LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Các nguyên tử halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là

Câu 1: Các nguyên tử halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là :

A. ns2.                          B. ns2np3.                     C. ns2np4.                     D. ns2np5.

Câu 2: Nguyên tố Cl ở ô thứ 17 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của ion Cl- là :

            A. 1s22s22p63s23p4.      B. 1s22s22p63s23p2.      C. 1s22s22p63s23p6.      D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 3: Anion X- có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là :

            A. Chu kì 2, nhóm IVA.                                   B. Chu kì 3, nhóm IVA.          

C. Chu kì 3, nhóm VIIA.                                  D. Chu kì 3, nhóm IIA.

Câu 4: Trong tự nhiên, các halogen

            A. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.               B. chỉ tồn tại ở dạng muối halogenua.

            C. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.               D. tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.

Câu 5: Cho 4 đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ;  I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là :

            A. F2.                           B. Cl2.                          C. Br2.                         D. I2.

Câu 6: Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là :

A. flo.                           B. clo.                          C. brom.                      D. iot.

Câu 7: Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron ?

            A. Nhận thêm 1 electron.                                  B. Nhận thêm 2 electron.

C. Nhường đi 1 electron.                                  D. Nhường đi 7 electron.

Câu 8: Trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá –1 còn clo, brom, iot có cả số oxi hóa +1 ; +3 ; +5 ; +7 là do

            A. flo có tính oxi hoá mạnh nhất.                       B. flo có bán kính nguyên tử nhỏ.

            C. nguyên tử flo có cấu tạo đặc biệt.                 D. nguyên tử flo không có phân lớp d.

Câu 9: HF có nhiệt độ sôi cao bất thường so với HCl, HBr, HI là do

            A. flo có tính oxi hoá mạnh nhất.                       B. flo chỉ có số oxi hoá âm trong hợp chất.

            C. HF có liên kết hiđro.                                    D. liên kết H – F phân cực mạnh nhất.

Câu 10: Chọn câu đúng :

A. Các ion F-, Cl-, Br-, I- đều tạo kết tủa với Ag+.

B. Các ion Cl-, Br-, I- đều cho kết tủa màu trắng với Ag+.

C. Có thể nhận biết ion F-, Cl-, Br­-, I- chỉ bằng dung dịch AgNO3.

D. Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl- mới tạo kết tủa với Ag+.

Câu 11: Câu nào sau đây không chính xác ?

A. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.

      B. Khả năng oxi hoá của các halogen giảm từ flo đến iot.

      C. Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá:  –1, +1, +3, +5, +7.

           D. Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học.

Câu 12: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác :            

A. Tất cả muối AgX (X là halogen) đều không tan trong nước.

B. Tất cả các hiđro halogenua đều tồn tại ở thể khí, ở điều kiện thường.

C. Tất cả các hiđro halogenua khi tan vào nước đều cho dung dịch axit.

D. Các halogen (từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại.         

Câu 13: Dãy nào được xếp đúng thứ tự tính axit và tính khử giảm dần ?

A. HCl, HBr, HI, HF.                                       B. HI, HBr, HCl, HF.  

C. HCl, HI, HBr, HF.                                       D. HF, HCl, HBr, HI.

Câu 14: Số oxi hoá của clo trong các chất: NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt là :      

           A. –1, +1, +3, 0, +7.                                        B. –1, +1, +5, 0, +7.       

C. –1, +3, +5, 0, +7.                                        D. +1, –1, +5, 0, +3.

Câu 15: Ở điều kiện thường, clo là chất khí, màu vàng lục, có mùi xốc và nặng hơn không khí ?

            A. 1,25 lần.                  B. 2,45 lần.                  C. 1,26 lần.                  D. 2,25 lần.

Câu 16: Trong các halogen, clo là nguyên tố

A. Có độ âm điện lớn nhất.

B. Có tính phi kim mạnh nhất.

C. Tồn tại trong vỏ Trái Đất (dưới dạng các hợp chất) với trữ lượng lớn nhất.

D. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất.

Câu 17: Hỗn hợp khí có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào là :

            A. H2 và O2.                 B. N2 và O2.                C. Cl2 và O2.                D. SO2 và O2.

Câu 18: Clo không phản ứng với chất nào sau đây ?

            A. NaOH.                    B. NaCl.                      C. Ca(OH)2.                D. NaBr.

Câu 19: Clo tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây ?

           A. H2, Cu, H2O, I2.                                         B. H2, Na, O2, Cu.

           C. H2, H2O, NaBr, Na.                                    D. H2O, Fe, N2, Al.

Câu 20: Sục Cl2 vào nước, thu được nước clo màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất là :

A. Cl2, H2O.                                                     B. HCl, HClO.            

C. HCl, HClO, H2O.                                        D. Cl2, HCl, HClO, H2O. 

Câu 21: Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây ?

     A. KCl, KClO3, Cl2.                                       B. KCl, KClO3, KOH, H2O.

C. KCl, KClO, KOH, H2O.                            D. KCl, KClO3.

Câu 22: Hoà tan khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng, nguội, dư. Dung dịch thu được có các chất thuộc dãy nào dưới đây ?

     A. KCl, KClO3, Cl2.                                       B. KCl, KClO3, KOH, H2O.

C. KCl, KClO, KOH, H2O.                            D. KCl, KClO3.

Câu 23: Cho sơ đồ:

            Cl2    +    KOH         A     +     B      +    H2O   

            Cl2     +    KOH       A     +     C     +     H2O

Công thức hoá học của A, B, C, lần lược là :

            A. KCl, KClO, KClO4.                                    B. KClO3, KCl, KClO.           

            C. KCl, KClO, KClO3.                                    D. KClO3, KClO4, KCl.         

Câu 24: Dẫn 2 luồng khí clo đi qua 2 dung dịch KOH : Dung dịch thứ nhất loãng và nguội, dung dịch thứ 2 đậm đặc và đun nóng ở 100oC. Nếu lượng muối KCl sinh ra trong 2 dung dịch bằng nhau thì tỉ lệ thể tích khí clo đi qua dung dịch thứ nhất và dung dịch thứ 2 tương ứng là :

A. 1 : 3.                        B. 2 : 4.                        C. 4 : 4.                        D. 5 : 3.

Câu 25: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hoá mạnh hơn Br2 ?

            A. Br2 + 2NaCl  2NaBr + Cl2         

B. Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O

            C. Br2 + 2NaOH  NaBr + NaBrO + H2O  

D. Cl2 + 2NaBr  2NaCl + Br2

Câu 26: Khi cho khí Cl2 tác dụng với khí NH3 có chiếu sáng thì

            A. thấy có khói trắng xuất hiện.             B. thấy có kết tủa xuất hiện.

            C. thấy có khí thoát ra.                         D. không thấy có hiện tượng gì.

Câu 27: Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 N2 + 6HCl. Trong đó Cl2 đóng vai trò là :

            A. Chất khử.                                                    B. Vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.

            C. Chất oxi hoá.                                               D. Không phải là chất khử hoặc chất oxi hoá.

Câu 28: Trong PTN, Cl2 thường được điều chế theo phản ứng :

HCl đặc  +  KMnO4  KCl  +  MnCl2   + Cl2   + H2O

Hệ số cân bằng của HCl là :

A. 4.                            B. 8.                            C. 10.                          D. 16.

Câu 29: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm ?

            A. 2NaCl  2Na + Cl2

B. 2NaCl + 2H2O H2 + 2NaOH + Cl2

C. MnO2 + 4HCl đặc  MnCl2 + Cl2 + 2H2O

D. F2 + 2NaCl ® 2NaF + Cl2

Câu 30: Khí Cl2 điều chế bằng cách cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc thường bị lẫn tạp chất là khí HCl. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại tạp chất là tốt nhất ?

            A. Dung dịch NaOH.                                        B. Dung dịch AgNO3.         

C. Dung dịch NaCl.                                          D. Dung dịch KMnO4. 

Câu 31: Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế clo bằng cách

            A. điện phân nóng chảy NaCl.              B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

            C. phân huỷ khí HCl.                                        D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2 ; KMnO4…

Câu 32: Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây ?

            A. NaCl.                      B. KClO3.                    C. HCl.                        D. KMnO4.

Câu 33: Trong công nghiệp người ta thường điều chế clo bằng cách :

            A. Điện phân nóng chảy NaCl.              B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

            C. Cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch  NaCl.      D. Cho HCl đặc tác dụng với MnO2 ; đun nóng.

Câu 34: Điện phân dung dịch muối ăn, không có màng ngăn, sản phẩm tạo thành là :

            A. NaOH, H2, Cl2.          B. NaOH, H2.              C. Na, Cl2.                         D. NaCl, NaClO, H2O.

Câu 35: Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2 ?

      A. Sát trùng nước sinh hoạt.                             

B. Sản xuất kali clorat, nước Gia-ven, clorua vôi.                                                    

       C. Sản xuất thuốc trừ sâu 666.                         

D. Tẩy trắng sợi, giấy, vải.

Câu 36: Khi mở lọ đựng dung dịch HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra là do :

A. HCl phân huỷ tạo thành H2 và Cl2.

B. HCl dễ bay hơi tạo thành.

C. HCl bay hơi và hút hơi nước có trong không khí ẩm tạo thành các hạt nhỏ dung dịch HCl.

D. HCl đã tan trong nước đến mức bão hoà.

Câu 37: Khí HCl khô khi gặp quỳ tím thì làm quỳ tím

            A. chuyển sang màu đỏ.                                    B. chuyển sang màu xanh.

            C. không chuyển màu.                          D. chuyển sang không màu.

Câu 38: Cho các chất sau : KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với các chất :

A. (1), (2), (4), (5).                                          B. (3), (4), (5), (6).     

C. (1), (2), (3), (4).                                          D. (1), (2), (3), (5).

Câu 39: Cho các chất sau : CuO (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), PbS (6), MgCO3 (7),

AgNO3 (8), MnO2 (9), FeS (10). Axit HCl không tác dụng được với các chất :

        A. (1), (2).                   B. (3), (4).                   C. (5), (6).                    D. (3), (6).

Câu 40: Các chất trong nhóm nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl ?

            A. Quỳ tím, SiO2, Fe(OH)3, Zn, Na2CO3.         B. Quỳ tím, CuO, Cu(OH)2, Zn, Na2CO3.

            C. Quỳ tím, CaO, NaOH, Ag, CaCO3.            D. Quỳ tím, FeO, NH3, Cu, CaCO3

0 trả lời
Hỏi chi tiết
1.701

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Hóa học Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư