Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn?

                                     

                                       ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 ĐỢT 2

                                          ( Từ ngày 22/3 /2020 đến ngày 30/3/2020 )

 

Câu 1: Đọc đoạn văn ( từ đầu đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi - trích văn bản Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài ) và trả lời câu hỏi:

    a. Chỉ ra các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn ?

b. Nhận xét về trình tự và cách miêu tả của tác giả trong đoạn văn trên ?

Câu 2: Em có nhận xét gì về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ( thể hiện qua giọng điệu,lời nói, thái độ …)

Câu 3: Để người đọc hình dung rõ sự đối lập của Dế Mèn và Dế Choắt, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Chỉ ra một vài chi tiết (  về ngoại hình, lời nói , thái độ ).

Câu 4: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút  ra được là gì ? từ bài học của Dế Mèn em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cuộc sống hàng ngày ?

Câu 5: Bằng tưởng tượng của mình em hãy viết bài văn ngắn miêu tả chân dung của Dế Mèn.

Câu 6: Thế nào là phó từ ? Có mấy loại phó từ ? 

Câu 7: Tìm và chép ra vở 15 câu thành ngữ hoặc tục ngữ có sử dụng phép so sánh ?

Câu 8: Bức tranh sông nước Cà Mau được tác giả miêu tả qua mấy phần ? tìm các phần đó trên văn bản và nêu nội dung của từng phần ?

Câu 9 Viết bài văn miêu tả về một cảnh đẹp quê em.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
340
1
0
Yếnn
21/03/2020 17:14:39
Câu 1 

a) Những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn:

- Những chi tiết miêu tả ngoại hình:

Một thanh niên Dế Mèn cường tráng:

  • Càng: Mẫm bóng
  • Vuốt: cứng, nhọn hoắt
  • Cánh: dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ.
  • Đầu: tò, nổi từng tảng rấy bướng…
  • Răng: đen nhánh
  • Râu: dài, cong.

- Những chi tiết miêu tả hành động:

  • Đạp phanh phách
  • Vũ lên phành phạch
  • Nhai ngoàm ngoạm
  • Trịnh trọng vuốt râu
  • Đi đứng oai vệ…dún dẩy (khoeo), rung…(râu)
  • Cà khịa (với hàng xóm)
  • Quát nạt (cào cào)
  • Đá ghẹo (gọng vó)

b) Từ cách miêu tả hình dáng và hành động trên ta thấy, tác giả đã sử dụng nghệ thuật muôi tả với những từ ngữ đặc sắc, đầy gợi tả bằng thủ pháp nhân hóa và so sánh sinh động.

Bên cạnh đó, tác giả còn biết trình tự miêu tả. Đó là miêu tả từ khái quát đến cụ thể, miêu tả ngoại hình kết hợp với miêu tả hành động. Ngoài ra, còn biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nhân vật.


Câu 2 

Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt rất khó chịu, vừa thể hiện sự trịch thượng kẻ cả, vừa thể hiện sự ích kỉ, khinh thường.

Sự trịch thượng kẻ cả:

  • Xưng hô với Dế Choắt là chú mày và tao mặc dù cả hai cùng bằng tuổi, đó là thái độ của kẻ cả, bề trên.
  • Trong con mắt của Dế Mèn, chân dung của Dế Choắt cũng được miêu tả một cách thê thảm, xấu xí: gầy gò, dài lêu khêu, như gã nghiện thuốc phiện…Đó là cái nhìn thể hiện sự cao ngạo của Dế Mèn đối với bạn mình.

Ích kỉ khinh thường:

  • Sang chơi nhà Dế Choắt thì hết sức chê bai nhà Dế Choắt: luộm thuộm, bề bộn, tuềnh toàng…
  • Dế Choắt xin đào giúp một ngách sang nhà Dế Mèn thì Dế Mèn khinh khỉnh, ích kỉ không cho và nói những lời phỉ báng.
Câu 3
 

Tác giả có sử dụng phép so sánh trong văn bản"Bài học đường đời đầu tiên":

-Hai cái ră
ng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như 2 lưỡi liềm máy làm việc.

-Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

-Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.

-Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

-Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.

-Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
Câu 4

Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Đó là: Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.

Bài học rút ra là chúng ta:

  • Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
  • Không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
  • Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
  • Không nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình
Câu 5
 

Mở đầu đoạn trích chính là việc miêu tả hình ảnh của chú Dế Mèn- nhân vật chính trong câu chuyr\ện. Đó là một chú Dế thanh niên cướng tráng và to đẹp. Chính vì điều đó mà chú đã tự mãn với chính bản thân mình và rốt cục đã gây ra cái chết đáng thương của Dế Choắt do trêu chọc chị Cốc để rồi cuối cùng chú đã phải ôm nỗi ân hận mãi về hành động của mình. Dế Mèn sau khi được ra đời vài ngày, chú đã được mẹ cho ở riêng cùng các anh em. Tổ của chú được mẹ chuẩn bị một cách cẩn thận và chu đáo. Rời xa mẹ nhưng chú không hề cảm thấy lo lắng hay sợ hãi mà lại thấy vui thích và khoan khoái. Do chú rất thích cuộc sống độc lập và tự do. Chú cũng biết sửa sang cho hang của mình thêm rộng và đẹp, trở thành cái hang không những đẹp nhất mà còn an toàn nhất trong số những cái hang của anh em nhà Dế. Cứ vậy, cuộc sống an nhàn và thoải mái của chú diền ra theo từng ngày. Mỗi chiều, Dế Mèn cùng các anh chị cùng cùng nhau say mê ca hát, nhảy múa trong ánh mặt trời còn le lói, sau đó lại uống sương đêm, tắm trong ánh trăng và chờ bình minh tới.
Câu 6
Phó từ là những từ chuyên đi kèm với các động từ, tính từ nhằm bổ sung hoặc nhấn mạnh ý nghĩa cho những động từ, tính từ đi kèm đó.
---Phó từ có 2 loại lớn:

+ Phó từ đứng trước ĐT ,TT

+ Phó từ đứng sau ĐT, TT
Câu 7 
1. Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần 

2.Đường vô xứ Huế quanh quanh 
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

3.Thân em như củ ấu gai 
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

4.Thân em như tấm lụa đào 
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

5.Thân em như thể bèo trôi, 
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? 

6.Thân em như tấm lụa điều 
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương

7.Thân em như thể hoa lài, 
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy.
8- Chậm như rùa.
9- Trắng như tuyết
10- Đen như mực
11- Khỏe như voi
12- Nhanh như cắt.
13- Đỏ như son
14- Hôi như chồn.
15- Nhanh như sóc.
Câu 8
 

- Phần 1 (từ đầu đến “màu xanh đơn điệu”): Cảm nhận chung về sông nước Cà Mau

- Phần 2 (tiếp đó đến “khói sóng ban mai”): Cảnh kênh rạch và con sông Năm Căn

- Phần 3 (còn lại): Vẻ đẹp chợ Năm Căn
Câu 9
 

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều

Quê hương là gì hả mẹ?

Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều

Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.

Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.

Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên.
   
Mình làm rất lâu đó bạn
Mong bạn chấm điểm cho mình
Bảo yến

 


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×