Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Bài 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
    “Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ giữ vững tiếng nói  của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù. 
       Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc sao thấy mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi.”
                                                                                                    (Ngữ Văn 6- tập 2) 
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
b. Nêu bối cảnh diễn ra câu chuyện trong văn bản. Bối cảnh đó có liên quan gì đến ý nghĩa của văn bản?
c. Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi kể thứ mấy?
d. Hình tượng người thầy giáo Ha-men trong văn bản đã để lại cho em những ấn tượng gì?
e. Tìm câu văn có sử dụng phép so sánh trong đoạn trích và chỉ ra tác dụng của phép so sánh ấy.
g. Qua văn bản, em hãy viết một đoạn văn (8-10) câu nói về vai trò của tiếng nói dân tộc đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh, gạch chân và chú thích.
 

7 trả lời
Hỏi chi tiết
240
2
1
Phuong Linh
04/04/2020 14:16:22

a,VB: Buổi học cuối cùng

TG: An-phông-xơ Đô-đê
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Thị Hiền Anh
04/04/2020 14:16:55
a,

VB: Buổi học cuối cùng

TG: An-phông-xơ Đô-đê

2
1
Nguyễn Thị Hiền Anh
04/04/2020 14:24:20
b,Tôi kinh ngạc sao thấy mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế.
Văn bản cho ta thấy được tác giả là người yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc, am hiểu sâu sắc về tiếng nói mẹ .
2
0
Nguyễn Thị Hiền Anh
04/04/2020 14:25:56
c,Truyện được kể theo nhân vật chú bé Phrăng, đây là ngồi thứ nhất.
3
0
Nguyễn Thị Hiền Anh
04/04/2020 14:27:02
d,Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:

“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
2
0
Nguyễn Thị Hiền Anh
04/04/2020 14:29:04

Câu văn trong truyện có sử dụng biện pháp so sánh:

-Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào... như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.
-… dân làng ngồi lặng lẽ… và nhiều người khác nữa.
-…, chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói… chìa khóa chốn lao tù.
-Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp.
-…, chúng ta đang cặm cụi vạch… đó cũng là tiếng Pháp.

=> Những câu so sánh này khiến cho sự biểu đạt cụ thể, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt tình cảm, tư tưởng sâu sắc của tác giả.

2
0
Nguyễn Thị Hiền Anh
04/04/2020 14:30:37
g,Câu nói của thầy Ha-men thể hiện lòng yêu nước sâu sắc. Khi chúng ta vẫn giữ được tiêng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tùvà khi chúng ta yêu tiếng nói dân tộc thì đã thể hiện lòng yêu nước của mình. Điều này chứng tỏ tiếng nói dân tộc sẽ giữ và nắm được nền độc lập-tự do. Câu nói trên cũng thể hiện ý nghĩa tư tưởng của truyện, phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ. Tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh dành độc lập tự do.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo