I. Tính kim loại, tính phi kim: - Kim loại là những nguyên tố dễ mất electron để trở thành ion dương
- Phi kim là những nguyên tố dễ nhận electron để trở thành ion âm.
- Kim loại càng mạnh khi khả năng mất electron càng lớn.
- Phi kim càng mạnh khi khả năng nhận electron càng lớn.
1. Sự biến đổi tính chất trong một chu kì:
- Trong chu kì tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì điện tích hạt nhân tăng dần, số lớp electron không đổi, lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng tăng, làm cho bán kính nguyên tử giảm khả năng mất electron giảm, khả năng nhận electron tăng.
2. Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A:
- Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân trong nhóm A, số lớp electron tăng dần, làm cho bán kính nguyên tử tăng, lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng giảm, khả năng mất electron tăng, khả năng nhận electron giảm.
- Trong nhóm A theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đông thời tính phi kim giảm dần.
II. Sự biến đổi tính Axit - Bazơ - Tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương đối giảm dần đồng thời tính axit của nó mạnh dần.
Na2O + H2O → 2NaOH
Cl2O7 + H2O → 2HClO4
- Trong một chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: Tính bazơ của oxit và hidroxit giảm, tính axit của oxit và hidroxit tăng.
- Trong một nhóm A theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân: Tính bazơ của oxit và hidroxit tăng, tính axit của oxit và hidroxit giảm.