua chín tháng được ngầm so sánh với mức độ thắm thiết của tình cảm vợ chồng, dù trong gian nan, vất vả của cuộc đời thì tình cảm ấy càng thêm sâu nặng, keo sơn. Việc khéo léo sử dụng cặp câu thơ bảy chứ đối xứng, nhịp thơ cân đối nhịp nhàng kết hợp với điệp từ “ muối” và “gừng” lặp đi lặp lại hai lần ở mỗi câu có tác dụng khắc sâu ý niệm về sự bền lâu.Muốn mặn và gừng cay chính là những hình ảnh tượng trưng ý nghĩa nhất cho tình cảm vợ chồng tuy trải qua biết bao khổ cực, sóng gió vẫn luôn keo sơn, khăng khít với nhau. Hai hình ảnh này cũng đã đi vào rất nhiều bài ca dao khi nói đến tình nghĩa của con người :
  • “ Tay bưng đĩa muối chấm gừng
  • Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
Câu thứ ba của bài ca dao là một câu thơ sáu chữ với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng đan xen giữa các cụm từ như “ đôi ta”, “nghĩa nặng tình dày” thể hiện sự khăng khít, gắn bó, hòa hợp tuy hai mà như một của đôi vợ chồng. Đặc biệt cụm từ “ nghĩa nặng tình dày” giống như một lời khẳng định rằng tình cảm vợ chồng vững bền như một hòn đá tảng, không gì có thể thay đổi, di chuyển được. “Nghĩa” là nghĩa vụ, trách nhiệm, “tình” là tình cảm, nghĩa càng dày thì tình càng nặng, không bao giờ nhạt phai.
Câu kết của bài ca dao đột ngột kéo dài ra thành mười ba chữ, nhân vật trữ tình đã đặt ra một giả thiết hay cũng là tâm trạng băn khoăn lo lắng “ nếu xa nhau”. Chúng ta đều biết rằng trong cuộc sống đặc biệt là cuộc sống vợ chồng dẫu có hạnh phúc đến đâu song cũng luôn có những yếu tố tác động đến, vì vậy dù có sống trong bình yên người ta vẫn sẽ phải nghĩ đến những gian lao, thử thách đang ở trước mắt, tác giả dân gian ở đây cũng như vậy. Dù lo lắng nhưng ngay sau đó nhân vật trữ tình đã tự trả lời cho giả thiết của chính mình “ ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. “ Ba vạn sáu nghìn ngày” là con số ước tính là một trăm năm,tức là cả một đời người cũng có nghĩa là tình nghĩa vợ chồng sẽ gắn bó với nhau suốt đời suốt kiếp, nếu có lìa xa thì đến chết mới xa nhau. Câu tự trả lời giống như một lời khẳng định, lời khắc cốt ghi tâm thề nguyện rằng tình cảm vợ chồng sẽ bền chặt đến khi đầu bạc răng long.
Bài ca dao với những hình ảnh giản dị, mộc mạc và gần gũi kết hợp với nhịp điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển đã để lại ấn tượng sâu sắc cho chúng ta về tình cảm vợ chồng đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động : gắn bó, thủy chung trong nghĩa tình vợ chồng và trong tình yêu đôi lứa

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư