Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vận chuyển vật chất qua màng tế bào: Kể tên các chất vào và ra khỏi tế bào? Giải thích về tính phân cực và không phân cực của các chất? Cho ví dụ 2) Phân biệt môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương? 3) Cấu trúc màng tế bào? Đặc điểm về tính hòa tan các chất ở mỗi phần cấu trúc của màng tế bào?

Câu 1. Kể tên các chất vào và ra khỏi tế bào? Giải thích về tính phân cực và không phân cực của các chất? Cho ví dụ
Câu 2. Phân biệt môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương?
Câu 3. Cấu trúc màng tế bào? Đặc điểm về tính hòa tan các chất ở mỗi phần cấu trúc của màng tế bào?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.273
1
1
trần lan
13/12/2016 07:21:57
1. Giải thích về tính phân cực và không phân cực của các chất
Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi êlectron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía ôxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực.
– Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và sức căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động giống như tấm bạt lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước.
– Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

2. Phân biệt môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương
- Môi trường ưu trương: là môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ chất tan đó bên trong tế bào.
- Môi trường đẳng trương: là môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ các chất tan bằng nồng độ chất tan đó trong tế bào.
- Môi trương nhược trương: là môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ các chất tan thấp hơn nồng độ chất tan đó trong tế bào.

3. Cấu trúc màng tế bào? Đặc điểm về tính hòa tan các chất ở mỗi phần cấu trúc của màng tế bào?
Cấu trúc màng tế bào
Mọi tế bào đều được bao bọc bởi màng tế bào. Về bản chất nó là một màng sinh chất giống như những màng khác bên trong tế bào.

Hình hiển vi điện tử cho thấy màng tế bào là một màng mỏng, khoảng 100A0 gồm hai lớp sẫm song song kẹp giữa là một lớp nhạt. Mỗi lớp dày khoảng từ 25 đến 30 A0. Lớp nhạt là lớp phân tử kép lipit còn hai lớp sẫm là do đầu của các phân tử prôtêin lồi ra khỏi lớp phân tử kép lipit tạo nên.
Lớp phân tử kép lipit
Gọi là lớp phân tử kép lipit vì lớp này gồm hai lớp phân tử lipit áp sát nhau, làm nên cấu trúc hình vỏ cầu bao bọc quanh tế bào mà vì vậy mà màng phân tử kép lipit được gọi là phần màng cơ bản của màng sinh chất.

Màng lipit có thành phần cấu trúc và đặc tính cơ bản như sau :
Về thành phần hóa học, lipit màng được chia làm hai loại :
+ Photpholipit
+ Chotesterol

Tính chất chung của hai loại là mỗi phân tử đều có một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước. Đầu ưa nước quay ra ngoài tế bào hoặc và trong tế bào để tiếp xúc với nước của môi trường hoặc của bào tương, còn đầu kỵ nước thì quay vào giữa, nơi tiếp giáp của hai phân tử lipit. Tính chất dấu đầu kỵ nước này đã làm chomàng luôn luôn có xu hướng kết dính các phân tử lipit với nhau để cho đầu kỵ nước ấy khỏi tiếp xúc với nước, và lớp phân tử kép lipit còn khép kín lại tạo thành một cái túi kín để cho tất cả các đầu kỵ nước được dấu kín khỏi nước. Nhờ tính chầt này mà màng lipit có khả năng tự động khép kín, tái hợp nhanh mỗi khi bị mở ra, xé ra hay tiếp thu một bộ phận màng lipit mới vào màng.
+ Các photpholipit
Các photpholipit nói chung rất ít tan trong nước. Thành phần lipit của đa số màng hầu như bao giờ cũng là một photpholipit, liên kết với một hàm lượng nhỏ các lipit trung tính và glycolipit.

​Có rất nhiều loại photpholipit chúng chiếm khoảng 55% trong thành phần lipit của màng tế bào. Bốn loại chính theo thứ tự từ nhiều đến ít là: photphatidylcholin, sphingomyelin, photphatidyl ethanolamin, photphatidyl serin. Ngoài ra còn có photphatidylinositol với tỉ lệ thành phần ít hơn.

Các loại phân tử này xếp xen kẽ với nhau, từng phân tử có thể quay xung quanh chính trục của mình và đổi chỗ cho các phân tử bên cạnh hoặc cùng một lớp phân tử theo chiều ngang. Sự đổi chỗ này là thường xuyên, chúng còn có thể đổi chỗ cho nhau tại hai lớp phân tử đối diện nhau nhưng rất hiếm xảy ra so với đổi chỗ theo chiều ngang. Khi đổi chỗ sang lớp màng đối diện photpholipit phải cho phần đầu ưa nước vượt qua lớp tiếp giáp kỵ nước giữa hai lá màng cho nên cần có sự can thiệp của một hoặc một số prôtêin màng.
Chính sự vận động đổi chỗ này đã làm nên tính lỏng linh động của màng tế bào.Ngoài chức năng là thành phần chính tạo nên lớp màng cơ bản của tế bào, là thành phần chính phụ trách sự vận chuyển thụ động vật chất qua màng, các photpholipit được coi như là cơ sở để dung nạp các phân tử protein màng, các nhánh gluxit trên bề mặt màng làm cho màng có thêm nhiều chức năng có tính đặc hiệu.

+ Cholesterol:
Màng sinh chất của Eukaryota bao giờ cũng có thêm một lipit steroit trung tính; Cholesterol. Màng Prokaryota không có cholesterol. Cholesterol là một loại phân tử lipit nằm xen kẽ các photpholipit và rải rác trong hai lớp lipit của màng. Cholesterol chiếm từ 25 đến 30% thành phần lipit màng tế bào và màng tế bào là loại màng sinh chất có tỉ lệ Cholesterol cao nhất, màng tế bào gan tỉ lệ Cholesterol còn caohơn : 40% trên lipit toàn phần. Thành phần còn lại của lipit màng là glycolipit (khoảng 18%) và acid béo kỵ nước (khoảng 2%).

- Các phân tử prôtêin màng tế bào:
Màng lipit đảm nhiệm phần cấu trúc cơ bản còn các chức năng đặc hiệu của màng thì phần lớn do các phân tử prôtêin màng đảm nhiệm. Cho đến nay người ta đã phát hiện trên 50 loại prôtêin màng (cùng có trên một màng plasma duy nhất). Tỉ lệ P/L (prôtêin/lipit) là xấp xỉ 1 ở màng tế bào. Một số tế bào đặc biệt thì tỉ lệ này còn cao hơn : P/L màng tế bào gan =1,4, của màng tế bào ruột P/L=4,6.

+ Prôtêin xuyên màng :
Gọi là xuyên màng vì phân tử prôtêin có một phần nằm xuyên suốt màng lipit và hai phần đầu của phân tử thì thò ra hai phía bề mặt của màng.
Phần xuyên suốt màng, tức phần đầu trong màng lipit là phần kỵ nước, vẫn là hình sợi nhưng có thể chỉ xuyên qua màng một lần, nhưng cũng có loại lộn vào lộn ra để xuyên qua màng nhiều lần, có khi tới 6, 7 lần. Các phần thò ra hai phía bề mặt màng đều ưa nước và nhiều loại phân tửprôtêin màng có đầu thò về phía bào tương là nhóm cacboxyl COO- mang điện âm khiến chúng đẩy nhau và cũng vì vậy mà các phân tử prôtêin xuyên màng tuy có di động nhưng vẫn phân bố đồng đều trong toàn bộ màng tế bào (tính chất này thay đổi khi độ pH thay đổi).

Prôtêin xuyên màng cũng có khả năng di động kiểu tịnh tiến trong màng lipit. Prôtêin xuyên màng chiếm 70% prôtêin màng tế bào.

Về ví dụ prôtêin xuyên màng có thể kể:

- Glycophorin: một loại prôtêin xuyên màng có phần kỵ nước xuyên màng ngắn.

Chuỗi polypeptit thò ra ngoài màng có mang những nhánh oligosaccarit và cả những nhánh polysaccarit, giàu acid sialic. Glycophorin chiếm phần lớn các prôtêin xuyên màng và là thành phần chính mang các nhánh oligosaccarit. Các oligosaccarit này tạo thành phần lớn các cacbonhydrat của bề mặt tế bào.

Chuỗi polypeptit có đuôi cacboxyl ưa nước quay và trong bào tương, có thể tham gia vào việc liên kết với các prôtêin khác bên trong màng. Các glycophorin có thể mang các tên phân tử khác nhau. Chức năng của chúng cũng đa dạng như chức năng của lớp áo tế bào.(sẽ nói rõ hơn ở phần sau)
- Prôtêin band3 xuyên màng: loại này được nghiên cứu đầu tiên ở màng hồng cầu. Đó là một phân tử prôtêin dài, phần kỵ nước xuyên trong màng rất dài, lộn vào lộn ra tới 6 lần.

Phần thò ra trên bề mặt ngoài màng tế bào cũng liên kết với các oligosaccarit. Phần xuyên màng phụ trách vận chuyển một số anion qua màng. Phần thò vào bào tương gồm hai vùng:vùng gắn với Ankyrin, một trong các loại prôtêin thành viên của hệ lưới prôtêin lát trong màng, và vùng gắn với các enzym phân ly glucoza và gắn với hemoglobin. Với vai trò vận chuyển anion Band3 như là một phân tử độc lập. Khi gắn với Ankyrin để níu hệ lưới prôtêin vào màng lipit thì Band3 như là có đôi.

Về prôtêin xuyên màng ngày càng có thêm các ví dụ mà hay gặp là prôtêin enzym vận tải. Tên của chúng phụ thuộc vào vật chất mà chúng vận tải qua màng.

- Prôtêin màng ngoại vi
Loại này chiếm khoản 30% thành phầìn prôtêin màng gặp ở mặt ngoài hoặc mặt trong tế bào. Chúng liên kết với đầu thò ra hai bên màng của các prôtêin xuyên màng. Kiểu liên kết này được gọi là hấp phụ, không phải là liên kết cộng hóa trị mà bằng lực tĩnh điện hay bằng các liên kết kỵ nước.

Lấy ví dụ ở hồng cầu: Fibronectin làprôtêin ngoại vi, ở phía ngoài màng còn actin,spectrin, ankyrin, Band4.1 thì ở phía trong màng.

Tất cả 4 prôtêin ngoại vi này làm thành một mạnglưới prôtêin lát bên trong màng hồng cầu bảo đảm tính bền và hình lõm hai mặt cho màng hồng cầu.

Spectrin là những phân tử sợi hình xoắn và làphần sợi của lưới. Lưới gồm các mắt lưới, mỗimắt lưới là một hình 6 cạnh. Cạnh là spectrin.

Đỉnh góc có hai loại xen kẽ nhau : loại thứ nhấtgồm actin và Band 4.1, loại thứ hai gồm hai phântử ankyrin. Mỗi phân tử ankyrin liên kết vớivùng gắn với ankyrin của phân tử prôtêin xuyênmàng Band3 (Band3 liên kết trực tiếp với ankyrinmàng Band3 (Band3 liên kết trực tiếp với ankyrin chỉ chiếm khoảng 20% tổng số Band3 và như vậy lưới prôtêin làm bằng prôtêin ngoaüi vi và níu vào màng bằng prôtêin xuyên màng.

Nhiều prôtêin màng ngoại vi khác cũng đã được phát hiện ở phía ngoài màng, chúng tham gia cùng các oligosaccarit có mặt trong lớp áo tế bào hoặc dưới lớp áo tế bào, đõng các vai trò khác nhau.

Như trên đã dẫn, Fibroneotin là một prôtêin màng ngoại vi bám ở mặt ngoài màng tế bào. Prôtêin này gặp ở hầu hết các động vật từ san hô cho đến người, ở các tế bào sợi. tế bào cơ trơn, tế bào nội mô...

Nhờ Fibronectin mà tế bào bám dính dễ dàng với cơ chất của nó.Điều đáng chú ý là: tế bào ung thư có tiết ra prôtêin này nhưng không giữ được nó trên bề mặt của màng tế bào: sự mất khả năng bám dính tạo điều kiện cho tế bào ung thư di cư.

- Cacbonhydrat màng tế bào
Cacbonhydrat có mặt ở màng tế bào dưới dạng các oligosaccarit. Các oligosaccarit gắn vào hầu hết các đầu ưa nước của các prôtêin màng thò ra bên ngoài màng tế bào. Đầu ưa nước của khoảng 1/10 các phân tử lipit màng (lớp phân tử ngoài) cũng liên kết với các oligosaccarit. Sự liên kết với các oligosaccarit được gọi là sự glycoxyl hóa biến prôtêin thành glycoptotein, lipit thành glycolipit.

Các chuỗi cacbonhydrat thường rất quan trọng đối với sự gấp prôtêin để tạo thành cấu trúc bậc ba và do đó chúng làm cho prôtêin được bền và có vị trí chính xác trong tế bào.Nói chung, chúng không có vai trò trong chức năng xúc tác của prôtêin. Khi liên kết với mặt ngoài màng tế bào tại phần acid sialic của prôtêin, phần acid này tích điện làm cho bề mặt glycoprôtêin của tế bào mang điện âm. Các phần tử glycoprôtêin đều mang điện âm nên đẩy nhau làm cho chúng không bị hòa nhập với nhau.

Glycolipit cũng vậy, có phần cacbonhydrat quay ra phía ngoài tế bào cũng liên kết với một acid gọi là gangliosit cũng mang điện âm và góp phần cùng với các glycoprôtêin làm cho hầu hết các mặt ngoài của hầu hết tế bào mang điện tích âm.
Cả 3 thành phần: lipit màng, prôtêin xuyên màng và prôtêin ngoại vi cùng với cacbonhydrat glycosyl hóa tạo nên một lớp bao phủ tế bào gọi là áo tế bào (cell coat).

Tính chất chung là như vậy nhưng từng vùng, từng điểm một, thành phần và cấu trúc rất khác nhau tạo nên các trung tâm các ổ khác nhau phụ trách các chức năng khác nhau như nhận diện, đề kháng, truyền tin, vận tải ... Điều chú ý là prôtêin bào tương không có glycosyl hóa. Ở vi khuẩn Eubacteria hầu như không có glycosyl hóa.
Sự hình thành màng tế bào : màng chỉ được sinh ra từ màng.

Màng tế bào được nhân lên mạnh nhất là trước lúc phân bào khi bào tương nhân đôi thì màng tế bào nhân đôi đủ cho hai tế bào con. Bào quan trực tiếp tổng hợp nên màng mới là lưới nội sinh chất có hạt. Màng lipit do màng lưới nội sinh chất không hạt tổng hợp, prôtêin màng do các ribosom bám trên lưới nội sinh chất có hạt tổng hợp. Nguồn gluxit lấy từ bào tương và một phần không nhỏ do các túi gôngi cung câp thông qua các túi tiết và các túi thải chất cặn bã.
Thường xuyên màng tế bào bị thu nhỏ lại vì phải lõm vào để tạo nên các túi tiết và túi thải. Để bù lại thường xuyên tế bào có các túi tiết và túi thải cặn bã, khi đã đưa hết nội dung ra ngoài rồi thì phần vỏ túi ở lại và hòa nhập vào màng tế bào. Sự hòa nhập này khá dễ dàng vì nói chung cấu tạo màng của các túi và của màng tương đối giống nhau.

Ở vi khuẩn có hiện tượng màng tế bào gấp nếp và lồi ra về phía bào tương, các nếp gấp này được gọi là mesosom đôi khi được làm nơi bám của nhiễm sắc thể vi khuẩn trước lúc phân bào. Ở tảo lam tại đây có các prôtêin tiếp nhận ánh sáng và tiến hành quá trình quang hợp, ở trong lạp thể của tế bào thực vật thì cơ chế gấp nếp của màng trong của lạp thể tạo ra lớp màng thứ 3 của lạp thể, màng thylakoit (xem lạp thể)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
datealive
11/05/2017 01:04:03
Câu 3. Cấu trúc màng tế bào?
Màng tế bào được cấu tạo chủ yếu bởi một lớp lipit kép và các protein. 
Các phân tử protein hoạt đông như các kênh vận chuyển và bơm được nằm khảm vào lớp lipit một cách linh động. 

- Màng tế bào được cấu tạo chủ yếu là phospholipit. Phosphatidycholin, là một loại phospholipit hầu như chỉ tìm thấy ở nửa lớp ngoài của màng, gồm có một đầu phân cực được nối với hai acid béo kị nước, nếp gấp trong đuôi bên phải được tạo ra do nối đôi như vậy đuôi chưa bảo hòa, phospholipit như vậy sẽ ít gắn chặt với nhau và nhờ thế màng sẽ linh động hơn. 
Tính linh động của màng là do các phân tử lipid có thể di chuyển qua lại, tính khảm để chỉ sự sắp xếp của các phân tử protein trên màng hay xuyên màng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×